Từ gần 400 ha cây ăn quả có múi vào năm 2015, đến nay, toàn huyện đã có trên 600 ha.
Lãnh đạo xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên thăm vườn cây ăn quả của gia đình anh Lê Minh Hiến, thôn Yên Bình.
Đến thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, chúng tôi thăm gia đình anh Lê Minh Hiến vào giữa mùa cam chín đỏ khắp vườn, bưởi treo lủng lẳng trên cây và xanh ngắt màu xanh của chanh tứ thời.
Anh Hiến là một trong những hộ đầu tiên trong thôn chuyển đổi những diện tích chè già cỗi sang trồng cây ăn quả có múi vào năm 2005. Từ những gốc cam, gốc bưởi thử nghiệm ban đầu, anh Hiến nhận thấy cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nên đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ 4 ha chè cằn cỗi sang trồng cây ăn quả có múi như cam đường canh, chanh tứ thời, bưởi diễn.
Đến nay, 4 ha cây ăn quả đang cho thu hoạch, mỗi năm trừ chi phí đã mang lại cho gia đình anh nguồn thu từ 300 - 400 triệu đồng. Anh Hiến cho biết: "Nhờ thu nhập từ cây ăn quả mà gia đình tôi đã xây được một ngôi nhà 2 tầng khang trang, nuôi hai con học đại học và mua sắm được nhiều đồ dùng sinh hoạt trong gia đình”. Được biết, sắp tới, anh Hiến tiếp tục mở rộng diện tích cây ăn quả thêm 1 ha nữa, đồng thời trồng thay thế các cây già cỗi, sâu bệnh cho năng suất thấp.
Yên Bình là một trong những thôn tiên phong chuyển đổi những diện tích đất nông, lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi ở Hưng Thịnh. Toàn thôn hiện có 60 ha cây ăn quả, chiếm 50% diện tích cây ăn quả của xã.
Thời điểm này là lúc những xe lớn, nhỏ của tư thương tấp nập vào ra đưa sản phẩm cây ăn quả ở đây đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Với giá bán như hiện nay, hộ nhiều cho thu nhập từ 100 đến 500 triệu đồng, hộ ít cũng vài chục triệu đồng. Nhờ trồng cây ăn quả mà người dân trong thôn Yên Bình xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm đồ dùng sinh hoạt đắt tiền, tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Từ thành công của việc trồng cây ăn quả có múi ở thôn Yên Bình, năm 2014, Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết phát triển trồng cây ăn quả giai đoạn 2014 - 2020 với mục tiêu cải tạo và trồng mới 100 ha cây ăn quả có múi chất lượng cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả có múi cho địa phương. Đến nay, sản lượng quả có múi trên địa bàn xã đạt trên 700 tấn, cho thu nhập từ 15 - 20 tỷ đồng.
Cây ăn quả có múi trước đây được trồng rải rác ở nhiều xã trên địa bàn huyện Trấn Yên với diện tích manh mún, đầu tư thâm canh thấp, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Từ năm 2015, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả có múi và quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả có múi tại một số xã có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp như: Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Lương Thịnh, Việt Hồng…; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích lưu thông, thu mua sản phẩm cây ăn quả có múi an toàn, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng; tìm kiếm thị trường để tạo đầu ra ổn định cho diện tích cây ăn quả có múi của huyện; tiếp tục bổ sung những giống cây ăn quả có múi mới có chất lượng cao nhằm đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường liên kết giữa các hộ sản xuất nhằm khuyến khích hình thành nhóm hội trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Việc đầu tư chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi của nhiều hộ dân trong huyện đã mang lại hiệu quả rõ nét. Từ gần 400 ha cây ăn quả có múi vào năm 2015, đến nay, toàn huyện đã có trên 600 ha, mục tiêu đến năm 2020, Trấn Yên có trên 700 ha cây ăn quả có múi sẽ sớm hoàn thành vào năm 2018”.
Đến nay, huyện cũng đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng xúc tiến, triển khai để sớm xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm cây ăn quả ở Trấn Yên; tập trung hướng dẫn nhân dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và tiếp tục nghiên cứu các giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng tốt để nhân giống phục vụ phát triển và mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi.
Cùng với vùng chè, vùng tre măng Bát độ, huyện Trấn Yên đã và đang hình thành một vùng cây ăn quả có múi hiệu quả cao ở các xã phía Tây, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.
1381 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Từ gần 400 ha cây ăn quả có múi vào năm 2015, đến nay, toàn huyện đã có trên 600 ha.Đến thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, chúng tôi thăm gia đình anh Lê Minh Hiến vào giữa mùa cam chín đỏ khắp vườn, bưởi treo lủng lẳng trên cây và xanh ngắt màu xanh của chanh tứ thời.
Anh Hiến là một trong những hộ đầu tiên trong thôn chuyển đổi những diện tích chè già cỗi sang trồng cây ăn quả có múi vào năm 2005. Từ những gốc cam, gốc bưởi thử nghiệm ban đầu, anh Hiến nhận thấy cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nên đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ 4 ha chè cằn cỗi sang trồng cây ăn quả có múi như cam đường canh, chanh tứ thời, bưởi diễn.
Đến nay, 4 ha cây ăn quả đang cho thu hoạch, mỗi năm trừ chi phí đã mang lại cho gia đình anh nguồn thu từ 300 - 400 triệu đồng. Anh Hiến cho biết: "Nhờ thu nhập từ cây ăn quả mà gia đình tôi đã xây được một ngôi nhà 2 tầng khang trang, nuôi hai con học đại học và mua sắm được nhiều đồ dùng sinh hoạt trong gia đình”. Được biết, sắp tới, anh Hiến tiếp tục mở rộng diện tích cây ăn quả thêm 1 ha nữa, đồng thời trồng thay thế các cây già cỗi, sâu bệnh cho năng suất thấp.
Yên Bình là một trong những thôn tiên phong chuyển đổi những diện tích đất nông, lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi ở Hưng Thịnh. Toàn thôn hiện có 60 ha cây ăn quả, chiếm 50% diện tích cây ăn quả của xã.
Thời điểm này là lúc những xe lớn, nhỏ của tư thương tấp nập vào ra đưa sản phẩm cây ăn quả ở đây đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Với giá bán như hiện nay, hộ nhiều cho thu nhập từ 100 đến 500 triệu đồng, hộ ít cũng vài chục triệu đồng. Nhờ trồng cây ăn quả mà người dân trong thôn Yên Bình xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm đồ dùng sinh hoạt đắt tiền, tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Từ thành công của việc trồng cây ăn quả có múi ở thôn Yên Bình, năm 2014, Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết phát triển trồng cây ăn quả giai đoạn 2014 - 2020 với mục tiêu cải tạo và trồng mới 100 ha cây ăn quả có múi chất lượng cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả có múi cho địa phương. Đến nay, sản lượng quả có múi trên địa bàn xã đạt trên 700 tấn, cho thu nhập từ 15 - 20 tỷ đồng.
Cây ăn quả có múi trước đây được trồng rải rác ở nhiều xã trên địa bàn huyện Trấn Yên với diện tích manh mún, đầu tư thâm canh thấp, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Từ năm 2015, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả có múi và quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả có múi tại một số xã có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp như: Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Lương Thịnh, Việt Hồng…; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích lưu thông, thu mua sản phẩm cây ăn quả có múi an toàn, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng; tìm kiếm thị trường để tạo đầu ra ổn định cho diện tích cây ăn quả có múi của huyện; tiếp tục bổ sung những giống cây ăn quả có múi mới có chất lượng cao nhằm đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường liên kết giữa các hộ sản xuất nhằm khuyến khích hình thành nhóm hội trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Việc đầu tư chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có múi của nhiều hộ dân trong huyện đã mang lại hiệu quả rõ nét. Từ gần 400 ha cây ăn quả có múi vào năm 2015, đến nay, toàn huyện đã có trên 600 ha, mục tiêu đến năm 2020, Trấn Yên có trên 700 ha cây ăn quả có múi sẽ sớm hoàn thành vào năm 2018”.
Đến nay, huyện cũng đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng xúc tiến, triển khai để sớm xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm cây ăn quả ở Trấn Yên; tập trung hướng dẫn nhân dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và tiếp tục nghiên cứu các giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng tốt để nhân giống phục vụ phát triển và mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi.
Cùng với vùng chè, vùng tre măng Bát độ, huyện Trấn Yên đã và đang hình thành một vùng cây ăn quả có múi hiệu quả cao ở các xã phía Tây, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.