CTTĐT – “Mình làm kinh tế không chỉ là làm giàu cho bản thân, cho gia đình mà còn cho mọi người thấy được ý chí và sức mạnh của người lính vẫn chưa khi nào bị suy yếu. Chiến thắng trên mặt trận kinh tế cũng là một niềm vinh dự của chúng tôi” đó là lời tâm sự của cựu chiến binh Phạm Hữu Chanh ở thôn 3 xã Tân Thịnh - huyện Văn Chấn.
Cựu chiến binh Phạm Hữu Chanh chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc thỏ cho đồng đội.
Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế
của cựu chiến binh Phạm Hữu Chanh ở thôn 3 xã Tân Thịnh (huyện Văn Chấn) đúng
vào lúc ông đang vui mừng chào đón 7 chú thỏ con giống NewZeland vừa chào đời.
Dạo quanh khu chăn nuôi thỏ của gia đình, ông Chanh tâm sự về những khó khăn,
trở ngại trong công cuộc làm kinh tế của mình.
Rời quân ngũ trở về địa phương vào
đầu năm 1983, khi đó, hoàn cảnh gia đình ông rất khó khăn. Khi lập gia đình,
chỉ với sức trẻ vợ chồng ông khai phá đất hoang trồng cây giống và cây lấy gỗ.
Năm 1997, ông tiếp tục khai khẩn đất hoang trồng thêm cây cam, quýt và đào ao
thả cá. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ông xây chuồng trại nuôi gà và ngan,
rồi chuyển đổi đầu tư lò ấp trứng giống gia cầm. Ngoài bán gà, ngan thương
phẩm, ông còn cung cấp con giống cho nhiều hộ chăn nuôi trong và ngoài xã. Sau
nhiều năm chăn nuôi, thu nhập của gia đình ông tăng dần qua các năm. Song kinh
tế gia đình ông chỉ thực sự ổn định và tăng nhanh kể từ khi ông đầu tư nuôi
thỏ. Từ 5 con giống ban đầu, thỏ sinh sản tốt, có thời điểm lên tới gần 1.500
con và hiện nay có gần 100 con thỏ mẹ, mỗi lứa sinh sản khoảng 400 thỏ con. Mỗi
năm, ông xuất 2 - 3 lứa thỏ thương phẩm và hàng nghìn cặp thỏ giống, thu nhập
từ trang trại đạt gần 300 triệu đồng đã trừ chi phí.
Nếu những hộ chăn nuôi khác chỉ dừng
lại ở việc làm giàu cho gia đình nhà mình, thì ông Chanh lại một mực mong muốn
mọi người cùng phát triển mô hình tương tự gia đình mình. Bởi theo ông đầu ra
cho con thỏ rất ổn định, vừa có thể bán thỏ cho các nhà hàng, vừa có thể cung
cấp thỏ cho các công ty dược phẩm để sản
xuất Vắcxin. Chính vì vậy mà ông đã giúp rất nhiều hội viên cựu chiến binh hay
những gia đình muốn nuôi thỏ cả về kinh nghiệm chăn nuôi đến nguồn con giống
ban đầu. Ông cũng không ngại ngần lặn lội đến các xã bạn như Đại Lịch, Nghĩa
Tâm, Thượng Bằng La… rồi các huyện bạn như Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Yên để giúp
những hộ chăn nuôi về kinh nghiệm ban đầu của nghề nuôi thỏ. Chỉ riêng trong xã
Tân Thịnh, học tập ông Chanh, đã có trên 20 hộ nuôi thỏ thành công và có thu
nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm. “Mình
làm kinh tế không chỉ là làm giàu cho bản thân, cho gia đình mà còn cho mọi
người thấy được ý chí và sức mạnh của người lính vẫn chưa khi nào bị suy yếu.
Chiến thắng trên mặt trận kinh tế cũng là một niềm vinh dự của chúng tôi” –
Cựu chiến binh Phạm Hữu Chanh vui vẻ tâm sự.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông
Chanh còn rất năng nổ, nhiệt tình với công tác Hội. Với vai trò là Chi hội
trưởng của Chi hội Cựu chiến binh thôn 3, ông cùng những hội viên trong chi hội
luôn giữ vững thành tích dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua do Hội Cựu chiến
binh và xã phát động. Chẳng vậy mà khi nói về ông Chanh, ông Nguyễn Văn Thiết -
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thịnh đã không giấu được sự khâm phục: “Là người đồng chí trong quân ngũ, khi trở
về địa phương lại là người kề vai, sát cánh trong công tác Hội, cựu chiến binh
Phạm Hữu Chanh luôn là một cộng sự mẫn cán, một con người dám nghĩ dám làm, vượt
lên mọi khó khăn để đi đến thành công”
Chính nhờ sự năng nổ, nhiệt huyết
trong công tác hội và tư duy mạnh dạn trong phát triển kinh tế, nhiều năm liền,
ông Phạm Hữu Chanh được Hội Cựu chiến binh huyện Văn Chấn công nhận là hội viên
tiêu biểu, có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Đã hai
lần ông vinh dự được bình chọn là hội viên tiêu biểu đi dự Đại hội Thi đua
"Cựu binh gương mẫu" giai đoạn 2004 - 2009 và giai đoạn 2009 -
2014 của tỉnh Yên Bái.
634 lượt xem
Thanh Hà: Đài TT-TH Văn Chấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh – “Mình làm kinh tế không chỉ là làm giàu cho bản thân, cho gia đình mà còn cho mọi người thấy được ý chí và sức mạnh của người lính vẫn chưa khi nào bị suy yếu. Chiến thắng trên mặt trận kinh tế cũng là một niềm vinh dự của chúng tôi” đó là lời tâm sự của cựu chiến binh Phạm Hữu Chanh ở thôn 3 xã Tân Thịnh - huyện Văn Chấn.
Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế
của cựu chiến binh Phạm Hữu Chanh ở thôn 3 xã Tân Thịnh (huyện Văn Chấn) đúng
vào lúc ông đang vui mừng chào đón 7 chú thỏ con giống NewZeland vừa chào đời.
Dạo quanh khu chăn nuôi thỏ của gia đình, ông Chanh tâm sự về những khó khăn,
trở ngại trong công cuộc làm kinh tế của mình.
Rời quân ngũ trở về địa phương vào
đầu năm 1983, khi đó, hoàn cảnh gia đình ông rất khó khăn. Khi lập gia đình,
chỉ với sức trẻ vợ chồng ông khai phá đất hoang trồng cây giống và cây lấy gỗ.
Năm 1997, ông tiếp tục khai khẩn đất hoang trồng thêm cây cam, quýt và đào ao
thả cá. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ông xây chuồng trại nuôi gà và ngan,
rồi chuyển đổi đầu tư lò ấp trứng giống gia cầm. Ngoài bán gà, ngan thương
phẩm, ông còn cung cấp con giống cho nhiều hộ chăn nuôi trong và ngoài xã. Sau
nhiều năm chăn nuôi, thu nhập của gia đình ông tăng dần qua các năm. Song kinh
tế gia đình ông chỉ thực sự ổn định và tăng nhanh kể từ khi ông đầu tư nuôi
thỏ. Từ 5 con giống ban đầu, thỏ sinh sản tốt, có thời điểm lên tới gần 1.500
con và hiện nay có gần 100 con thỏ mẹ, mỗi lứa sinh sản khoảng 400 thỏ con. Mỗi
năm, ông xuất 2 - 3 lứa thỏ thương phẩm và hàng nghìn cặp thỏ giống, thu nhập
từ trang trại đạt gần 300 triệu đồng đã trừ chi phí.
Nếu những hộ chăn nuôi khác chỉ dừng
lại ở việc làm giàu cho gia đình nhà mình, thì ông Chanh lại một mực mong muốn
mọi người cùng phát triển mô hình tương tự gia đình mình. Bởi theo ông đầu ra
cho con thỏ rất ổn định, vừa có thể bán thỏ cho các nhà hàng, vừa có thể cung
cấp thỏ cho các công ty dược phẩm để sản
xuất Vắcxin. Chính vì vậy mà ông đã giúp rất nhiều hội viên cựu chiến binh hay
những gia đình muốn nuôi thỏ cả về kinh nghiệm chăn nuôi đến nguồn con giống
ban đầu. Ông cũng không ngại ngần lặn lội đến các xã bạn như Đại Lịch, Nghĩa
Tâm, Thượng Bằng La… rồi các huyện bạn như Trạm Tấu, Trấn Yên, Văn Yên để giúp
những hộ chăn nuôi về kinh nghiệm ban đầu của nghề nuôi thỏ. Chỉ riêng trong xã
Tân Thịnh, học tập ông Chanh, đã có trên 20 hộ nuôi thỏ thành công và có thu
nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm. “Mình
làm kinh tế không chỉ là làm giàu cho bản thân, cho gia đình mà còn cho mọi
người thấy được ý chí và sức mạnh của người lính vẫn chưa khi nào bị suy yếu.
Chiến thắng trên mặt trận kinh tế cũng là một niềm vinh dự của chúng tôi” –
Cựu chiến binh Phạm Hữu Chanh vui vẻ tâm sự.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông
Chanh còn rất năng nổ, nhiệt tình với công tác Hội. Với vai trò là Chi hội
trưởng của Chi hội Cựu chiến binh thôn 3, ông cùng những hội viên trong chi hội
luôn giữ vững thành tích dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua do Hội Cựu chiến
binh và xã phát động. Chẳng vậy mà khi nói về ông Chanh, ông Nguyễn Văn Thiết -
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thịnh đã không giấu được sự khâm phục: “Là người đồng chí trong quân ngũ, khi trở
về địa phương lại là người kề vai, sát cánh trong công tác Hội, cựu chiến binh
Phạm Hữu Chanh luôn là một cộng sự mẫn cán, một con người dám nghĩ dám làm, vượt
lên mọi khó khăn để đi đến thành công”
Chính nhờ sự năng nổ, nhiệt huyết
trong công tác hội và tư duy mạnh dạn trong phát triển kinh tế, nhiều năm liền,
ông Phạm Hữu Chanh được Hội Cựu chiến binh huyện Văn Chấn công nhận là hội viên
tiêu biểu, có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Đã hai
lần ông vinh dự được bình chọn là hội viên tiêu biểu đi dự Đại hội Thi đua
"Cựu binh gương mẫu" giai đoạn 2004 - 2009 và giai đoạn 2009 -
2014 của tỉnh Yên Bái.