Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Tại
Hội nghị, các đại biểu đã được
nghe báo cáo tóm tắt tổng kết
công tác Tư pháp năm 2015, nhiệm kỳ
2011 - 2015 định hướng nhiệm
kỳ 2016 - 2020 và nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu công
tác năm 2016.
Trong
năm 2015, Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan đã tích cực
tham mưu giúp Chính phủ chủ trì, xây dựng, chỉnh lý, trình Quốc hội, UBTV Quốc hội thông qua 27 dự án. Trong đó có 19 luật và 3 Nghị quyết do Chính phủ trình nâng
tổng số luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình được Quốc hội, UBTV Quốc hội
khóa XIII thông qua trong nhiệm kỳ 2011 - 2015 lên 99 luật, pháp lệnh, tăng 04
văn bản so với Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011.
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương đã ban hành 3.241 VBQPPL năm 2015, giảm 10,8% so với năm 2014. Tính
cả nhiệm kỳ 2015-2020 các địa phương đã ban hành 17.021 VBQPPL. Việc ban hành
văn bản cơ bản đảm bảo chất lượng, tiến độ và quy trình soạn thảo, đáp ứng kịp
thời yêu cầu chỉ đạo, điều hành các mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Công tác thẩm định VBQPPL tiếp tục
được chú trọng nâng cao chất lượng. Năm 2015, ước tính toàn ngành đã thẩm định
9.529 văn bản, tăng 230 văn bản so với năm 2014; giảm 655 văn bản so với năm
2012.
Bên
cạnh những kết
quả nổi bật, trong năm
2015 và cả nhiệm kỳ
2011 - 2015, công tác tư pháp vẫn còn một
số tồn tại, hạn
chế; một số định hướng của
nhiệm kỳ 2011 - 2015 chưa
đạt được kết quả
như mong muốn như: Chất lượng công tác xây dựng và tổ
chức thi hành pháp luật chưa
cao, một số VBQPPL chưa
phù hợp với thực
tiễn, thiếu ổn định; hiệu quả
của công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật còn thấp;
Pháp luật
chậm đi vào cuộc sống;
thủ tục hành chính trong nhiều
lĩnh vực vẫn
còn phiền hà; tình trạng vi phạm
trong công tác THADS còn nhiều; việc
triển khai một số
nhiệm vụ mới của
Ngành (quản lý xử lý vi phạm
hành chính, theo dõi thi hành pháp luật) còn lúng túng, nhất
là ở các địa phương...
Năm
2016, Bộ Tư pháp xác định 11
nhóm nhiệm vụ trọng
tâm, trong đó tập trung phổ biến,
quán triệt, triển khai Nghị
quyết Đại hội XII của
Đảng, nhất là chủ
trương, chính sách liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ
của Bộ, Ngành, bảo
đảm thể chế
hoá đầy đủ nội dung, tinh thần
của Nghị quyết;
Thực
hiện tốt chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh;Triển khai thi hành kịp
thời, có hiệu quả
các luật có hiệu lực
trong năm 2016; đổi mới
phương thức và tăng cường
hiệu quả công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật;
Triển
khai thực hiện đồng bộ,
có hiệu quả Luật Hộ tịch, Luật Căn
cước công dân; Nâng cao chất lượng công tác thi hành án dân sự, hành
chính; Tập trung triển khai hiệu
quả hơn nữa Luật
Xử lý vi phạm hành chính; Đổi mới
mạnh mẽ việc
giải quyết thủ
tục hành chính cho cá nhân, tổ chức;
tiếp tục đẩy mạnh
xã hội hóa hoạt động bổ
trợ tư pháp...
Trong
chương trình thảo luận, các đại
biểu đã làm rõ hơn những kết
quả đạt được
cũng như khó khăn vướng
mắc trong công tác tư pháp, đặc biệt
là đề xuất các giải
pháp trong thời gian tới như:
các Bộ, ngành, địa phương quan tâm bố trí kinh phí cho công
tác xây dựng văn bản
theo hướng khoán chi trên từng sản
phẩm, tăng tính chủ động cho các đơn vị. Bộ
Tư pháp cần sớm
ban hành các văn bản hướng dẫn
Luật ban hành Văn bản quy phạm
pháp luật để có cơ sở cho
việc bố trí kinh phí. Bộ
Tư pháp sớm hoàn thiện
thể chế về hộ
tịch, cho phép tỉnh triển
khai phần mềm hộ
tịch để phục
vụ người dân tốt
hơn; Tăng cường hướng dẫn
nghiệp vụ cho cán bộ
tư pháp cơ sở và sớm
ban hành quyết định thủ tục
hành chính liên quan đến hộ tịch…
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe báo cáo
chuyên đề tình hình triển khai thi hành Luật Hộ tịch; Tình hình chuẩn bị triển
khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Một số nội
dung chính sách lớn và kế hoạch triển khai thi hành Bộ Luật hình sự (sửa đổi)
và Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ Luật Hình sự (sửa
đổi ); Một số nội dung chính sách lớn và Kế hoạch triển khai
thi hành Bộ luật dân sự (sửa đổi
).