Để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Cảm Ân, huyện Yên Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các thôn đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Từ khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của địa phương, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.
Lãnh đạo xã Cảm Ân thăm mô hình nuôi vịt bán công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cảm Ân là xã kinh tế thuần nông, thu nhập chính của trên 800 hộ dân là từ kinh tế đồi rừng, kết hợp với chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ.
Để nhân dân nâng cao đời sống, Đảng bộ, chính quyền xã đã đề ra nghị quyết phát triển kinh tế với trọng tâm là tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là các mô hình sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác. Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tăng cường kiểm tra đôn đốc các thôn, thực hiện đưa khoa học, kỹ thuật vào gieo cấy ở gần 60 ha lúa 2 vụ bằng các giống lúa lai, lúa thuần, năng suất chất lượng cao.
Do chủ động nguồn nước và phòng trừ sâu bệnh; nhờ đó, năng suất lúa đạt bình quân 52 tạ/ha/vụ. Cùng với đó, diện tích cây màu các loại cũng được chú trọng với diện tích trên 100 ha, trong đó, ngô lai 40 ha, khoai các loại 15 ha, lạc 13 ha, sắn 75 ha và gần 30 ha rau màu các loại.
Cảm Ân là xã có diện tích chè gần 30 ha và xác định đây là cây công nghiệp cho thu nhập thường xuyên, nên hàng năm đã chỉ đạo nhân dân dần thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống chè cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, LDP2, Bát tiên.
Đồng chí Hà Văn Mạnh - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: những năm qua, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, nên các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, cơ bản hoàn thành, trong đó nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có sự chuyển biến rõ nét, tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt gần 700 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 400 kg/người/năm.
Chăn nuôi những năm gần đây cũng có bước tăng trưởng khá và xã đã chỉ đạo các thôn thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, phòng chống rét nên đàn trâu, bò có trên 350 con, lợn gần 3.000 con, gia cầm các loại trên 18.000 con.
Tận dụng 20 ha ao và 33 ha eo ngách hồ Thác Bà, nhân dân đã đưa vào nuôi các loại cá trắm, chép, rô phi đơn tính… và sản lượng cá đạt gần 100 tấn, giá trị kinh tế từ chăn nuôi mang về nguồn thu trên 5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người từ 12 triệu đồng năm 2012, tăng lên trên 23 triệu động năm 2017.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, sau hơn 6 năm, xã đã đạt 14/19 tiêu chí về XDNTM. Về giao thông nông thôn, đã bê tông được 1,3 km đường liên xã, liên thôn và năm 2018 sẽ tiếp tục bê tông hóa tuyến đường thôn Tân Yên dài 1,4 km, Tân Tiến 1,3 km, Tân Lập 1 km, Tân Lương 1 km. Hệ thống mương thủy lợi với tổng chiều dài 17 km, đến nay đã kiên cố hóa 6,7 km và năm 2018 tiếp tục thực hiện kiên cố hóa 2,3 km với tổng mức đầu tư gần 1,4 tỷ đồng.
Xã đã có 6/8 nhà văn hóa thôn được xây mới và sửa chữa nâng cấp, đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chí NTM, hiện còn 2 nhà văn hóa thôn là Tân Lương và Tân Phong đã có kế hoạch xây dựng xong trong 6 tháng đầu năm 2018. Hệ thống trường học đã được sửa chữa và xây dựng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập. Hệ thống điện nông thôn được cải tạo, nâng cấp, cung ứng điện cho 100% số dân trong xã sử dụng nguồn lưới điện quốc gia...
Cùng với đó, lĩnh vực văn hóa - xã hội đã duy trì tốt hoạt động thể dục thể thao gắn với vận động nhân dân thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; 100% số hộ dân ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội. Công tác an sinh xã hội thường xuyên quan tâm như thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công với cách mạng, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo. Các tổ chức đoàn thể còn vận động hội viên giúp hộ nghèo vay vốn, ngày công, cây, con giống không tính lãi, góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm và nâng cao đời sống.
1353 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Cảm Ân, huyện Yên Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các thôn đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Từ khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của địa phương, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.Cảm Ân là xã kinh tế thuần nông, thu nhập chính của trên 800 hộ dân là từ kinh tế đồi rừng, kết hợp với chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ.
Để nhân dân nâng cao đời sống, Đảng bộ, chính quyền xã đã đề ra nghị quyết phát triển kinh tế với trọng tâm là tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là các mô hình sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác. Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tăng cường kiểm tra đôn đốc các thôn, thực hiện đưa khoa học, kỹ thuật vào gieo cấy ở gần 60 ha lúa 2 vụ bằng các giống lúa lai, lúa thuần, năng suất chất lượng cao.
Do chủ động nguồn nước và phòng trừ sâu bệnh; nhờ đó, năng suất lúa đạt bình quân 52 tạ/ha/vụ. Cùng với đó, diện tích cây màu các loại cũng được chú trọng với diện tích trên 100 ha, trong đó, ngô lai 40 ha, khoai các loại 15 ha, lạc 13 ha, sắn 75 ha và gần 30 ha rau màu các loại.
Cảm Ân là xã có diện tích chè gần 30 ha và xác định đây là cây công nghiệp cho thu nhập thường xuyên, nên hàng năm đã chỉ đạo nhân dân dần thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống chè cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, LDP2, Bát tiên.
Đồng chí Hà Văn Mạnh - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: những năm qua, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, nên các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, cơ bản hoàn thành, trong đó nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có sự chuyển biến rõ nét, tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt gần 700 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 400 kg/người/năm.
Chăn nuôi những năm gần đây cũng có bước tăng trưởng khá và xã đã chỉ đạo các thôn thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, phòng chống rét nên đàn trâu, bò có trên 350 con, lợn gần 3.000 con, gia cầm các loại trên 18.000 con.
Tận dụng 20 ha ao và 33 ha eo ngách hồ Thác Bà, nhân dân đã đưa vào nuôi các loại cá trắm, chép, rô phi đơn tính… và sản lượng cá đạt gần 100 tấn, giá trị kinh tế từ chăn nuôi mang về nguồn thu trên 5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người từ 12 triệu đồng năm 2012, tăng lên trên 23 triệu động năm 2017.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, sau hơn 6 năm, xã đã đạt 14/19 tiêu chí về XDNTM. Về giao thông nông thôn, đã bê tông được 1,3 km đường liên xã, liên thôn và năm 2018 sẽ tiếp tục bê tông hóa tuyến đường thôn Tân Yên dài 1,4 km, Tân Tiến 1,3 km, Tân Lập 1 km, Tân Lương 1 km. Hệ thống mương thủy lợi với tổng chiều dài 17 km, đến nay đã kiên cố hóa 6,7 km và năm 2018 tiếp tục thực hiện kiên cố hóa 2,3 km với tổng mức đầu tư gần 1,4 tỷ đồng.
Xã đã có 6/8 nhà văn hóa thôn được xây mới và sửa chữa nâng cấp, đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chí NTM, hiện còn 2 nhà văn hóa thôn là Tân Lương và Tân Phong đã có kế hoạch xây dựng xong trong 6 tháng đầu năm 2018. Hệ thống trường học đã được sửa chữa và xây dựng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập. Hệ thống điện nông thôn được cải tạo, nâng cấp, cung ứng điện cho 100% số dân trong xã sử dụng nguồn lưới điện quốc gia...
Cùng với đó, lĩnh vực văn hóa - xã hội đã duy trì tốt hoạt động thể dục thể thao gắn với vận động nhân dân thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; 100% số hộ dân ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội. Công tác an sinh xã hội thường xuyên quan tâm như thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công với cách mạng, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo. Các tổ chức đoàn thể còn vận động hội viên giúp hộ nghèo vay vốn, ngày công, cây, con giống không tính lãi, góp phần thắt chặt tình làng nghĩa xóm và nâng cao đời sống.