CTTĐT - Trong năm 2015, thông qua việc triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án 1-1133/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ.
Một buổi tuyên truyền, trợ giúp pháp lý cho người dân ở xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải
Trên cơ sở triển khai thực hiện Quyết định 1133 ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”, tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016” (gọi tắt là Đề án 1-1133). Căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án 1-1133, năm 2015, Thanh tra tỉnh Yên Bái đã tiến hành in ấn 06 loại tài liệu tuyên truyền, phổ biến gồm 9.893 cuốn sách và 20.747 tờ gấp hỏi đáp về pháp luật Khiếu nại, Tố cáo; hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn kỹ năng tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo.
Các cơ quan như Sở Tư pháp, Sở Thông tin & Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Hội Nông dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc… đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và các quy định về khiếu nại, tố cáo nói riêng. Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng; nội dung giáo dục sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm, sát hợp với tình hình, điều kiện của địa phương.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Đề án còn tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật PBGDPL về khiếu nại, tố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: xây dựng chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đăng tin, bài, phóng sự có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương trên các ấn phẩm của Báo Yên Bái và phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh bằng 4 thứ tiếng dân tộc; tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái và kênh phát thanh của các đài truyền thanh xã, phường, thị trấn. Từ đó, đã tạo được những chuyển biến đáng kể về nhận thức, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong nhân dân. Không chỉ có vậy, sự lan tỏa sâu rộng của công tác tuyên truyền, giáo dục còn có tác dụng quan trọng trong góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong thực hiện quy định về tiếp nhận, nghiên cứu, giải quyết những vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết KNTC; người chuyên trách và người tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về KNTC được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện tốt. Trong năm 2015, Ban Chỉ đạo Đề án tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại 09 huyện, thị xã, thành phố và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo đến nhân dân các xã vùng sâu vùng xa, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Tổng số đã thực hiện tuyên truyền được 56 hội nghị tập huấn, buổi tọa đàm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tô cáo với 2.223 cán bộ, nhân dân được tập huân, tuyên truyên; phát 30.387 bộ tài liệu tại 9 huyện, thị xã, thành phố và 36 xã, phường, thị trấn cho các đối tượng.
Có thể thấy, thông qua việc triển khai thực hiện Đề án 1-1133 “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”, nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo cán bộ, đảng viên và bà con các dân tộc ở Yên Bái đã được cải thiện rõ rệt. Đề án đã trực tiếp giúp cho người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình liên quan đến các nội dung khiếu nại, tố cáo.
Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung đổi mới nội dung, hình thức của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bám sát nhu cầu thực tiễn và đặc điểm từng đối tượng cụ thể. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền lưu động; các hình thức trợ giúp pháp lý gắn với phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên ở cơ sở…qua đó nâng cao hiệu quả quán triệt và thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo của đông đảo người dân trên địa bàn toàn tỉnh.
1448 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong năm 2015, thông qua việc triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án 1-1133/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại tố cáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ.
Trên cơ sở triển khai thực hiện Quyết định 1133 ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”, tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016” (gọi tắt là Đề án 1-1133). Căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án 1-1133, năm 2015, Thanh tra tỉnh Yên Bái đã tiến hành in ấn 06 loại tài liệu tuyên truyền, phổ biến gồm 9.893 cuốn sách và 20.747 tờ gấp hỏi đáp về pháp luật Khiếu nại, Tố cáo; hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, hướng dẫn kỹ năng tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo.
Các cơ quan như Sở Tư pháp, Sở Thông tin & Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Hội Nông dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc… đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và các quy định về khiếu nại, tố cáo nói riêng. Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng; nội dung giáo dục sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm, sát hợp với tình hình, điều kiện của địa phương.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Đề án còn tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật PBGDPL về khiếu nại, tố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: xây dựng chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đăng tin, bài, phóng sự có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương trên các ấn phẩm của Báo Yên Bái và phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh bằng 4 thứ tiếng dân tộc; tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái và kênh phát thanh của các đài truyền thanh xã, phường, thị trấn. Từ đó, đã tạo được những chuyển biến đáng kể về nhận thức, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong nhân dân. Không chỉ có vậy, sự lan tỏa sâu rộng của công tác tuyên truyền, giáo dục còn có tác dụng quan trọng trong góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong thực hiện quy định về tiếp nhận, nghiên cứu, giải quyết những vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết KNTC; người chuyên trách và người tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về KNTC được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện tốt. Trong năm 2015, Ban Chỉ đạo Đề án tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại 09 huyện, thị xã, thành phố và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo đến nhân dân các xã vùng sâu vùng xa, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Tổng số đã thực hiện tuyên truyền được 56 hội nghị tập huấn, buổi tọa đàm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tô cáo với 2.223 cán bộ, nhân dân được tập huân, tuyên truyên; phát 30.387 bộ tài liệu tại 9 huyện, thị xã, thành phố và 36 xã, phường, thị trấn cho các đối tượng.
Có thể thấy, thông qua việc triển khai thực hiện Đề án 1-1133 “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”, nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo cán bộ, đảng viên và bà con các dân tộc ở Yên Bái đã được cải thiện rõ rệt. Đề án đã trực tiếp giúp cho người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình liên quan đến các nội dung khiếu nại, tố cáo.
Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung đổi mới nội dung, hình thức của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bám sát nhu cầu thực tiễn và đặc điểm từng đối tượng cụ thể. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền lưu động; các hình thức trợ giúp pháp lý gắn với phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên ở cơ sở…qua đó nâng cao hiệu quả quán triệt và thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo của đông đảo người dân trên địa bàn toàn tỉnh.