Ngày 8 tháng 8 năm 1945, Liên xô tuyên chiến với Nhật. Chỉ trong vòng một tuần, quân đội Xô viết đã đánh tan đội quân Quan Đông - xương sống của quân đội Nhật. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh.
Ảnh tư liệu
Tin Nhật đầu hàng truyền đi khắp nước đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng lên cao chưa từng thấy trong các tầng lớp nhân dân ở tất cả các địa phương. Các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng. Khắp các tỉnh trong toàn quốc, những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang do Việt Minh tổ chức có hàng nghìn, hàng vạn người tham gia diễn ra trước mắt quân Nhật và chính quyền bù nhìn. Binh lính người Việt, lính bảo an và cảnh sát tỏ thái độ ủng hộ cách mạng. Quân đội Nhật tê liệt trước sức mạnh của làn sóng cách mạng dâng cao. Tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa. Trong vòng hơn nửa tháng (14/8-28/8/1945) hơn 20 triệu nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Chế độ thực dân thống trị gần 90 năm và chế độ quân chủ hàng nghìn năm đã bị lật nhào.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Ủy ban quân sự cách mạng Yên Bái đề ra kế hoạch giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Kế hoạch có hai bước: bước 1, dùng lực lượng vũ trang, có lính trong trại bảo an binh giúp đỡ, tước vũ khí của đơn vị này đem trang bị cho các đội vũ trang tự vệ thị xã; bước 2, huy động quần chúng thị xã và vùng xung quanh có lực lượng vũ trang làm áp lực đấu tranh buộc quân Nhật để ta giải tán chính quyền tay sai của chúng, lập chính quyền cách mạng của nhân dân, nếu quân Nhật ngoan cố chống lại, ta sẽ dùng lực lượng vũ trang tiến công tiêu diệt.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, cách mạng đã huy động 4 trung đội vũ trang đến tập kết ở bên hữu ngạn sông Hồng, đối diện với thị xã, chuẩn bị thuyền, mảng sẵn sàng hành động. Chi bộ đảng và tự vệ thị xã được giao nhiệm vụ dẫn đường cho các đơn vị, vận động quần chúng phối hợp hành động. Cùng ngày, Đỗ Văn Bình - tỉnh trưởng Yên Bái gửi thư báo cho ta biết quân Nhật muốn đàm phán với Việt Minh. Sáng 16 tháng 8 năm 1945, cuộc đàm phán giữa đại diện Ủy ban quân sự cách mạng và đại diện của quân Nhật được tổ chức tại dinh tri phủ Trấn Yên. Ta đưa ra hai yêu cầu:
1- Quân đội Nhật không được can thiệp vào việc giành chính quyền của Việt Minh ở thị xã Yên Bái.
2- Nhật phải trao toàn bộ vũ khí đã thu được của Pháp trước đây cùng với số vũ khí của Nhật hiện có cho Việt Minh.
Cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí căng thẳng suốt 4 giờ đồng hồ. Đại diện quân Nhật nhận giao cho ta toàn quyền chính trị, quân sự, hành chính cùng số vũ khí mà Nhật thu của Pháp nhưng vũ khí của Nhật thì xin 48 giờ sau sẽ trả lời vì còn xin lệnh cấp trên. Phía ta không chấp nhận, hai bên không đạt được thỏa thuận.
Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban quân sự cách mạng lệnh cho 4 trung đội vũ trang vượt sông Hồng vào trại lính bảo an tước vũ khí địch. Quân ta khống chế toán lính gác cổng, chặn tất cả các đường ra ngoài, bắt toàn bộ bọn chỉ huy trại, buộc chúng phải mở kho vũ khí, thu hơn 300 khẩu súng các loại, rất nhiều đạn và nhiều quân trang, quân dụng. Số vũ khí này được phân phát ngay cho tự vệ phố và các trung đội vũ trang. Nhưng liền sau đó xảy ra cuộc xung đột giữa các lực lượng cách mạng với quân Nhật. Ta đưa ba trung đội tham chiến, những giờ đầu tạo được ưu thế, quân Nhật chỉ phòng thủ ở đồn Cao. Khí thế quần chúng lên cao, cờ đỏ sao vàng được cắm rất nhiều ở thị xã; các vùng xung quanh đánh trống liên hồi, nhân dân tập trung hô vang các khẩu hiệu “quân Nhật cút đi”, “ủng hộ quân giải phóng” có tác dụng động viên quân ta chiến đấu.
Đến 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8, Nhật dùng khoảng 250 quân (có 150 tên Nhật) tổ chức phản công đẩy quân ta lùi dần về khu vực trường tiểu học. Trước tình hình bất lợi đó, ủy ban quân sự cách mạng lệnh cho các đơn vị phân tán thành tổ nhỏ chiếm giữ các nhà dân, đặc biệt là các nhà 2 tầng từ đó khống chế các ngã ba, ngã tư phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt cho đến cuối buổi chiều. Chiến sĩ ta trang bị kém địch, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu nhưng với sự mưu trí và lòng dũng cảm đã đánh trả địch quyết liệt, diệt 11 tên Nhật, buộc chúng phải rút về đồn Cao. Trong quá trình chiến đấu nhân dân thị xã tích cực lo ăn uống, tiếp đạn dẫn đường cho các đơn vị quân đội.
Tối 17 tháng 8 năm 1945, đồng chí Ngô Minh Loan và đơn vị quân Nghĩa Lộ ra đến Âu Lâu. Lệnh tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc cũng được đưa tới. Ban cán sự Đảng họp khẩn cấp ở Nhà Tằm chủ trương huy động quần chúng vào thị xã đấu tranh chính trị kết hợp với áp lực vũ trang giành chính quyền. Về tổ chức thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái, đưa thêm lực lượng vào chiếm tất cả các công sở, trại lính bảo an, kiểm soát đường bộ trong thị xã.
Sáng ngày 18 tháng 8 năm 1945, Tỉnh trưởng Yên Bái cho 5 người mang cờ trắng, đem thư gửi lãnh đạo ta đề nghị ngừng bắn và tiến hành đàm phán với Nhật. Phía ta đồng ý ngừng bắn từ lúc 8 giờ sáng (19/8/1945) đến 19 giờ cùng ngày và tổ chức cuộc đàm phán vào lúc 14 giờ ngày 19/8 ở Dinh tỉnh trưởng. Đồng chí Ngô Minh Loan làm trưởng đoàn đàm phán với Nhật. Tại cuộc đàm phán ta đưa ra 2 yêu cầu:
1- Quân đội Nhật không được can thiệp vào việc lập chính quyền Việt Minh ở tỉnh Yên Bái.
2- Quân đôi Nhật đi lại ở thị xã Yên Bái phải báo cáo cho quân Việt Minh biết, nếu đi bằng ô tô, xe máy phải cắm 2 lá cờ, cờ Nhật và cờ Việt Minh/
Đại diện quân Nhật đã phải chấp nhận các yêu cầu này. Ta đồng ý để quân Nhật tiếp tục đóng ở đồn Cao, sẵn sàng cung cấp cho chúng một phần lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện cho chúng rút quân an toàn. Với thành công của lần đàm phán này, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Yên Bái đã toàn thắng.
Sáng 20/8/1945, các đơn vị vũ trang cách mạng tiếp tục tiếp quản toàn bộ thị xã. Hàng nghìn người già, trẻ, gái, trai từ căn cứ Vần, Đông Cuông, Yên Bình… mang theo cờ, biểu ngữ rầm rập tiến vào thị xã. Cán bộ, quân dân gặp nhau trong tư thế của người tự do, bắt đầu làm chủ vận mệnh của mình, mừng vui khôn xiết.
Sáng 22 tháng 8 năm 1945, Ban cán sự Đảng tổ chức cuộc mít tinh quần chúng ở vườn hoa tỉnh lỵ có gần một vạn người tham dự. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái làm lễ ra mắt nhân dân; đồng chí Ngô Minh Loan là chủ tịch, đồng chí Nguyễn Phúc là Phó Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Phúc, thay mặt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ chính quyền cách mạng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của đế quốc và các thế lực phản động, vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, từng bước bảo vệ thành quả cách mạng, từng bước xây dựng cuộc sống mới.
Trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã góp phần quan trọng viết nên những trang sử vẻ vang. Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công là đóng góp quan trọng nhất.
Cán bộ, đảng viên lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Yên Bái đã phát huy và làm rạng rỡ thêm truyền thống yêu nước, bất khuất, anh dũng và đoàn kết mà biết bao thế hệ trước đây đã hun đúc nên. Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công tạo ra bước ngoặt lớn lao mở đầu thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc. Nó đập tan sự thống trị của thực dân trong 60 năm, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Yên Bái, lật đổ chính quyền phong kiến từ tỉnh đến xã thống trị hàng nghìn năm. Đồng bào các dân tộc từ thân phận nô lệ, mất nước trở thành người làm chủ quê hương, đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng bộ Yên Bái được thành lập trong điều kiện hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành Đảng bộ lãnh đạo chính quyền trong toàn tỉnh, đội ngũ ngày càng đông đảo, bản lĩnh chính trị vững vàng, có thêm kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng.
Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Yên Bái giành được thắng lợi trong điều kiện hết sức thuận lợi: Nhật đầu hàng các nước Đồng minh, quân đội của chúng không còn ý chí chiến đấu; cuộc tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước diễn ra như vũ bão, thắng lợi nhanh, gọn; có Ban cán sự Đảng trực tiếp lãnh đạo; đồng bào các dân tộc có truyền thống yêu nước, bất khất, anh dũng và đoàn kết. Nhưng khởi nghĩa tháng Tám cũng diễn ra trong những khó khăn lớn: Yên Bái không phải là trung tâm chính trị, quân sự của cả nước nên Trung ương không tập trung lực lượng giúp đỡ; Ban cán sự Đảng mới thành lập, đảng viên ít lực lượng vũ trang mới hình thành, trang bị thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều.
Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Yên Bái là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó, sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng là nhân tố quyết định nhất. Ban cán sự Đảng đã nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, có nhiều sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức thực tiễn; có sức mạnh đoàn kết, hành động dũng cảm của nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang được xây dựng và phát triển lên đến đỉnh cao vào thời kỳ kháng Nhật cứu nước.
Thắng lợi của khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 để lại cho Đảng bộ tỉnh Yên Bái một số kinh nghiệm quý:
1- Xây dựng lực lượng và khu căn cứ cách mạng tạo lực, tạo thế để khởi nghĩa. Quán triệt chủ trương của Đảng, khẩn trương xây dựng lực lượng mọi mặt chuẩn bị khởi nghĩa, chúng ta cũng đi từ xây dựng cơ sở chính trị, lực lượng chính trị, tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang và khu căn cứ cách mạng. Khu căn cứ Vần - Hiền Lương có vai trò to lớn là nơi đứng chân của cơ quan lãnh đạo cách mạng địa phương, tổ chức huấn luyện lực lượng vũ trang tập trung; làm bàn đạp để mở rộng phong trào cách mạng ra các vùng khác, đánh thông đường liên lạc với chi bộ Đảng ở nhà tù Sơn La, tổ chức vượt ngục cho hàng trăm cán bộ, bổ sung cho phong trào cách mạng cả nước. Có lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ cách mạng vững vàng, ta mới phát động được cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, khởi nghĩa từng phần giành chính quyền ở các châu, phủ. Khi thời cơ khởi nghĩa xuất hiện ta đã được thế bao vây, sức mạnh áp đảo kẻ thù ở ngay đầu não quân sự, chính trị của chúng. Không có thế và lực đủ mạnh không thể tận dụng được thời cơ thuận lợi giành chính quyền cách mạng.
2- Coi trọng công tác vận động quần chúng, tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất. Vấn đề cực kỳ quan trọng là vận động, giác ngộ công nhân, nông dân là động lực, chỗ dựa chủ yếu của cách mạng và đoàn kết được các dân tộc. Dựa vào đó, tập hợp, lôi kéo các tầng lớp khác đứng về phía cách mạng, xóa bỏ cơ sở chính trị của kẻ thù, triệt để cô lập chúng. Đến giữa tháng 8 năm 1945 ta không những đã có lực lượng quần chúng cơ bản đông đảo, sẵn sàng hành động mà còn thuyết phục, tranh thủ được sự ủng hộ của một bộ phận tầng lớp trên xã hội, viên chức chính quyền, binh lính địch. Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Yên Bái là cuộc vùng dậy mạnh mẽ nhất của khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc cho nên dù lực lượng vũ trang ta còn nhỏ bé, trang bị vũ khí thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều nhưng vẫn giành được thắng lợi nhanh, gọn, ít phải đổ máu.
3- Nắm bắt và chớp thời cơ, sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh giành chính quyền. Nhật đầu hàng Đồng minh, dù chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương, ủy ban quân sự cách mạng với sự nhạy bén về chính trị đã xác định tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi và đề ra kế hoạch khởi nghĩa ở thị xã, tỉnh lỵ. Đây là quyết định táo bạo và rất chính xác. Về hình thức đấu tranh, thời kỳ khởi nghĩa từng phần ta giành chính quyền theo hai hình thức: dùng lực lượng vũ trang đánh chiếm các châu, phủ lỵ trước, xóa bỏ chính quyền cơ sở của địch sau hoặc giành chính quyền cơ sở trước, sau đó tiến lên đánh chiếm các châu, phủ lỵ. Còn khởi nghĩa ở thị xã tỉnh lỵ việc sử dụng lực lượng và hình thức đấu tranh đã có bước phát triển cao hơn. Ta dùng cả lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để giành chính quyền. Trong đó lực lượng vũ trang và tấn công vũ trang là đòn mở đầu có ý nghĩa quan trọng.
4- Xây dựng tổ chức Đảng đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng. Sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ là nhân tố quyết định nhất dẫn đến thắng lợi khởi nghĩa Tháng Tám. Ban cán sự nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế ta - địch ở địa phương mà đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng đấu tranh thích hợp. Tổ chức Đảng được xây dựng trong điều kiện bí mật rất gọn nhẹ, số lượng ít, chất lượng cao; ăn sâu bám rễ trong quần chúng, xóm, làng, xí nghiệp; tính toán đề phòng mọi sự phá hoại của kẻ thù; thường xuyên kiểm tra nội bộ, bảo đảm sự thống nhất tư tưởng và hành động. Vì vậy chỉ với 7 đảng viên mà Ban cán sự Đảng lãnh đạo khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Yên Bái thành công.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)
10434 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 8 tháng 8 năm 1945, Liên xô tuyên chiến với Nhật. Chỉ trong vòng một tuần, quân đội Xô viết đã đánh tan đội quân Quan Đông - xương sống của quân đội Nhật. Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh. Tin Nhật đầu hàng truyền đi khắp nước đã thổi bùng ngọn lửa cách mạng lên cao chưa từng thấy trong các tầng lớp nhân dân ở tất cả các địa phương. Các tầng lớp trung gian ngả hẳn về phía cách mạng. Khắp các tỉnh trong toàn quốc, những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang do Việt Minh tổ chức có hàng nghìn, hàng vạn người tham gia diễn ra trước mắt quân Nhật và chính quyền bù nhìn. Binh lính người Việt, lính bảo an và cảnh sát tỏ thái độ ủng hộ cách mạng. Quân đội Nhật tê liệt trước sức mạnh của làn sóng cách mạng dâng cao. Tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa. Trong vòng hơn nửa tháng (14/8-28/8/1945) hơn 20 triệu nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Chế độ thực dân thống trị gần 90 năm và chế độ quân chủ hàng nghìn năm đã bị lật nhào.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Ủy ban quân sự cách mạng Yên Bái đề ra kế hoạch giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Kế hoạch có hai bước: bước 1, dùng lực lượng vũ trang, có lính trong trại bảo an binh giúp đỡ, tước vũ khí của đơn vị này đem trang bị cho các đội vũ trang tự vệ thị xã; bước 2, huy động quần chúng thị xã và vùng xung quanh có lực lượng vũ trang làm áp lực đấu tranh buộc quân Nhật để ta giải tán chính quyền tay sai của chúng, lập chính quyền cách mạng của nhân dân, nếu quân Nhật ngoan cố chống lại, ta sẽ dùng lực lượng vũ trang tiến công tiêu diệt.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, cách mạng đã huy động 4 trung đội vũ trang đến tập kết ở bên hữu ngạn sông Hồng, đối diện với thị xã, chuẩn bị thuyền, mảng sẵn sàng hành động. Chi bộ đảng và tự vệ thị xã được giao nhiệm vụ dẫn đường cho các đơn vị, vận động quần chúng phối hợp hành động. Cùng ngày, Đỗ Văn Bình - tỉnh trưởng Yên Bái gửi thư báo cho ta biết quân Nhật muốn đàm phán với Việt Minh. Sáng 16 tháng 8 năm 1945, cuộc đàm phán giữa đại diện Ủy ban quân sự cách mạng và đại diện của quân Nhật được tổ chức tại dinh tri phủ Trấn Yên. Ta đưa ra hai yêu cầu:
1- Quân đội Nhật không được can thiệp vào việc giành chính quyền của Việt Minh ở thị xã Yên Bái.
2- Nhật phải trao toàn bộ vũ khí đã thu được của Pháp trước đây cùng với số vũ khí của Nhật hiện có cho Việt Minh.
Cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí căng thẳng suốt 4 giờ đồng hồ. Đại diện quân Nhật nhận giao cho ta toàn quyền chính trị, quân sự, hành chính cùng số vũ khí mà Nhật thu của Pháp nhưng vũ khí của Nhật thì xin 48 giờ sau sẽ trả lời vì còn xin lệnh cấp trên. Phía ta không chấp nhận, hai bên không đạt được thỏa thuận.
Đêm 16 rạng ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban quân sự cách mạng lệnh cho 4 trung đội vũ trang vượt sông Hồng vào trại lính bảo an tước vũ khí địch. Quân ta khống chế toán lính gác cổng, chặn tất cả các đường ra ngoài, bắt toàn bộ bọn chỉ huy trại, buộc chúng phải mở kho vũ khí, thu hơn 300 khẩu súng các loại, rất nhiều đạn và nhiều quân trang, quân dụng. Số vũ khí này được phân phát ngay cho tự vệ phố và các trung đội vũ trang. Nhưng liền sau đó xảy ra cuộc xung đột giữa các lực lượng cách mạng với quân Nhật. Ta đưa ba trung đội tham chiến, những giờ đầu tạo được ưu thế, quân Nhật chỉ phòng thủ ở đồn Cao. Khí thế quần chúng lên cao, cờ đỏ sao vàng được cắm rất nhiều ở thị xã; các vùng xung quanh đánh trống liên hồi, nhân dân tập trung hô vang các khẩu hiệu “quân Nhật cút đi”, “ủng hộ quân giải phóng” có tác dụng động viên quân ta chiến đấu.
Đến 9 giờ sáng ngày 17 tháng 8, Nhật dùng khoảng 250 quân (có 150 tên Nhật) tổ chức phản công đẩy quân ta lùi dần về khu vực trường tiểu học. Trước tình hình bất lợi đó, ủy ban quân sự cách mạng lệnh cho các đơn vị phân tán thành tổ nhỏ chiếm giữ các nhà dân, đặc biệt là các nhà 2 tầng từ đó khống chế các ngã ba, ngã tư phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt cho đến cuối buổi chiều. Chiến sĩ ta trang bị kém địch, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu nhưng với sự mưu trí và lòng dũng cảm đã đánh trả địch quyết liệt, diệt 11 tên Nhật, buộc chúng phải rút về đồn Cao. Trong quá trình chiến đấu nhân dân thị xã tích cực lo ăn uống, tiếp đạn dẫn đường cho các đơn vị quân đội.
Tối 17 tháng 8 năm 1945, đồng chí Ngô Minh Loan và đơn vị quân Nghĩa Lộ ra đến Âu Lâu. Lệnh tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc cũng được đưa tới. Ban cán sự Đảng họp khẩn cấp ở Nhà Tằm chủ trương huy động quần chúng vào thị xã đấu tranh chính trị kết hợp với áp lực vũ trang giành chính quyền. Về tổ chức thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái, đưa thêm lực lượng vào chiếm tất cả các công sở, trại lính bảo an, kiểm soát đường bộ trong thị xã.
Sáng ngày 18 tháng 8 năm 1945, Tỉnh trưởng Yên Bái cho 5 người mang cờ trắng, đem thư gửi lãnh đạo ta đề nghị ngừng bắn và tiến hành đàm phán với Nhật. Phía ta đồng ý ngừng bắn từ lúc 8 giờ sáng (19/8/1945) đến 19 giờ cùng ngày và tổ chức cuộc đàm phán vào lúc 14 giờ ngày 19/8 ở Dinh tỉnh trưởng. Đồng chí Ngô Minh Loan làm trưởng đoàn đàm phán với Nhật. Tại cuộc đàm phán ta đưa ra 2 yêu cầu:
1- Quân đội Nhật không được can thiệp vào việc lập chính quyền Việt Minh ở tỉnh Yên Bái.
2- Quân đôi Nhật đi lại ở thị xã Yên Bái phải báo cáo cho quân Việt Minh biết, nếu đi bằng ô tô, xe máy phải cắm 2 lá cờ, cờ Nhật và cờ Việt Minh/
Đại diện quân Nhật đã phải chấp nhận các yêu cầu này. Ta đồng ý để quân Nhật tiếp tục đóng ở đồn Cao, sẵn sàng cung cấp cho chúng một phần lương thực, thực phẩm, tạo điều kiện cho chúng rút quân an toàn. Với thành công của lần đàm phán này, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Yên Bái đã toàn thắng.
Sáng 20/8/1945, các đơn vị vũ trang cách mạng tiếp tục tiếp quản toàn bộ thị xã. Hàng nghìn người già, trẻ, gái, trai từ căn cứ Vần, Đông Cuông, Yên Bình… mang theo cờ, biểu ngữ rầm rập tiến vào thị xã. Cán bộ, quân dân gặp nhau trong tư thế của người tự do, bắt đầu làm chủ vận mệnh của mình, mừng vui khôn xiết.
Sáng 22 tháng 8 năm 1945, Ban cán sự Đảng tổ chức cuộc mít tinh quần chúng ở vườn hoa tỉnh lỵ có gần một vạn người tham dự. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái làm lễ ra mắt nhân dân; đồng chí Ngô Minh Loan là chủ tịch, đồng chí Nguyễn Phúc là Phó Chủ tịch. Đồng chí Nguyễn Phúc, thay mặt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ chính quyền cách mạng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của đế quốc và các thế lực phản động, vượt qua mọi khó khăn gian khổ quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, từng bước bảo vệ thành quả cách mạng, từng bước xây dựng cuộc sống mới.
Trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã góp phần quan trọng viết nên những trang sử vẻ vang. Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công là đóng góp quan trọng nhất.
Cán bộ, đảng viên lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Yên Bái đã phát huy và làm rạng rỡ thêm truyền thống yêu nước, bất khuất, anh dũng và đoàn kết mà biết bao thế hệ trước đây đã hun đúc nên. Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công tạo ra bước ngoặt lớn lao mở đầu thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc. Nó đập tan sự thống trị của thực dân trong 60 năm, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Yên Bái, lật đổ chính quyền phong kiến từ tỉnh đến xã thống trị hàng nghìn năm. Đồng bào các dân tộc từ thân phận nô lệ, mất nước trở thành người làm chủ quê hương, đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng bộ Yên Bái được thành lập trong điều kiện hoạt động bí mật, không hợp pháp trở thành Đảng bộ lãnh đạo chính quyền trong toàn tỉnh, đội ngũ ngày càng đông đảo, bản lĩnh chính trị vững vàng, có thêm kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng.
Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Yên Bái giành được thắng lợi trong điều kiện hết sức thuận lợi: Nhật đầu hàng các nước Đồng minh, quân đội của chúng không còn ý chí chiến đấu; cuộc tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước diễn ra như vũ bão, thắng lợi nhanh, gọn; có Ban cán sự Đảng trực tiếp lãnh đạo; đồng bào các dân tộc có truyền thống yêu nước, bất khất, anh dũng và đoàn kết. Nhưng khởi nghĩa tháng Tám cũng diễn ra trong những khó khăn lớn: Yên Bái không phải là trung tâm chính trị, quân sự của cả nước nên Trung ương không tập trung lực lượng giúp đỡ; Ban cán sự Đảng mới thành lập, đảng viên ít lực lượng vũ trang mới hình thành, trang bị thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều.
Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Yên Bái là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó, sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng là nhân tố quyết định nhất. Ban cán sự Đảng đã nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, có nhiều sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức thực tiễn; có sức mạnh đoàn kết, hành động dũng cảm của nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang được xây dựng và phát triển lên đến đỉnh cao vào thời kỳ kháng Nhật cứu nước.
Thắng lợi của khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 để lại cho Đảng bộ tỉnh Yên Bái một số kinh nghiệm quý:
1- Xây dựng lực lượng và khu căn cứ cách mạng tạo lực, tạo thế để khởi nghĩa. Quán triệt chủ trương của Đảng, khẩn trương xây dựng lực lượng mọi mặt chuẩn bị khởi nghĩa, chúng ta cũng đi từ xây dựng cơ sở chính trị, lực lượng chính trị, tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang và khu căn cứ cách mạng. Khu căn cứ Vần - Hiền Lương có vai trò to lớn là nơi đứng chân của cơ quan lãnh đạo cách mạng địa phương, tổ chức huấn luyện lực lượng vũ trang tập trung; làm bàn đạp để mở rộng phong trào cách mạng ra các vùng khác, đánh thông đường liên lạc với chi bộ Đảng ở nhà tù Sơn La, tổ chức vượt ngục cho hàng trăm cán bộ, bổ sung cho phong trào cách mạng cả nước. Có lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ cách mạng vững vàng, ta mới phát động được cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, khởi nghĩa từng phần giành chính quyền ở các châu, phủ. Khi thời cơ khởi nghĩa xuất hiện ta đã được thế bao vây, sức mạnh áp đảo kẻ thù ở ngay đầu não quân sự, chính trị của chúng. Không có thế và lực đủ mạnh không thể tận dụng được thời cơ thuận lợi giành chính quyền cách mạng.
2- Coi trọng công tác vận động quần chúng, tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất. Vấn đề cực kỳ quan trọng là vận động, giác ngộ công nhân, nông dân là động lực, chỗ dựa chủ yếu của cách mạng và đoàn kết được các dân tộc. Dựa vào đó, tập hợp, lôi kéo các tầng lớp khác đứng về phía cách mạng, xóa bỏ cơ sở chính trị của kẻ thù, triệt để cô lập chúng. Đến giữa tháng 8 năm 1945 ta không những đã có lực lượng quần chúng cơ bản đông đảo, sẵn sàng hành động mà còn thuyết phục, tranh thủ được sự ủng hộ của một bộ phận tầng lớp trên xã hội, viên chức chính quyền, binh lính địch. Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Yên Bái là cuộc vùng dậy mạnh mẽ nhất của khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc cho nên dù lực lượng vũ trang ta còn nhỏ bé, trang bị vũ khí thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều nhưng vẫn giành được thắng lợi nhanh, gọn, ít phải đổ máu.
3- Nắm bắt và chớp thời cơ, sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh giành chính quyền. Nhật đầu hàng Đồng minh, dù chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương, ủy ban quân sự cách mạng với sự nhạy bén về chính trị đã xác định tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi và đề ra kế hoạch khởi nghĩa ở thị xã, tỉnh lỵ. Đây là quyết định táo bạo và rất chính xác. Về hình thức đấu tranh, thời kỳ khởi nghĩa từng phần ta giành chính quyền theo hai hình thức: dùng lực lượng vũ trang đánh chiếm các châu, phủ lỵ trước, xóa bỏ chính quyền cơ sở của địch sau hoặc giành chính quyền cơ sở trước, sau đó tiến lên đánh chiếm các châu, phủ lỵ. Còn khởi nghĩa ở thị xã tỉnh lỵ việc sử dụng lực lượng và hình thức đấu tranh đã có bước phát triển cao hơn. Ta dùng cả lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để giành chính quyền. Trong đó lực lượng vũ trang và tấn công vũ trang là đòn mở đầu có ý nghĩa quan trọng.
4- Xây dựng tổ chức Đảng đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng. Sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ là nhân tố quyết định nhất dẫn đến thắng lợi khởi nghĩa Tháng Tám. Ban cán sự nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế ta - địch ở địa phương mà đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng đấu tranh thích hợp. Tổ chức Đảng được xây dựng trong điều kiện bí mật rất gọn nhẹ, số lượng ít, chất lượng cao; ăn sâu bám rễ trong quần chúng, xóm, làng, xí nghiệp; tính toán đề phòng mọi sự phá hoại của kẻ thù; thường xuyên kiểm tra nội bộ, bảo đảm sự thống nhất tư tưởng và hành động. Vì vậy chỉ với 7 đảng viên mà Ban cán sự Đảng lãnh đạo khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Yên Bái thành công.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)