Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin trong tỉnh >> Văn hóa - Xã hội

Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2016 – 2020 ở Yên Bái: Nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm là chính

26/01/2016 15:57:27 Xem cỡ chữ Google
Tại Kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVII đã Nghị quyết thông qua Đề án “Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020”.

Người dân thôn Bu Cao, xã Suối Bu (Văn Chấn) tích cực tham gia mở rộng đường giao thông nông thôn.

Sau 4 năm thực hiện, Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2025, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được trên 582 km (đạt 138% so với kế hoạch giao); mở mới và mở rộng được gần 1.200 km (đạt 144% kế hoạch giao); giá trị thực hiện đến hết năm 2015, ước đạt 1.021 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ trên 448 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 573 tỷ đồng.

Các địa phương đã huy động được nguồn lực đóng góp rất lớn từ nhân dân thông qua việc đóng góp về vật liệu, ngày công lao động. Nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất làm đường GTNT.

Sự đóng góp thiết thực đó, đã đẩy mạnh phong trào làm đường GTNT tại các địa phương, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại được thuận tiện, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Tuy nhiên, tổng số đường GTNT trên địa bàn tỉnh được kiên cố hóa vẫn đạt thấp với 1.908/7.218 km, chiếm tỷ lệ 26, 43%. Các tuyến đường được kiên cố hóa chủ yếu ở gần trung tâm các xã, thôn.

Các tuyến đường chưa được kiên cố hóa lại xã trung tâm, xa các mỏ vật liệu nên việc vận chuyển vật liệu thi công gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi mức hỗ trợ cao hơn.

Trên cơ sở thực tiễn việc triển khai thực hiện “Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2011 - 2015”, UBND tỉnh đã đề nghị HĐND tỉnh đã nghị quyết thông qua Đề án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, từ nay đến năm 2020, tỉnh phấn đấu kiên cố hóa ít nhất 450 km mặt đường giao thông liên xã, liên thôn và nội thôn (trong đó có 300km loại đường có bề rộng mặt đường 3,5m và 150km loại đường có bề rộng mặt đường từ 2 m đến dưới 3m) và mở mới, mở rộng ít nhất 600km đường thôn, bản loại 3,5 km. Tổng nguồn vốn đầu tư dự kiến cho cả giai đoạn khoảng 270 tỷ 650 triệu đồng.

Đồng chí Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết: “Đề án lần này sẽ giảm mức đóng góp của nhân dân, các cơ chế, chính sách thực hiện của Đề án cũng rõ ràng, chi tiết giúp chính quyền các địa phương triển khai thực hiện dễ dàng trong công tác lập dự toán, triển khai thi công cũng như thanh quyết toán sau này. Cơ chế hỗ trợ đầu tư được xây dựng chi tiết và cụ thể đối với từng loại đường, công trình thoát nước theo phương châm “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm là chính”.

Đối với đường bê tông kiên cố, Nhà nước chỉ hỗ trợ phần vật liệu chính tính trên 1 m3 bê tông và một phần chi phí khác (mức hỗ trợ từ 650 nghìn đến 1 triệu đồng/m3 tùy theo vùng).

Đối với các tuyến đường mở mới với bề rộng mặt đường 3,5 m (mức hỗ trợ 70 triệu đồng/km) và mở rộng nền đường (mức hỗ trợ bằng 70 triệu đồng x bề rộng nền đường được mở mới); đối với các công trình thoát nước và các công trình phải phá đá, nổ mìn thì Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% kinh phí vật liệu nổ và công kỹ thuật theo quy định. Đây là mức hỗ trợ hợp lý và phù hợp với điều kiện ngân sách của tỉnh”.

GTNT đã mang lại những đổi thay rõ nét, sự phát triển về mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội ở mỗi miền quê. Đó là động lực để chúng ta tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa phong trào làm đường GTNT.

Nghị quyết số 20/2015/NQ - HĐND ngày 15/12/2015 thông qua Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020 chính là chiếc “chìa khóa” để nông thôn Yên Bái ngày càng có nhiều tuyến đường nối dài và vươn xa, thúc đẩy hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. 

630 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h