CTTĐT - BHXH tỉnh Yên Bái đã phát động phong trào thi đua tới toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW giai đoạn 2018 - 2030 với chủ đề: “Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả cải cách chính sách BHXH”.
Toàn ngành BHXH cùng toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động hăng hái thi đua, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra
Toàn ngành BHXH cùng toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động phát huy tinh thần sáng tạo, làm việc với ý thức trách nhiệm cao, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra. Hăng hái thi đua, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra. Xác định cụ thể những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể ở từng địa phương, đơn vị, xây dựng Kế hoạch hưởng ứng phong trào thi đua. Hàng năm tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua; phát hiện, giới thiệu, xây dựng các điển hình tiên tiến để nhân rộng trong toàn Ngành.
BHXH tỉnh yêu cầu phong trào thi đua phải được các đơn vị hưởng ứng, phát động và tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng, thực chất, hiệu quả; các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, chỉ tiêu thi đua cụ thể và phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương, đơn vị, gắn với các phong trào thi đua thường xuyên, theo đợt, chuyên đề hằng năm khác do cơ quan, đơn vị phát động. Công tác biểu dương, khen thưởng, việc khen thưởng đảm bảo thực chất, khách quan, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, tránh chạy theo thành tích và kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến có các sáng kiến, kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo.
Mục tiêu Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH
Mục tiêu tổng quát: Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2021: Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.
|
1215 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - BHXH tỉnh Yên Bái đã phát động phong trào thi đua tới toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW giai đoạn 2018 - 2030 với chủ đề: “Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động thiết thực, góp phần thực hiện hiệu quả cải cách chính sách BHXH”.Toàn ngành BHXH cùng toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động phát huy tinh thần sáng tạo, làm việc với ý thức trách nhiệm cao, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra. Hăng hái thi đua, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra. Xác định cụ thể những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể ở từng địa phương, đơn vị, xây dựng Kế hoạch hưởng ứng phong trào thi đua. Hàng năm tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua; phát hiện, giới thiệu, xây dựng các điển hình tiên tiến để nhân rộng trong toàn Ngành.
BHXH tỉnh yêu cầu phong trào thi đua phải được các đơn vị hưởng ứng, phát động và tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng, thực chất, hiệu quả; các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, chỉ tiêu thi đua cụ thể và phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương, đơn vị, gắn với các phong trào thi đua thường xuyên, theo đợt, chuyên đề hằng năm khác do cơ quan, đơn vị phát động. Công tác biểu dương, khen thưởng, việc khen thưởng đảm bảo thực chất, khách quan, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, tránh chạy theo thành tích và kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến có các sáng kiến, kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo.
Mục tiêu Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH
Mục tiêu tổng quát: Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2021: Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.