Tính đến ngày 29/1/2016, có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo các trường hợp nhiễm vi rút Zika, chủ yếu là các nước khu vực châu Mỹ. Đến nay, chưa có báo cáo ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Zikatại Việt Nam. Tuy nhiên, nguy cơ vi rút này xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể, do tại Việt Nam có loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết. Hơn nữa, Việt Nam có giao lưu thương mại, du lịch, lao động rộng rãi với các nước trên thế giới.
Bệnh do
vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, có thể gây thành
dịch. Tuy nhiên, bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà qua
trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Muỗi Aedes đốt người bệnh và truyền vi
rút Zika từ người bệnh sang người lành. Hầu hết các trường hợp nhiễm vi rút
Zika có biểu hiện triệu chứng nhẹ và vừa hoặc không có biểu hiện triệu chứng,
do đó nhiều trường hợp mắc bệnh có thể không phát hiện được, bệnh thường có
biểu hiện sốt, nổi mẩn và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, đau
mắt. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 12 ngày.
Nói về
mức độ nguy hiểm của bệnh, ông Nguyễn Trọng Phú - Phó giám đốc Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh Yên Bái cho biết: “Vi rút Zika có thể gây dị tật bẩm sinh ở
trẻ em bị ảnh hưởng từ trong bụng mẹ, ra đời với dị tật teo não và kết quả đứa
trẻ ra đời với một cái đầu nhỏ bất thường. Hầu hết những em bé kém may mắn như
vậy, đều không sống được lâu cho dù có may mắn sống sót, sự phát triển của các
em cũng gặp rất nhiều trở ngại sẽ phải được theo dõi và chăm sóc suốt đời.
Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là không thể chữa được. Bên cạnh đó, vi rút
này không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai mà còn gây nguy hiểm cho phụ nữ
mang thai, có thể tấn công các hệ thống thần kinh của người lớn và gây viêm rễ
thần kinh ở cột sống. Nó có thể khiến bệnh nhân cảm thấy tê liệt các chi, khó
đi bộ. Những bệnh nhân nhiễm vi rút này phải chịu nhiều tổn thương thần kinh và
có thể mất một vài tuần để phục hồi”.
Trường
hợp bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận tại Uganda
và Tanzania
năm 1952. Năm 2007, vụ dịch đầu tiên xảy ra tại đảo Yap (Micronesia) với
185 trường hợp bệnh. Tháng 10/2013, vụ dịch lớn tại Polynesia của Pháp với
khoảng 10.000 trường hợp bệnh ghi nhận, trong đó, có 70 trường hợp nặng biến
chứng thần kinh hoặc biến chứng tự miễn, không có trường hợp tử vong. Năm 2015,
các vụ dịch lan rộng ở khu vực Nam Mỹ tại Brazil
và Colombia.
Các trường hợp bệnh rải rác, được báo cáo tại Thái Lan, Indonesia...
Tính đến ngày 29/1/2016, có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo các trường
hợp nhiễm vi rút Zika.
Việt Nam nói chung, Yên Bái nói riêng, tuy chưa có ca
mắc vi rút Zika nhưng nguy cơ vi rút này xâm nhập vào Việt Nam là hoàn
toàn có thể. Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng
tỉnh cho biết: “Trung tâm đã tham mưu với Sở Y tế ban hành văn bản chỉ đạo
phòng chống dịch bệnh nói chung, trong đó có phòng, chống dịch bệnh do vi rút
Zika; giám sát muỗi Aedes truyền bệnh vi rút Zika trên địa bàn tỉnh; phối hợp
với các đơn vị liên quan giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch; chỉ đạo y
tế cơ sở tăng cường giám sát tất cả các trường hợp đi về từ vùng đang có dịch
để phát hiện sớm và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để cách
ly, xử lý kịp thời; chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, vật tư cho phòng
chống dịch”.
Để chủ
động phòng chống bệnh do virus Zika xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế
khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: người nhập
cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus Zika chủ động tự theo dõi sức khỏe
trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt thì đến ngay cơ sở y tế để được khám
và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Đạy kín tất cả các dụng cụ
chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần, thực hiện các biện pháp diệt
loăng quăng (bọ gậy) bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng
cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình
hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu
phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như: chai, lọ, mảnh
chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài
phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt
phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
585 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tính đến ngày 29/1/2016, có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo các trường hợp nhiễm vi rút Zika, chủ yếu là các nước khu vực châu Mỹ. Đến nay, chưa có báo cáo ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Zikatại Việt Nam. Tuy nhiên, nguy cơ vi rút này xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể, do tại Việt Nam có loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết. Hơn nữa, Việt Nam có giao lưu thương mại, du lịch, lao động rộng rãi với các nước trên thế giới.
Bệnh do
vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, có thể gây thành
dịch. Tuy nhiên, bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà qua
trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Muỗi Aedes đốt người bệnh và truyền vi
rút Zika từ người bệnh sang người lành. Hầu hết các trường hợp nhiễm vi rút
Zika có biểu hiện triệu chứng nhẹ và vừa hoặc không có biểu hiện triệu chứng,
do đó nhiều trường hợp mắc bệnh có thể không phát hiện được, bệnh thường có
biểu hiện sốt, nổi mẩn và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, đau
mắt. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 12 ngày.
Nói về
mức độ nguy hiểm của bệnh, ông Nguyễn Trọng Phú - Phó giám đốc Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh Yên Bái cho biết: “Vi rút Zika có thể gây dị tật bẩm sinh ở
trẻ em bị ảnh hưởng từ trong bụng mẹ, ra đời với dị tật teo não và kết quả đứa
trẻ ra đời với một cái đầu nhỏ bất thường. Hầu hết những em bé kém may mắn như
vậy, đều không sống được lâu cho dù có may mắn sống sót, sự phát triển của các
em cũng gặp rất nhiều trở ngại sẽ phải được theo dõi và chăm sóc suốt đời.
Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là không thể chữa được. Bên cạnh đó, vi rút
này không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai mà còn gây nguy hiểm cho phụ nữ
mang thai, có thể tấn công các hệ thống thần kinh của người lớn và gây viêm rễ
thần kinh ở cột sống. Nó có thể khiến bệnh nhân cảm thấy tê liệt các chi, khó
đi bộ. Những bệnh nhân nhiễm vi rút này phải chịu nhiều tổn thương thần kinh và
có thể mất một vài tuần để phục hồi”.
Trường
hợp bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận tại Uganda
và Tanzania
năm 1952. Năm 2007, vụ dịch đầu tiên xảy ra tại đảo Yap (Micronesia) với
185 trường hợp bệnh. Tháng 10/2013, vụ dịch lớn tại Polynesia của Pháp với
khoảng 10.000 trường hợp bệnh ghi nhận, trong đó, có 70 trường hợp nặng biến
chứng thần kinh hoặc biến chứng tự miễn, không có trường hợp tử vong. Năm 2015,
các vụ dịch lan rộng ở khu vực Nam Mỹ tại Brazil
và Colombia.
Các trường hợp bệnh rải rác, được báo cáo tại Thái Lan, Indonesia...
Tính đến ngày 29/1/2016, có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo các trường
hợp nhiễm vi rút Zika.
Việt Nam nói chung, Yên Bái nói riêng, tuy chưa có ca
mắc vi rút Zika nhưng nguy cơ vi rút này xâm nhập vào Việt Nam là hoàn
toàn có thể. Thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng
tỉnh cho biết: “Trung tâm đã tham mưu với Sở Y tế ban hành văn bản chỉ đạo
phòng chống dịch bệnh nói chung, trong đó có phòng, chống dịch bệnh do vi rút
Zika; giám sát muỗi Aedes truyền bệnh vi rút Zika trên địa bàn tỉnh; phối hợp
với các đơn vị liên quan giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch; chỉ đạo y
tế cơ sở tăng cường giám sát tất cả các trường hợp đi về từ vùng đang có dịch
để phát hiện sớm và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để cách
ly, xử lý kịp thời; chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, vật tư cho phòng
chống dịch”.
Để chủ
động phòng chống bệnh do virus Zika xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế
khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: người nhập
cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus Zika chủ động tự theo dõi sức khỏe
trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt thì đến ngay cơ sở y tế để được khám
và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Đạy kín tất cả các dụng cụ
chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần, thực hiện các biện pháp diệt
loăng quăng (bọ gậy) bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng
cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình
hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu
phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như: chai, lọ, mảnh
chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài
phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt
phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.