Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XX đề ra mục tiêu, bình quân mỗi năm phấn đấu giảm 5% hộ nghèo. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ đầu nhiệm kỳ huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hực hiện chương trình giảm nghèo.
Nhiều hộ dân ở xã Suối Giàng, được hỗ trợ vay vốn nuôi bò để phát triển kinh tế.
Văn Chấn là huyện có địa bàn rộng với 31 xã, thị trấn, trong đó 17 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 10 xã khác có 40 thôn, bản ĐBKK.
Theo khảo sát hàng năm, trên địa bàn huyện có khoảng gần 5.000 lao động thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở khu vực cánh đồng Mường Lò và các xã vùng cao thượng huyện. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo được xác định là người dân thiếu tư liệu sản xuất (vốn, đất, phương tiện sản xuất) chiếm 70%; không có việc làm, đông người ăn theo chiếm 15% và một số nguyên nhân khác như: lười lao động, ốm đau, tàn tật và mắc tệ nạn xã hội… chiếm 15%.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo, ban giảm nghèo từ huyện đến các xã, thị trấn được thành lập nhằm triển khai các chương trình, dự án về giảm nghèo. Huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo, quyền lợi của người nghèo để họ nâng cao nhận thức về kỹ năng trong sản xuất, tự vươn lên thoát nghèo.
Cùng với đó, để thúc đẩy kinh tế phát triển, huyện đã chia thành 3 tiểu vùng kinh tế gồm: vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là địa bàn tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha; vùng ngoài, gồm 9 xã, thị trấn, với lợi thế về phát triển vườn đồi trồng các loại cây ăn quả và trồng lúa nước; vùng cao thượng huyện gồm 10 xã, có tiềm năng đất đai lâm sản, khoáng sản, kết hợp với chăn nuôi đại gia súc.
Năm 2017 vừa qua, huyện Văn Chấn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp đầu tư trên 304 tỷ đồng cho việc xây dựng các công trình thiết yếu về cơ sở hạ tầng giao thông kết nối liên xã, thị trấn với các thôn, bản; xây dựng các trụ sở xã, hệ thống trường học, y tế và các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đất ở, giống cây trồng, vật nuôi… Trong đó, nguồn kinh phí của Nhà nước là trên 182 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội trên 87 tỷ đồng; vốn vay WB trên 21 tỷ đồng và vốn huy động nhân dân đóng góp trên 12 tỷ đồng…
Tại các xã và thôn bản ĐBKK, huyện đã khởi công 17 công trình giao thông, 3 công trình nhà văn hóa, 1 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, kinh phí thực hiện trên 31 tỷ đồng. Để giúp người nghèo phát triển sản xuất, huyện đã triển khai đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bằng việc hỗ trợ trực tiếp cho 10.307 hộ, kinh phí trên 4,1 tỷ đồng gồm: hỗ trợ sinh kế thông qua việc rà soát nhu cầu hỗ trợ nước sinh hoạt và máy móc nông cụ phục vụ cho sản xuất, kinh phí thực hiện 5,5 tỷ đồng; hỗ trợ làm cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa đông được 200 cây, kinh phí 60 triệu đồng…
Để nâng cao kiến thức cho lao động nông thôn, huyện còn triển khai hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/ QĐ-TTg của Chính phủ, giúp cho 805 người được đào tạo nghề với kinh phí thực hiện trên 1,4 tỷ đồng. Ngoài ra, 2.082 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo còn được vay vốn của 14 chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ đạt trên 90 tỷ đồng để phát triển sản xuất; 308 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở với kinh phí thực hiện trên 20 tỷ đồng; 10.777 hộ được hỗ trợ tiền điện, kinh phí trên 6,3 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ con em hộ nghèo cũng được đặc biệt quan tâm, trong năm học 2016 -2017, số học sinh trên địa bàn toàn huyện được miễn giảm học phí là 11.422 học sinh, kinh phí gần 1,5 tỷ đồng; học sinh được hỗ trợ kinh phí học tập là 11.319 học sinh, kinh phí trên 5,6 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 6.067 học sinh, kinh phí gần 4 tỷ đồng…
Hàng năm, vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và dịp tết Nguyên đán, huyện có trên 2.000 hộ với trên 8.000 khẩu đã được Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói với số lượng gạo trên 120.000 tấn. Các chính sách khác như 8.734 hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; trẻ em khuyết tật, tim bẩm sinh, hở hàm ếch… được tặng xe lăn, được khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí, góp phần giúp con em hộ nghèo vươn lên trong học tập, ổn định cuộc sống.
Thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo, cùng với phát huy tốt nội lực của địa phương, năm 2017, huyện Văn Chấn đã giảm được 1.866 hộ nghèo, bằng 5,16% và giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 27,11%. Đây là tiền đề vững chắc để Văn Chấn thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững cho những năm tiếp theo.
1458 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XX đề ra mục tiêu, bình quân mỗi năm phấn đấu giảm 5% hộ nghèo. Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ đầu nhiệm kỳ huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hực hiện chương trình giảm nghèo.Văn Chấn là huyện có địa bàn rộng với 31 xã, thị trấn, trong đó 17 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 10 xã khác có 40 thôn, bản ĐBKK.
Theo khảo sát hàng năm, trên địa bàn huyện có khoảng gần 5.000 lao động thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở khu vực cánh đồng Mường Lò và các xã vùng cao thượng huyện. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo được xác định là người dân thiếu tư liệu sản xuất (vốn, đất, phương tiện sản xuất) chiếm 70%; không có việc làm, đông người ăn theo chiếm 15% và một số nguyên nhân khác như: lười lao động, ốm đau, tàn tật và mắc tệ nạn xã hội… chiếm 15%.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo, ban giảm nghèo từ huyện đến các xã, thị trấn được thành lập nhằm triển khai các chương trình, dự án về giảm nghèo. Huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo, quyền lợi của người nghèo để họ nâng cao nhận thức về kỹ năng trong sản xuất, tự vươn lên thoát nghèo.
Cùng với đó, để thúc đẩy kinh tế phát triển, huyện đã chia thành 3 tiểu vùng kinh tế gồm: vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là địa bàn tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha; vùng ngoài, gồm 9 xã, thị trấn, với lợi thế về phát triển vườn đồi trồng các loại cây ăn quả và trồng lúa nước; vùng cao thượng huyện gồm 10 xã, có tiềm năng đất đai lâm sản, khoáng sản, kết hợp với chăn nuôi đại gia súc.
Năm 2017 vừa qua, huyện Văn Chấn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp đầu tư trên 304 tỷ đồng cho việc xây dựng các công trình thiết yếu về cơ sở hạ tầng giao thông kết nối liên xã, thị trấn với các thôn, bản; xây dựng các trụ sở xã, hệ thống trường học, y tế và các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đất ở, giống cây trồng, vật nuôi… Trong đó, nguồn kinh phí của Nhà nước là trên 182 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội trên 87 tỷ đồng; vốn vay WB trên 21 tỷ đồng và vốn huy động nhân dân đóng góp trên 12 tỷ đồng…
Tại các xã và thôn bản ĐBKK, huyện đã khởi công 17 công trình giao thông, 3 công trình nhà văn hóa, 1 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, kinh phí thực hiện trên 31 tỷ đồng. Để giúp người nghèo phát triển sản xuất, huyện đã triển khai đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bằng việc hỗ trợ trực tiếp cho 10.307 hộ, kinh phí trên 4,1 tỷ đồng gồm: hỗ trợ sinh kế thông qua việc rà soát nhu cầu hỗ trợ nước sinh hoạt và máy móc nông cụ phục vụ cho sản xuất, kinh phí thực hiện 5,5 tỷ đồng; hỗ trợ làm cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc vào mùa đông được 200 cây, kinh phí 60 triệu đồng…
Để nâng cao kiến thức cho lao động nông thôn, huyện còn triển khai hỗ trợ đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/ QĐ-TTg của Chính phủ, giúp cho 805 người được đào tạo nghề với kinh phí thực hiện trên 1,4 tỷ đồng. Ngoài ra, 2.082 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo còn được vay vốn của 14 chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ đạt trên 90 tỷ đồng để phát triển sản xuất; 308 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở với kinh phí thực hiện trên 20 tỷ đồng; 10.777 hộ được hỗ trợ tiền điện, kinh phí trên 6,3 tỷ đồng.
Chính sách hỗ trợ con em hộ nghèo cũng được đặc biệt quan tâm, trong năm học 2016 -2017, số học sinh trên địa bàn toàn huyện được miễn giảm học phí là 11.422 học sinh, kinh phí gần 1,5 tỷ đồng; học sinh được hỗ trợ kinh phí học tập là 11.319 học sinh, kinh phí trên 5,6 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 6.067 học sinh, kinh phí gần 4 tỷ đồng…
Hàng năm, vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và dịp tết Nguyên đán, huyện có trên 2.000 hộ với trên 8.000 khẩu đã được Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói với số lượng gạo trên 120.000 tấn. Các chính sách khác như 8.734 hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; trẻ em khuyết tật, tim bẩm sinh, hở hàm ếch… được tặng xe lăn, được khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí, góp phần giúp con em hộ nghèo vươn lên trong học tập, ổn định cuộc sống.
Thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo, cùng với phát huy tốt nội lực của địa phương, năm 2017, huyện Văn Chấn đã giảm được 1.866 hộ nghèo, bằng 5,16% và giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống còn 27,11%. Đây là tiền đề vững chắc để Văn Chấn thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững cho những năm tiếp theo.