CTTĐT - Trong các ngày 22, 23/ 2 (tức ngày 15, 16 tháng Giêng năm Bính Thân) xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên đã long trọng tổ chức lễ hội đền Đại Cại Xuân Bính Thân năm 2016.
Quần thể di tích lịch sử văn hoá - Khảo cổ học xã Tân
Lĩnh huyện Lục Yên đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích cấp Quốc gia, được
các nhà khảo cổ đánh giá rất cao và có tầm vóc lịch sử quan trọng đối với toàn
bộ hệ thống các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Lục Yên. Theo dân gian
truyền lại, cũng như sử sách từ lâu đời, đền Đại Cại thờ Bà Chúa quân lương Vũ
Thị Ngọc Anh (Tên tự là Ngọc nữ Huỳnh Dung). Đền Đại Cại có từ thời Lê, do nhân
dân xã Lâm Hạ (Nay là xã Tân Lĩnh), thuộc Lâm trường Hạ, châu Lục Yên, phủ Yên
Bình, trấn Tuyên Quang lập nên, đứng gốc là xã Lâm Hạ (Nay là xã Tân Lĩnh,
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái).
Theo “Kiến văn tiểu lục” của nhà sử học Lê Quý Đôn, vào
thời vua Lê Chiêu Tông (1516 – 1522), Mạc Đăng Dung nổi lên chống triều đình
Nhà Lê, xây dựng căn cứ (thành Nhà Mạc) xứ Tuyên Quang.
Bà Vũ Thị Ngọc Anh là con nhà dòng dõi, tướng lĩnh, tinh
thông văn võ, lại am hiểu nghề nông. Tướng Vũ Văn Mật tiến cử Bà lên Nhà Vua và
được nhà Vua phong chức phó tướng, phụ trách quân lương. Hàng chục năm với
cương vị của mình Bà đã giữ trọn việc quân lương ở vùng rừng núi hiểm trở, hầu
hết dân bản xứ đều là dân tộc thiểu số, trình độ canh tác còn thấp. Bà chúa Bầu
họ Vũ đã đem kinh nghiệm canh tác ở miền xuôi phổ biến cho nhân dân và quân
binh trong vùng khai khẩn đất đai trồng lúa nước, trồng bông dệt vải, hàng chục
cánh đồng ở Châu Thu Vật, châu Lục Yên đều có công của Bà chỉ bảo dân binh khai
hoang, định cư trồng cây lúa nước. Bà Vũ Thị Ngọc Anh đã cùng Tướng công Vũ Văn
Mật xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu ở khắp mọi nơi, trong thành đều có
các võ tướng chỉ huy luyện tập binh mã tại võ trường dưới chân núi Hắc Y, Bà
trực tiếp luyện tập quân binh để bổ xung cho 11 doanh trại.
Sau khi dẹp xong Nhà Mạc, Tướng Vũ Văn Mật được Vua Lê
phong là “Quốc công An Tây Vương”, còn Bà Vũ Thị Ngọc Anh một nữ tướng luôn bên
cạnh Quốc công Vũ Văn Mật có nhiều công xây dựng căn cứ và truyền dạy dân binh
gieo trồng lương thảo, được nhân dân trong vùng tôn thờ như “Bà chúa lương”, “
Bà chúa kho”, “Bà Anh thần nông”, đồng bào địa phương còn gọi là “Bà Bụt” khi
cúng bà trong các hội Lồng tồng.
Lễ Hội đền Đại Cại là để tưởng nhớ đến công ơn những danh
nhân một thời đã có công khai sơn, phá thạch, chiêu dân, lập làng mở chợ, xây
dựng thành luỹ, giữ yên bờ cõi từ thời các Vua Lý – Trần và sau này là các chúa
Bầu họ Vũ đã kế tục truyền thống dựng nước và giữ nước qúy báu của ông cha.
641 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong các ngày 22, 23/ 2 (tức ngày 15, 16 tháng Giêng năm Bính Thân) xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên đã long trọng tổ chức lễ hội đền Đại Cại Xuân Bính Thân năm 2016.
Quần thể di tích lịch sử văn hoá - Khảo cổ học xã Tân
Lĩnh huyện Lục Yên đã được Bộ Văn hoá công nhận là di tích cấp Quốc gia, được
các nhà khảo cổ đánh giá rất cao và có tầm vóc lịch sử quan trọng đối với toàn
bộ hệ thống các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Lục Yên. Theo dân gian
truyền lại, cũng như sử sách từ lâu đời, đền Đại Cại thờ Bà Chúa quân lương Vũ
Thị Ngọc Anh (Tên tự là Ngọc nữ Huỳnh Dung). Đền Đại Cại có từ thời Lê, do nhân
dân xã Lâm Hạ (Nay là xã Tân Lĩnh), thuộc Lâm trường Hạ, châu Lục Yên, phủ Yên
Bình, trấn Tuyên Quang lập nên, đứng gốc là xã Lâm Hạ (Nay là xã Tân Lĩnh,
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái).
Theo “Kiến văn tiểu lục” của nhà sử học Lê Quý Đôn, vào
thời vua Lê Chiêu Tông (1516 – 1522), Mạc Đăng Dung nổi lên chống triều đình
Nhà Lê, xây dựng căn cứ (thành Nhà Mạc) xứ Tuyên Quang.
Bà Vũ Thị Ngọc Anh là con nhà dòng dõi, tướng lĩnh, tinh
thông văn võ, lại am hiểu nghề nông. Tướng Vũ Văn Mật tiến cử Bà lên Nhà Vua và
được nhà Vua phong chức phó tướng, phụ trách quân lương. Hàng chục năm với
cương vị của mình Bà đã giữ trọn việc quân lương ở vùng rừng núi hiểm trở, hầu
hết dân bản xứ đều là dân tộc thiểu số, trình độ canh tác còn thấp. Bà chúa Bầu
họ Vũ đã đem kinh nghiệm canh tác ở miền xuôi phổ biến cho nhân dân và quân
binh trong vùng khai khẩn đất đai trồng lúa nước, trồng bông dệt vải, hàng chục
cánh đồng ở Châu Thu Vật, châu Lục Yên đều có công của Bà chỉ bảo dân binh khai
hoang, định cư trồng cây lúa nước. Bà Vũ Thị Ngọc Anh đã cùng Tướng công Vũ Văn
Mật xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu ở khắp mọi nơi, trong thành đều có
các võ tướng chỉ huy luyện tập binh mã tại võ trường dưới chân núi Hắc Y, Bà
trực tiếp luyện tập quân binh để bổ xung cho 11 doanh trại.
Sau khi dẹp xong Nhà Mạc, Tướng Vũ Văn Mật được Vua Lê
phong là “Quốc công An Tây Vương”, còn Bà Vũ Thị Ngọc Anh một nữ tướng luôn bên
cạnh Quốc công Vũ Văn Mật có nhiều công xây dựng căn cứ và truyền dạy dân binh
gieo trồng lương thảo, được nhân dân trong vùng tôn thờ như “Bà chúa lương”, “
Bà chúa kho”, “Bà Anh thần nông”, đồng bào địa phương còn gọi là “Bà Bụt” khi
cúng bà trong các hội Lồng tồng.
Lễ Hội đền Đại Cại là để tưởng nhớ đến công ơn những danh
nhân một thời đã có công khai sơn, phá thạch, chiêu dân, lập làng mở chợ, xây
dựng thành luỹ, giữ yên bờ cõi từ thời các Vua Lý – Trần và sau này là các chúa
Bầu họ Vũ đã kế tục truyền thống dựng nước và giữ nước qúy báu của ông cha.