CTTĐT - Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện Lục Yên đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng thể hiện nếp sống, phong tục tập quán. Đối với người Dao đỏ xã Khai Trung thì lễ cầu mùa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất đối với người dân nơi đây vào dịp tháng Giêng và tháng 7 Âm lịch hàng năm.
Các gia đình chuẩn bị Lễ cầu mùa.
Theo
một số già làng ở xã Khai Trung, lễ cầu mùa đã có truyền thống từ hàng trăm
năm, qua thời gian mai một, khoảng 20 năm trở lại đây, lễ cầu mùa đã được
người Dao đỏ khôi phục và duy trì. Mỗi năm lễ cầu mùa được bà con xã Khai Trung
tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và rằm tháng 7 Âm lịch, để cầu cho mọi
người trong dân làng luôn có một sức khỏe thật tốt, phát triển kinh tế chăn
nuôi, trồng trọt, mùa màng được bội thu, không có dịch bệnh xảy ra, gia đình,
hàng xóm, làng bản sống hòa thuận, đoàn kết, mọi sự ở bản làng đều mong được
bình an. Bà Đặng Thị Mây, ở thôn Khe Rùng tâm sự: “Mỗi dịp lễ cầu mùa, chúng
tôi đều mong muốn có một năm làm ăn phát đạt, có được sức khỏe, gia đình hạnh
phúc”.
Theo
phong tục, lễ cầu mùa được tổ chức gồm 2 nội dung, phần lễ và phần hội. Ở phần
lễ, vào dịp tổ chức lễ cầu mùa, mỗi một hộ gia đình sẽ cùng nhau đóng góp một
số đồ để thờ cúng mang tính lòng thành như: gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo…..
tất cả đều do tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về,
sau đó cùng tập trung về một hộ gia đình có uy tín trong cộng đồng. Ở khâu
chuẩn bị, đàn ông trong làng sẽ làm khâu thờ cúng, đàn bà, phụ nữ làm khâu nấu
ăn, chuẩn bị đồ để thờ. Sau khâu chuẩn bị, lễ thờ cúng sẽ được cúng ở 2 nơi,
trước cửa gian chính của nhà và khu vực sau nhà, nơi có địa thế giáp núi. Trong
khoảng thời gian hơn 1 giờ đồng hồ, các thầy cúng có uy tín sẽ được chọn làm
người cúng cho toàn thể bản làng cho một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối
tươi tốt, mùa màng bội thu, các hộ dân trong làng đều mong muốn một năm mới
thuận lợi, làm ăn kinh tế được nâng lên để đời sống ngày càng khá giả, đẩy lùi
khó khăn, vất vả.
Lễ cầu
mùa người Dao đỏ xã Khai Trung được tổ chức thường niên 1 năm 2 lần, tuy nhiên
cứ 3 năm, lễ được tổ chức với quy mô lớn theo dạng lễ hội, ngoài những phần lễ,
Ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
với các tiết mục, trò chơi mang đậm đà bản sắc của người Dao đỏ địa
phương. Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con gửi gắm những
ước mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa
thuận gió hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc. Vì vậy, với trên 60% là
đồng bào Dao đỏ, xã Khai Trung đã và đang có nhiều giải pháp nhằm phục dựng và
duy trì tốt lễ cầu mùa vào tháng Giêng và rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm để cho
bà con nhân dân nơi đây hiểu thêm ý nghĩa của lễ cầu mùa đối với đời sống. Ông
Phùng Văn Doanh, Phó chủ tịch UBND xã Khai Trung cho biết: “Lễ cầu mùa là hình
thức văn hóa mạng đậm bản sắc của đồng bào Dao đỏ địa phương, chính vì vậy
chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn và phát huy nghi lễ, để nhân dân các dân tộc
trong xã cùng nhau chung sức duy trì tốt phong tục văn hóa này”.
Lễ hội
cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong
phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, góp phần phong phú đa dạng nền văn
hóa Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./.
641 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện Lục Yên đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng thể hiện nếp sống, phong tục tập quán. Đối với người Dao đỏ xã Khai Trung thì lễ cầu mùa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất đối với người dân nơi đây vào dịp tháng Giêng và tháng 7 Âm lịch hàng năm.
Theo
một số già làng ở xã Khai Trung, lễ cầu mùa đã có truyền thống từ hàng trăm
năm, qua thời gian mai một, khoảng 20 năm trở lại đây, lễ cầu mùa đã được
người Dao đỏ khôi phục và duy trì. Mỗi năm lễ cầu mùa được bà con xã Khai Trung
tổ chức 2 lần vào dịp đầu tháng Giêng và rằm tháng 7 Âm lịch, để cầu cho mọi
người trong dân làng luôn có một sức khỏe thật tốt, phát triển kinh tế chăn
nuôi, trồng trọt, mùa màng được bội thu, không có dịch bệnh xảy ra, gia đình,
hàng xóm, làng bản sống hòa thuận, đoàn kết, mọi sự ở bản làng đều mong được
bình an. Bà Đặng Thị Mây, ở thôn Khe Rùng tâm sự: “Mỗi dịp lễ cầu mùa, chúng
tôi đều mong muốn có một năm làm ăn phát đạt, có được sức khỏe, gia đình hạnh
phúc”.
Theo
phong tục, lễ cầu mùa được tổ chức gồm 2 nội dung, phần lễ và phần hội. Ở phần
lễ, vào dịp tổ chức lễ cầu mùa, mỗi một hộ gia đình sẽ cùng nhau đóng góp một
số đồ để thờ cúng mang tính lòng thành như: gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo…..
tất cả đều do tự tay các hộ trồng được, nuôi được, không được mua từ nơi khác về,
sau đó cùng tập trung về một hộ gia đình có uy tín trong cộng đồng. Ở khâu
chuẩn bị, đàn ông trong làng sẽ làm khâu thờ cúng, đàn bà, phụ nữ làm khâu nấu
ăn, chuẩn bị đồ để thờ. Sau khâu chuẩn bị, lễ thờ cúng sẽ được cúng ở 2 nơi,
trước cửa gian chính của nhà và khu vực sau nhà, nơi có địa thế giáp núi. Trong
khoảng thời gian hơn 1 giờ đồng hồ, các thầy cúng có uy tín sẽ được chọn làm
người cúng cho toàn thể bản làng cho một năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối
tươi tốt, mùa màng bội thu, các hộ dân trong làng đều mong muốn một năm mới
thuận lợi, làm ăn kinh tế được nâng lên để đời sống ngày càng khá giả, đẩy lùi
khó khăn, vất vả.
Lễ cầu
mùa người Dao đỏ xã Khai Trung được tổ chức thường niên 1 năm 2 lần, tuy nhiên
cứ 3 năm, lễ được tổ chức với quy mô lớn theo dạng lễ hội, ngoài những phần lễ,
Ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
với các tiết mục, trò chơi mang đậm đà bản sắc của người Dao đỏ địa
phương. Lễ Cầu mùa là hình thức sinh hoạt tâm linh để bà con gửi gắm những
ước mong về những mùa ngô, lúa tốt tươi, muôn loài được sinh sôi nảy nở, mưa
thuận gió hòa và cuộc sống an lành, ấm no hạnh phúc. Vì vậy, với trên 60% là
đồng bào Dao đỏ, xã Khai Trung đã và đang có nhiều giải pháp nhằm phục dựng và
duy trì tốt lễ cầu mùa vào tháng Giêng và rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm để cho
bà con nhân dân nơi đây hiểu thêm ý nghĩa của lễ cầu mùa đối với đời sống. Ông
Phùng Văn Doanh, Phó chủ tịch UBND xã Khai Trung cho biết: “Lễ cầu mùa là hình
thức văn hóa mạng đậm bản sắc của đồng bào Dao đỏ địa phương, chính vì vậy
chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn và phát huy nghi lễ, để nhân dân các dân tộc
trong xã cùng nhau chung sức duy trì tốt phong tục văn hóa này”.
Lễ hội
cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong
phú đời sống tinh thần của cư dân nơi đây, góp phần phong phú đa dạng nền văn
hóa Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc./.