Hai năm trở lại đây, phong trào sản xuất nông nghiệp ở Văn Chấn đã phát triển mạnh mẽ ở khắp các địa phương. Chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã thổi làn gió mới vào tư duy, nhận thức của những người nông dân. Họ đã biến đồi hoang, vườn tạp thành những vườn cây xanh màu no ấm.
Lãnh đạo huyện Văn Chấn động viên nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Chuyển biến cả về chất và lượng
Năm 2016, thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả có múi, gia đình bà Vũ Thị Hương ở thôn 26/3, xã Thượng Bằng La đã được chính quyền địa phương vận động và tạo điều kiện để chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cam. Nhận thấy đất đai phù hợp, việc chăm sóc cây ăn quả có múi không cần nhiều nước nên gia đình bà đã chuyển trên 1 ha vườn đồi sang trồng cam CS1 và V2.
Đến nay, sau hơn 2 năm trồng, chăm sóc, diện tích cam của gia đình bà đang sinh trưởng phát triển tốt, hứa hẹn hiệu quả cao hơn so với những cây trồng trước. Bà Hương chia sẻ: "Trước gia đình trồng cam, trồng chè, trồng rừng vì lo mất cây nọ, còn có cây kia bù lại. Nay tham gia vào Đề án, gia đình cũng như bà con ở đây rất phấn khởi. Vừa được hỗ trợ cây giống có chất lượng lại được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc là điều kiện tốt để gia đình tôi cũng như bà con nông dân phát triển vườn cam cho hiệu quả kinh tế cao”.
Hơn 2 năm qua, hàng trăm hộ dân từ vùng thấp đến vùng cao của huyện được hỗ trợ cây, con giống để cải tạo vườn tạp, chuồng trại, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và những chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh, huyện Văn Chấn đã quy hoạch đất đai, phân vùng sản xuất và xây dựng các đề án hỗ trợ nông dân.
Trong đó, tập trung vào phát triển diện tích quế, cây ăn quả có múi, mở rộng diện tích chè Shan vùng cao, hỗ trợ nhân dân chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán chăn thả. Mục tiêu đến năm 2020 diện tích quế đạt 4.500 ha, diện tích cây ăn quả có múi đạt 2.500 ha, mở rộng thêm 500 ha chè Shan và hỗ trợ các mô hình chăn nuôi làm thay đổi căn bản thói quen thả rông gia súc tại các xã vùng cao.
Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương chuẩn bị cây giống và điều kiện cần thiết; hướng dẫn và vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua hơn 2 năm triển khai, các đề án đã được nhân dân khắp các địa phương nhiệt tình hưởng ứng. Huyện đã triển khai hỗ trợ cho nhân dân trồng mới trên 500 ha cam, quýt, gần 2.000 ha quế, trên 220 ha chè Shan.
Đồng thời, hỗ trợ trên 140 mô hình chăn nuôi, trong đó có 81 mô hình chăn nuôi đại gia súc quy mô 10 con trở lên. Việc hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp đã góp phần hình thành rõ nét các vùng sản xuất tập trung như: vùng chuyên canh cây ăn quả có múi, vùng quế, vùng chè, vùng lúa chất lượng cao... Đặc biệt, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất của nhân dân.
Ông Phạm Bá Dư – Chủ tịch UBND xã Nậm Búng cho biết: "Qua việc triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán chăn thả, chúng tôi thấy có rất nhiều hiệu quả. Vui nhất là tổng đàn gia súc tăng mạnh trong 2 năm qua. Bên cạnh đó, việc kiểm soát đàn, tổ chức vệ sinh, tiêm phòng cũng như phòng chống rét thuận lợi hơn trước. Thông qua các mô hình này, người dân cũng thấy được lợi ích và học hỏi mở rộng quy mô chăn nuôi của gia đình theo hướng bán chăn thả”.
Bên cạnh việc hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất tập trung, để thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, huyện đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm. Cùng với việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng và nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm cam quả Văn Chấn, đầu tháng 10/2017, huyện đã đăng ký trên 20 mẫu nông sản chủ lực của huyện đưa vào bán tại các cửa hàng của hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường liên kết trong sản xuất, xây dựng các tổ hợp tác xã, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Sự hỗ trợ của Nhà nước cùng sự nỗ lực của nhân dân đã góp phần giúp nông nghiệp Văn Chấn tiếp tục tăng trưởng khá. Năm 2017, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 65.157 tấn, tăng trên 650 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt trên 46.800 tấn, tăng trên 1.000 tấn, sản lượng quả tươi vượt 13.000 tấn, tăng trên 500 tấn, tổng đàn đại gia súc đạt 29.600 con, tăng gần 1.000 con.
Quy hoạch vùng chè giúp nông dân Văn Chấn nâng cao hiệu quả sản xuất.
Xây dựng chiến lược lâu dài
Để tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Chấn đang bám sát quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp và quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái. Trên cơ sở những kết quả bước đầu và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các đề án, huyện đang tiếp tục điều chỉnh bảo đảm phù hợp thực tế, phát huy tiềm năng lợi thế của các địa phương, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và phát triển bền vững.
Trước mắt, huyện tập trung khai thác hiệu quả các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ. Mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao lên 75 - 80%; tập trung liên kết các địa phương để xây dựng nhãn hiệu gạo nếp Tan - Tú Lệ, gạo đặc sản Mường Lò. Đối với cây chè, tiếp tục trồng cải tạo các diện tích chè già cỗi bằng các giống năng suất, chất lượng cao; áp dụng kỹ thuật thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường trong tỉnh và khu vực lân cận. Hiện nay, huyện đang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Mai Mộng Tuân – Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: "Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện cũng có cơ chế đặc thù cho từng khu vực, trong đó ưu tiên hỗ trợ để nhân dân tăng cường mối liên kết trong sản xuất và xúc tiến quảng bá sản phẩm. Huyện cũng tăng cường phối hợp với các nhà khoa học, các doanh nghiệp thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận khoa học kỹ thuật để sản xuất nông sản sạch, an toàn theo hướng bền vững”.
Có thể thấy, việc tập trung các nguồn lực đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cải tạo chuồng trại, vườn tạp, mở rộng quy mô sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp đã mở ra tín hiệu khả quan cho ngành nông nghiệp, tạo hướng đi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất của nhân dân.
1363 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hai năm trở lại đây, phong trào sản xuất nông nghiệp ở Văn Chấn đã phát triển mạnh mẽ ở khắp các địa phương. Chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã thổi làn gió mới vào tư duy, nhận thức của những người nông dân. Họ đã biến đồi hoang, vườn tạp thành những vườn cây xanh màu no ấm.
Chuyển biến cả về chất và lượng
Năm 2016, thực hiện Đề án Phát triển cây ăn quả có múi, gia đình bà Vũ Thị Hương ở thôn 26/3, xã Thượng Bằng La đã được chính quyền địa phương vận động và tạo điều kiện để chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cam. Nhận thấy đất đai phù hợp, việc chăm sóc cây ăn quả có múi không cần nhiều nước nên gia đình bà đã chuyển trên 1 ha vườn đồi sang trồng cam CS1 và V2.
Đến nay, sau hơn 2 năm trồng, chăm sóc, diện tích cam của gia đình bà đang sinh trưởng phát triển tốt, hứa hẹn hiệu quả cao hơn so với những cây trồng trước. Bà Hương chia sẻ: "Trước gia đình trồng cam, trồng chè, trồng rừng vì lo mất cây nọ, còn có cây kia bù lại. Nay tham gia vào Đề án, gia đình cũng như bà con ở đây rất phấn khởi. Vừa được hỗ trợ cây giống có chất lượng lại được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc là điều kiện tốt để gia đình tôi cũng như bà con nông dân phát triển vườn cam cho hiệu quả kinh tế cao”.
Hơn 2 năm qua, hàng trăm hộ dân từ vùng thấp đến vùng cao của huyện được hỗ trợ cây, con giống để cải tạo vườn tạp, chuồng trại, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và những chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh, huyện Văn Chấn đã quy hoạch đất đai, phân vùng sản xuất và xây dựng các đề án hỗ trợ nông dân.
Trong đó, tập trung vào phát triển diện tích quế, cây ăn quả có múi, mở rộng diện tích chè Shan vùng cao, hỗ trợ nhân dân chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán chăn thả. Mục tiêu đến năm 2020 diện tích quế đạt 4.500 ha, diện tích cây ăn quả có múi đạt 2.500 ha, mở rộng thêm 500 ha chè Shan và hỗ trợ các mô hình chăn nuôi làm thay đổi căn bản thói quen thả rông gia súc tại các xã vùng cao.
Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương chuẩn bị cây giống và điều kiện cần thiết; hướng dẫn và vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua hơn 2 năm triển khai, các đề án đã được nhân dân khắp các địa phương nhiệt tình hưởng ứng. Huyện đã triển khai hỗ trợ cho nhân dân trồng mới trên 500 ha cam, quýt, gần 2.000 ha quế, trên 220 ha chè Shan.
Đồng thời, hỗ trợ trên 140 mô hình chăn nuôi, trong đó có 81 mô hình chăn nuôi đại gia súc quy mô 10 con trở lên. Việc hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp đã góp phần hình thành rõ nét các vùng sản xuất tập trung như: vùng chuyên canh cây ăn quả có múi, vùng quế, vùng chè, vùng lúa chất lượng cao... Đặc biệt, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ tư duy sản xuất của nhân dân.
Ông Phạm Bá Dư – Chủ tịch UBND xã Nậm Búng cho biết: "Qua việc triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán chăn thả, chúng tôi thấy có rất nhiều hiệu quả. Vui nhất là tổng đàn gia súc tăng mạnh trong 2 năm qua. Bên cạnh đó, việc kiểm soát đàn, tổ chức vệ sinh, tiêm phòng cũng như phòng chống rét thuận lợi hơn trước. Thông qua các mô hình này, người dân cũng thấy được lợi ích và học hỏi mở rộng quy mô chăn nuôi của gia đình theo hướng bán chăn thả”.
Bên cạnh việc hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất tập trung, để thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, huyện đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm. Cùng với việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng và nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm cam quả Văn Chấn, đầu tháng 10/2017, huyện đã đăng ký trên 20 mẫu nông sản chủ lực của huyện đưa vào bán tại các cửa hàng của hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường liên kết trong sản xuất, xây dựng các tổ hợp tác xã, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Sự hỗ trợ của Nhà nước cùng sự nỗ lực của nhân dân đã góp phần giúp nông nghiệp Văn Chấn tiếp tục tăng trưởng khá. Năm 2017, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 65.157 tấn, tăng trên 650 tấn, sản lượng chè búp tươi đạt trên 46.800 tấn, tăng trên 1.000 tấn, sản lượng quả tươi vượt 13.000 tấn, tăng trên 500 tấn, tổng đàn đại gia súc đạt 29.600 con, tăng gần 1.000 con.
Quy hoạch vùng chè giúp nông dân Văn Chấn nâng cao hiệu quả sản xuất.
Xây dựng chiến lược lâu dài
Để tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Chấn đang bám sát quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp và quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Yên Bái. Trên cơ sở những kết quả bước đầu và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các đề án, huyện đang tiếp tục điều chỉnh bảo đảm phù hợp thực tế, phát huy tiềm năng lợi thế của các địa phương, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và phát triển bền vững.
Trước mắt, huyện tập trung khai thác hiệu quả các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ. Mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao lên 75 - 80%; tập trung liên kết các địa phương để xây dựng nhãn hiệu gạo nếp Tan - Tú Lệ, gạo đặc sản Mường Lò. Đối với cây chè, tiếp tục trồng cải tạo các diện tích chè già cỗi bằng các giống năng suất, chất lượng cao; áp dụng kỹ thuật thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường trong tỉnh và khu vực lân cận. Hiện nay, huyện đang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Mai Mộng Tuân – Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: "Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, huyện cũng có cơ chế đặc thù cho từng khu vực, trong đó ưu tiên hỗ trợ để nhân dân tăng cường mối liên kết trong sản xuất và xúc tiến quảng bá sản phẩm. Huyện cũng tăng cường phối hợp với các nhà khoa học, các doanh nghiệp thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận khoa học kỹ thuật để sản xuất nông sản sạch, an toàn theo hướng bền vững”.
Có thể thấy, việc tập trung các nguồn lực đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cải tạo chuồng trại, vườn tạp, mở rộng quy mô sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp đã mở ra tín hiệu khả quan cho ngành nông nghiệp, tạo hướng đi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất của nhân dân.