Tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân tiếp tục tăng đàn nhưng không ồ ạt, góp phần tăng sản lượng thịt phục vụ cho nhu cầu tết Nguyên đán 2018
Huyện Yên Bình hiện có đàn bò 5.300 con (ảnh minh hoạ).
Đến thời điểm này, huyện Yên Bình có tổng đàn gia súc ước trên 93.262 con. Trong đó, đàn trâu 13.695 con, đàn bò 5.392 con, đàn lợn: 74.175 con. So với những năm trước đây, đàn trâu, bò phát triển ổn định, nhưng tổng đàn lợn giảm bởi những tháng đầu năm 2017, giá lợn hơi có thời điểm xuống dưới 20.000 đồng/kg, người chăn nuôi thua lỗ, nhiều hộ không mặn mà đến chăn nuôi lợn.
Để nhanh chóng ổn định sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm cho thị trường vào dịp tết Nguyên đán 2018, các trang trại và hộ chăn nuôi đã tập trung mọi điều kiện để tái đàn chăn nuôi.
Đồng chí Nguyễn Đức Điển - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Huyện đã triển khai chỉ đạo việc tái đàn phải an toàn, theo quy hoạch, đảm bảo đầu ra ổn định. Huyện khuyến cáo người dân không tái đàn ồ ạt với số lượng lớn, đặc biệt chú trọng công tác thú y nhằm giảm thiểu những rủi ro khi có dịch bệnh”. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại.
Đặc biệt, khi tái đàn người dân phải chủ động phối hợp với thú y cơ sở tổ chức tiêm phòng cho vật nuôi; đảm bảo chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là phòng, chống đói rét vào những những thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tới xã Xuân Long, địa phương hiện có đàn trâu 1.322 con, đàn bò 405 con, đàn lợn 3.122 con (giảm trên 200 con so với năm 2016).
Ông Nguyễn Ngọc Trường - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Đầu năm 2017, do giá lợn hơi bấp bênh, xuống thấp nên người dân không đầu tư chăn nuôi. Tuy nhiên, xác định chăn nuôi phát triển đàn đại gia súc là một thế mạnh của địa phương, xã tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân tiếp tục tăng đàn nhưng không ồ ạt, góp phần tăng sản lượng thịt phục vụ cho nhu cầu tết Nguyên đán 2018”.
Ông Nguyễn Văn Luận ở thôn 4, xã Xuân Long - người có nhiều năm chăn nuôi lợn cho biết: "Đầu năm ngoái, giá lợn hơi xuống thấp, người dân chăn nuôi thua lỗ, nhưng đến thời điểm này giá lên 35.000 – 37.000 đồng/kg thì người chăn nuôi nên tái đàn nhưng không nên tăng quá nhanh”.
Với mục tiêu phấn đấu đưa tổng số đàn gia súc chính tính đến ngày 1/4/2018 đạt 94.300 con, trong đó, đàn trâu: 14.000 con, đàn bò: 5.300 con, đàn lợn: 75.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 7.800 tấn, đặc biệt là tái đàn chăn nuôi phục vụ tết Nguyên đán, huyện Yên Bình đang triển khai thực hiện tốt dự án hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa, nuôi trâu, bò tập trung theo chính sách hỗ trợ của tỉnh.
Trong đó, dự kiến xây dựng 30 mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung với quy mô 10 con trở lên; 5 cơ sở chăn nuôi lợn thịt với quy mô 100 con trở lên, 5 cơ sở lợn nái với quy mô 15 con trở lên, 10 mô hình lợn kết hợp với quy mô 5 nái và 50 thịt và 5 cơ sở chăn nuôi gia cầm với quy mô 1.000 con trở lên.
Huyện tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn trâu, bò; nạc hóa đàn lợn theo hướng khuyến khích sử dụng lợn nái ngoại; chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn nhân dân nhập đàn vật nuôi tái sản xuất sau tết Nguyên đán; đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh; phối hợp với các ngành triển khai nhanh cho vay vốn đầu tư chăn nuôi theo kế hoạch được giao để phát triển đàn gia súc, gia cầm; thường xuyên duy trì công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ; quản lý tốt nguồn giống gia súc nhập vào địa bàn.
Đồng thời, phát huy tốt hiệu quả của mạng lưới thú y viên cơ sở, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, để khôi phục nhanh và duy trì ổn định đàn gia súc, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
1370 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân tiếp tục tăng đàn nhưng không ồ ạt, góp phần tăng sản lượng thịt phục vụ cho nhu cầu tết Nguyên đán 2018Đến thời điểm này, huyện Yên Bình có tổng đàn gia súc ước trên 93.262 con. Trong đó, đàn trâu 13.695 con, đàn bò 5.392 con, đàn lợn: 74.175 con. So với những năm trước đây, đàn trâu, bò phát triển ổn định, nhưng tổng đàn lợn giảm bởi những tháng đầu năm 2017, giá lợn hơi có thời điểm xuống dưới 20.000 đồng/kg, người chăn nuôi thua lỗ, nhiều hộ không mặn mà đến chăn nuôi lợn.
Để nhanh chóng ổn định sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm cho thị trường vào dịp tết Nguyên đán 2018, các trang trại và hộ chăn nuôi đã tập trung mọi điều kiện để tái đàn chăn nuôi.
Đồng chí Nguyễn Đức Điển - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Huyện đã triển khai chỉ đạo việc tái đàn phải an toàn, theo quy hoạch, đảm bảo đầu ra ổn định. Huyện khuyến cáo người dân không tái đàn ồ ạt với số lượng lớn, đặc biệt chú trọng công tác thú y nhằm giảm thiểu những rủi ro khi có dịch bệnh”. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại.
Đặc biệt, khi tái đàn người dân phải chủ động phối hợp với thú y cơ sở tổ chức tiêm phòng cho vật nuôi; đảm bảo chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là phòng, chống đói rét vào những những thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tới xã Xuân Long, địa phương hiện có đàn trâu 1.322 con, đàn bò 405 con, đàn lợn 3.122 con (giảm trên 200 con so với năm 2016).
Ông Nguyễn Ngọc Trường - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Đầu năm 2017, do giá lợn hơi bấp bênh, xuống thấp nên người dân không đầu tư chăn nuôi. Tuy nhiên, xác định chăn nuôi phát triển đàn đại gia súc là một thế mạnh của địa phương, xã tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân tiếp tục tăng đàn nhưng không ồ ạt, góp phần tăng sản lượng thịt phục vụ cho nhu cầu tết Nguyên đán 2018”.
Ông Nguyễn Văn Luận ở thôn 4, xã Xuân Long - người có nhiều năm chăn nuôi lợn cho biết: "Đầu năm ngoái, giá lợn hơi xuống thấp, người dân chăn nuôi thua lỗ, nhưng đến thời điểm này giá lên 35.000 – 37.000 đồng/kg thì người chăn nuôi nên tái đàn nhưng không nên tăng quá nhanh”.
Với mục tiêu phấn đấu đưa tổng số đàn gia súc chính tính đến ngày 1/4/2018 đạt 94.300 con, trong đó, đàn trâu: 14.000 con, đàn bò: 5.300 con, đàn lợn: 75.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 7.800 tấn, đặc biệt là tái đàn chăn nuôi phục vụ tết Nguyên đán, huyện Yên Bình đang triển khai thực hiện tốt dự án hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa, nuôi trâu, bò tập trung theo chính sách hỗ trợ của tỉnh.
Trong đó, dự kiến xây dựng 30 mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung với quy mô 10 con trở lên; 5 cơ sở chăn nuôi lợn thịt với quy mô 100 con trở lên, 5 cơ sở lợn nái với quy mô 15 con trở lên, 10 mô hình lợn kết hợp với quy mô 5 nái và 50 thịt và 5 cơ sở chăn nuôi gia cầm với quy mô 1.000 con trở lên.
Huyện tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn trâu, bò; nạc hóa đàn lợn theo hướng khuyến khích sử dụng lợn nái ngoại; chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn nhân dân nhập đàn vật nuôi tái sản xuất sau tết Nguyên đán; đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh; phối hợp với các ngành triển khai nhanh cho vay vốn đầu tư chăn nuôi theo kế hoạch được giao để phát triển đàn gia súc, gia cầm; thường xuyên duy trì công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ; quản lý tốt nguồn giống gia súc nhập vào địa bàn.
Đồng thời, phát huy tốt hiệu quả của mạng lưới thú y viên cơ sở, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, để khôi phục nhanh và duy trì ổn định đàn gia súc, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.