Chất
lượng và cơ cấu là điều quan tâm nhất trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
(ĐBQH), đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Chính vì vậy, Chỉ thị số
51/CT-TW ngày 4/1/2016 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 03/CT-TU ngày 18/1/2016 của
Ban Thường vụ tỉnh Yên Bái về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và bầu cử đại
biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã khẳng định việc lãnh đạo công tác
nhân sự là bảo đảm phát huy dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật và sự lãnh đạo
tập trung thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ, gắn kết quả nhân sự đại
hội Đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới
thiệu những người tiêu biểu đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Chỉ thị
còn nhấn mạnh thêm về chất lượng và cơ cấu nhân sự đại biểu như: trên cơ sở đảm
bảo tiêu chuẩn, coi trọng tiêu chuẩn về chất lượng phẩm chất chính trị về đạo
đức, lối sống, có quan điểm về quần chúng, có đủ trí tuệ, năng lực và điều kiện
thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH và đại biểu HĐND.
Đồng
thời, có cơ cấu hợp lý về đại biểu đang công tác tại cơ quan Đảng, Nhà nước,
lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Giảm số đại biểu
chuyên trách công tác tại cơ quan hành chính, tăng số lượng đại biểu chuyên
trách theo đúng quy định của pháp luật, có tỷ lệ hợp lý về cơ cấu đại biểu dân
tộc thiểu số, các tôn giáo, đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu tái cử,
đại biểu là nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ, đại biểu xuất thân từ công
nhân, nông dân, doanh nhân, đại biểu thuộc các thành phần kinh tế. Đây là thể hiện
tinh thần đổi mới việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác nhân sự trong
cuộc bầu cử lần này, nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo cơ cấu ĐBQH, đại biểu
HĐND các cấp.
Theo
tinh thần đổi mới của Đảng trong cuộc bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND thì việc lãnh
đạo công tác nhân sự cấp ủy đảng của cơ quan, đơn vị và cơ sở phải quán triệt
đúng chị thị của trung ương, của tỉnh là đảm bảo phát huy dân chủ và sự lãnh
đạo tập trung thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ. Hai vấn đề này không
thể tách rời trong quá trình lãnh đạo, lựa chọn nhân sự và không áp đặt ý chí
chủ quan của người lãnh đạo thì mới phát hiện được nhân tài, lựa chọn được
những người tiêu biểu để giới thiệu đề cử.
Muốn
đảm bảo được cơ cấu, thành phần đại biểu trúng cử như chỉ đạo của cấp trên, nên
lựa chọn giới thiệu những người cùng thành phần cơ cấu, trình độ ngang nhau
trong một đơn vị bầu cử để tranh cử bình đẳng với nhau, để rộng đường cho cử
tri lựa chọn ai là người trúng cử cũng được.
Người
không trúng cử có tỷ lệ số phiếu bầu đều đạt quá bán, không chênh lệch với
người trúng cử là bao, thậm chí là số phiếu ngang nhau thì họ cảm thấy thỏa
mái. Nếu việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2016- 2021 lần này được như vậy, thì không chỉ nâng cao chất lượng đại
biểu mà còn đảm bảo được cơ cấu, thành phần đại biểu trúng cử.
Điều
đó, thể hiện được ý Đảng, lòng dân, làm cho cử tri hăng hái phấn khởi tham gia
công tác bầu cử và cùng chung sức, đồng lòng để xây dựng bộ máy chính quyền trí
tuệ, trong sạch, vững mạnh, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong
thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Theo Báo Yên Bái