Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.
Ảnh minh họa
Theo đó, công trình đường thủy nội địa sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa được nghiệm thu, bàn giao để tổ chức quản lý và bảo trì. Thời gian thực hiện quản lý và bảo trì được tính từ ngày nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Công trình đường thủy nội địa phải có quy trình bảo trì trước khi đưa vào khai thác gồm: Luồng đường thủy nội địa; âu tàu; công trình đưa phương tiện qua đập, thác; cảng thủy nội địa; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa.
Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa phải gửi trước 30/5
Theo Thông tư, trình tự lập, phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm như sau: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập Kế hoạch và dự toán kinh phí nhu cầu bảo trì công trình đường thủy nội địa của năm sau, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30/5 hàng năm, rà soát Danh mục công trình, hạng mục công trình chuẩn bị đầu tư trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15/6 hàng năm. Bộ Giao thông vận tải rà soát, chấp thuận Kế hoạch nhu cầu bảo trì công trình cho năm sau trước ngày 30/6 hàng năm; tổng hợp kế hoạch và kinh phí bảo trì vào dự toán thu chi ngân sách Nhà nước hàng năm của Bộ.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam căn cứ Danh mục công trình, hạng mục chuẩn bị đầu tư được Bộ Giao thông vận tải duyệt, tổ chức phê duyệt, thẩm định dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình trước ngày 1/11 hàng năm…
Theo Thông tư, nội dung bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm một hoặc toàn bộ các công việc sau:
1- Kiểm tra công trình đường thủy nội địa thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình;
2- Quan trắc công trình đường thủy nội địa theo quy định;
3- Kiểm định chất lượng công trình đường thủy nội địa theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
4- Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa bao gồm các công việc được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa và quy trình bảo trì;
5- Sửa chữa công trình đường thủy nội địa bao gồm: Sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất và các công việc đặc thù khác. Sửa chữa định kỳ bao gồm hoạt động sửa chữa, khắc phục hư hỏng của công trình hoặc thay thế toàn bộ công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình và đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình, hạng mục công trình. Sửa chữa đột xuất được thực hiện khi công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như thiên tai, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác khi công trình, công trình bộ phận có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng công trình. Việc sửa chữa đột xuất do thiên tai thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2019.
1470 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.Theo đó, công trình đường thủy nội địa sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa được nghiệm thu, bàn giao để tổ chức quản lý và bảo trì. Thời gian thực hiện quản lý và bảo trì được tính từ ngày nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Công trình đường thủy nội địa phải có quy trình bảo trì trước khi đưa vào khai thác gồm: Luồng đường thủy nội địa; âu tàu; công trình đưa phương tiện qua đập, thác; cảng thủy nội địa; kè, đập giao thông; báo hiệu đường thủy nội địa.
Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa phải gửi trước 30/5
Theo Thông tư, trình tự lập, phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm như sau: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập Kế hoạch và dự toán kinh phí nhu cầu bảo trì công trình đường thủy nội địa của năm sau, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30/5 hàng năm, rà soát Danh mục công trình, hạng mục công trình chuẩn bị đầu tư trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15/6 hàng năm. Bộ Giao thông vận tải rà soát, chấp thuận Kế hoạch nhu cầu bảo trì công trình cho năm sau trước ngày 30/6 hàng năm; tổng hợp kế hoạch và kinh phí bảo trì vào dự toán thu chi ngân sách Nhà nước hàng năm của Bộ.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam căn cứ Danh mục công trình, hạng mục chuẩn bị đầu tư được Bộ Giao thông vận tải duyệt, tổ chức phê duyệt, thẩm định dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình trước ngày 1/11 hàng năm…
Theo Thông tư, nội dung bảo trì công trình đường thủy nội địa bao gồm một hoặc toàn bộ các công việc sau:
1- Kiểm tra công trình đường thủy nội địa thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình;
2- Quan trắc công trình đường thủy nội địa theo quy định;
3- Kiểm định chất lượng công trình đường thủy nội địa theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
4- Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa bao gồm các công việc được thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa và quy trình bảo trì;
5- Sửa chữa công trình đường thủy nội địa bao gồm: Sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất và các công việc đặc thù khác. Sửa chữa định kỳ bao gồm hoạt động sửa chữa, khắc phục hư hỏng của công trình hoặc thay thế toàn bộ công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình và đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn của công trình, hạng mục công trình. Sửa chữa đột xuất được thực hiện khi công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như thiên tai, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác khi công trình, công trình bộ phận có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng công trình. Việc sửa chữa đột xuất do thiên tai thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2019.