Cùng với Khánh Hòa, các vùng trồng cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam đã hình thành tại nhiều xã, từ Tân Lĩnh, Yên Thắng, Mai Sơn, thị trấn Yên Thế đến Vĩnh Lạc, Liễu Đô rồi An Phú, Minh Tiến.
Khánh Hòa đã hình thành vùng trồng cam hàng hóa với diện tích gần 180 ha
Chúng tôi có dịp trở lại vùng đất ngọc Lục Yên. Thời gian này, từ các xã Khánh Hòa, Tân Lĩnh đến An Phú, Minh Tiến… đâu cũng thấy bạt ngàn sắc vàng - xanh của cam, bưởi và các loại cây ăn quả khác.
Lên thăm đồi cam rộng 3 ha của gia đình anh Tạ Quốc Bảo, thôn 8, xã Khánh Hòa, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những cành trĩu quả phải dùng cây chống mới không gãy.
Anh Bảo phấn khởi cho biết: "Cam năm nay cho năng suất khá từ 18 - 20 tấn/ha. Từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Cam Lục Yên sản phẩm cam ở đây được thị trường biết đến nhiều hơn. Do vậy, giá cả cũng ổn định, giúp nông dân chúng tôi nâng cao thu nhập”.
Được biết, Khánh Hòa là xã có diện tích cam lớn nhất huyện Lục Yên với diện tích 179 ha, trong đó khoảng 90 ha đang cho chu hoạch. Bình quân mỗi ha cam đem về nguồn thu từ 150 - 200 triệu đồng cho người dân; mỗi năm từ cây cam, người dân Khánh Hòa thu về gần 10 tỷ đồng.
Cùng với Khánh Hòa, các vùng trồng cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam cũng đã hình thành tại nhiều xã, từ Tân Lĩnh, Yên Thắng, Mai Sơn, thị trấn Yên Thế đến Vĩnh Lạc, Liễu Đô rồi An Phú, Minh Tiến. Ngoài giống cam sành thì các loại cây ăn quả có múi có giá trị cao như cam Vinh, bưởi Diễn… được nhân dân đưa vào canh tác.
Theo thống kê, hiện toàn huyện Lục Yên có khoảng 550 ha cây ăn quả có múi, trong đó trên 510 ha cam được trồng ở 18/24 xã, thị trấn và chủ yếu là cam sành, cam Vinh, quýt, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 3.000 tấn cam các loại.
Với những giá trị và hiệu quả kinh tế mà cây cam mang lại, huyện Lục Yên phấn đấu đến năm 2020 có trên 1.940 ha cây ăn quả, trong đó chủ yếu là các loại cây ăn quả có múi như: cam sành, cam vinh, bưởi diễn…
Để thực hiện mục tiêu trên, huyện xác định giai đoạn 2016 - 2020 trồng mới 517,5 ha cây ăn quả có múi, trong đó cam là 510 ha, tập trung ở một số xã như Khánh Hòa 300 ha, Mường Lai 100 ha, Minh Xuân 50 ha, Yên Thắng 50 ha, Khai Trung 50 ha…
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Tính riêng trong năm 2017, toàn huyện trồng mới 121,5 ha cây ăn quả có múi, trong đó 84,66 ha cây cam Vinh và cam Sành thực hiện theo đề án phát triển cây ăn qủa có múi, số còn lại người dân tự trồng”.
Huyện cũng tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ trồng cây ăn quả có múi theo Đề án tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh; tập trung cải tạo các diện tích cho sản phẩm; nghiên cứu, bình tuyển, lựa chọn các cây đầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt hơn để tạo cây sạch bệnh, đưa vào nhân giống phục vụ phát triển cây ăn quả.
Đồng thời tăng cường đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với thị trường; xây dựng, nâng cấp các vườn ươm, vườn giống; khai thác có hiệu quả nhãn hiệu tập thể Cam Lục Yên để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa.
1990 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Cùng với Khánh Hòa, các vùng trồng cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam đã hình thành tại nhiều xã, từ Tân Lĩnh, Yên Thắng, Mai Sơn, thị trấn Yên Thế đến Vĩnh Lạc, Liễu Đô rồi An Phú, Minh Tiến.
Chúng tôi có dịp trở lại vùng đất ngọc Lục Yên. Thời gian này, từ các xã Khánh Hòa, Tân Lĩnh đến An Phú, Minh Tiến… đâu cũng thấy bạt ngàn sắc vàng - xanh của cam, bưởi và các loại cây ăn quả khác.
Lên thăm đồi cam rộng 3 ha của gia đình anh Tạ Quốc Bảo, thôn 8, xã Khánh Hòa, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những cành trĩu quả phải dùng cây chống mới không gãy.
Anh Bảo phấn khởi cho biết: "Cam năm nay cho năng suất khá từ 18 - 20 tấn/ha. Từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Cam Lục Yên sản phẩm cam ở đây được thị trường biết đến nhiều hơn. Do vậy, giá cả cũng ổn định, giúp nông dân chúng tôi nâng cao thu nhập”.
Được biết, Khánh Hòa là xã có diện tích cam lớn nhất huyện Lục Yên với diện tích 179 ha, trong đó khoảng 90 ha đang cho chu hoạch. Bình quân mỗi ha cam đem về nguồn thu từ 150 - 200 triệu đồng cho người dân; mỗi năm từ cây cam, người dân Khánh Hòa thu về gần 10 tỷ đồng.
Cùng với Khánh Hòa, các vùng trồng cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam cũng đã hình thành tại nhiều xã, từ Tân Lĩnh, Yên Thắng, Mai Sơn, thị trấn Yên Thế đến Vĩnh Lạc, Liễu Đô rồi An Phú, Minh Tiến. Ngoài giống cam sành thì các loại cây ăn quả có múi có giá trị cao như cam Vinh, bưởi Diễn… được nhân dân đưa vào canh tác.
Theo thống kê, hiện toàn huyện Lục Yên có khoảng 550 ha cây ăn quả có múi, trong đó trên 510 ha cam được trồng ở 18/24 xã, thị trấn và chủ yếu là cam sành, cam Vinh, quýt, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 3.000 tấn cam các loại.
Với những giá trị và hiệu quả kinh tế mà cây cam mang lại, huyện Lục Yên phấn đấu đến năm 2020 có trên 1.940 ha cây ăn quả, trong đó chủ yếu là các loại cây ăn quả có múi như: cam sành, cam vinh, bưởi diễn…
Để thực hiện mục tiêu trên, huyện xác định giai đoạn 2016 - 2020 trồng mới 517,5 ha cây ăn quả có múi, trong đó cam là 510 ha, tập trung ở một số xã như Khánh Hòa 300 ha, Mường Lai 100 ha, Minh Xuân 50 ha, Yên Thắng 50 ha, Khai Trung 50 ha…
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Tính riêng trong năm 2017, toàn huyện trồng mới 121,5 ha cây ăn quả có múi, trong đó 84,66 ha cây cam Vinh và cam Sành thực hiện theo đề án phát triển cây ăn qủa có múi, số còn lại người dân tự trồng”.
Huyện cũng tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ trồng cây ăn quả có múi theo Đề án tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh; tập trung cải tạo các diện tích cho sản phẩm; nghiên cứu, bình tuyển, lựa chọn các cây đầu dòng có năng suất cao, chất lượng tốt hơn để tạo cây sạch bệnh, đưa vào nhân giống phục vụ phát triển cây ăn quả.
Đồng thời tăng cường đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với thị trường; xây dựng, nâng cấp các vườn ươm, vườn giống; khai thác có hiệu quả nhãn hiệu tập thể Cam Lục Yên để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa.