Gây phỉ trên địa bàn tỉnh Yên Bái là một bộ phận trong kế hoạch gây phỉ quy mô lớn của thực dân Pháp ở vùng Tây Bắc. Càng kéo dài chiến tranh, thực dân Pháp càng lún sâu vào thế bị động, thất bại nặng nề. Để cứu vãn tình thế, chúng đề ra nhiều biện pháp chiến lược quan trọng, trong đó có âm mưu gây phỉ. Mục đích của âm mưu này là phá hoại hậu phương, kìm chân các binh đoàn chủ lực ta có điều kiện xây dựng lực lượng cơ động chiến lược, mở các cuộc tiến công, giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính.
Ban chỉ huy Pháp tại cứ điểm Nghĩa Lộ bị bắt hoàn toàn. (Ảnh tư liệu: Bảo tàng tỉnh Yên Bái)
Ngay sau khi Yên Bái được giải phóng hoàn toàn (10/1952), thực dân Pháp đã tung các toán biệt kích, gián điệp xuống các huyện Văn Chấn, Than Uyên và Văn Bàn tìm cách bắt liên lạc với ngụy quân, ngụy quyền nhằm chui vào chính quyền, các đội dân quân du kích của ta tạo vỏ bọc xây dựng cơ sở, phản tuyên truyền phá các chính sách của Đảng và chính quyền, xúc tiến gây bạo loạn.
Ngày 18 tháng 12 năm 1952, Pháp thả 8 tên biệt kích xuống Bản Lìu (huyện Văn Chấn); ngày 13 tháng 2 năm 1953, chúng thả 10 tên xuống Nậm Cân (huyện Văn Bàn), bọn này phân tán ra hoạt động ở các xã Minh Lương, Kim Sơn và Khánh Yên Thượng. Ở Than Uyên bọn biệt kích, gián điệp thâm nhập và hoạt động mạnh trên đường từ Than Uyên đi Sơn La.
Ngoài ra, Pháp còn thúc bọn phản động ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên tăng cường hoạt động. Ở Đông Cuông (Trấn Yên), 70 phần tử xấu đã tụ họp bàn cách chống việc thực hiện thuế nông nghiệp.
Giữa tháng 4 năm 1953, bọn phản động ở Than Uyên lên liên lạc với phỉ ở Bình Lư - Phong Thổ và nhận vũ khí về chuẩn bị đánh ta. Tháng 7 năm 1953, Pháp đưa tên Nguyễn Đình Tấn về chỉ huy phỉ ở Than Uyên. Từ tháng 8 năm 1953 phỉ ở đây hoạt động mạnh hẳn lên, chúng cho người đi Bình Lư nhận thêm súng đạn và ra sức tuyên truyền các khẩu hiệu “xứ Thái tự trị không có người Kinh”, “người thiểu số không bắn người thiểu số”, “đánh người Kinh giải phóng thuế, giải phóng dân công”. Một số quần chúng do chưa hiểu cách mạng, bị lừa bịp đã tin theo
Từ tháng 10 năm 1953, phỉ Than Uyên nổi lên cướp kho mậu dịch Mường Cang (14/10), đánh chiếm Mường Khoa (25/10), Thân Thuộc (27/10) và Mường Than (2/11). Từ giữa tháng 11, chúng mở rộng hoạt động về phía các khu du kích cũ của ta như Mường Kim, Khâu Mang, Mồ Dề, Lao Chải. Lực lượng phỉ phát triển lên tới 2.000 tên. Chúng được máy bay Pháp liên tục thả dù tiếp vũ khí, lương thực. Ý đồ của Pháp là lấy Than Uyên làm bàn đạp phát triển phỉ xuống Văn Chấn, sang Văn Bàn và Lục Yên.
Trước sự hoạt động của phỉ, một số chiến sĩ của đại đội 96 mất tinh thần, bỏ đơn vị đi theo chúng. Cơ quan Huyện ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Than Uyên bị phỉ tập kích, 3 đồng chí hy sinh. Đại đội 95 được tỉnh tăng cường vào phải tập trung giữ cơ sở ở Hố Mít.
Sở dĩ phỉ phát triển được như vậy là do các cấp ủy Đảng và chính quyền chưa thấy hết âm mưu của địch, mất cảnh giác, coi thường các hoạt động của bọn gián điệp, biệt kích và bọn phản động do Pháp cài lại; truy quét ngụy quân, ngụy quyền chưa đến nơi đến chốn; một số nơi coi nhẹ việc xây dựng, củng cố cơ sở và chính quyền cách mạng ở vùng mới giải phóng. Thêm nữa trong quá trình thực hiện chính sách thuế nông nghiệp và huy động dân công cán bộ ta mắc nhiều khuyết điểm như gò ép sản lượng thuế, huy động dân công thường là cưỡng bức, ít vận động, thuyết phục sự tự giác của nhân dân. Bọn gián điệp biệt kích và đầu sỏ đã triệt để lợi dụng khuyết điểm của ta để kích động, lôi kéo quần chúng chống lại cách mạng.
Từ tháng 4 năm 1953 trở đi khi thấy bọn gián điệp, biệt kích hoạt động mạnh, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo việc lùng sục, truy quét chúng, đồng thời tuyên truyền giác ngộ quần chúng nắm các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên do lực lượng ta quá mỏng, lại hoạt động phân tán trên địa bàn rộng (gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên và Văn Bàn) nên kết quả còn hạn chế.
Từ cuối năm 1953, Tỉnh ủy nhận thức sâu sắc hơn, vấn đề phỉ và xác định: tiễu phỉ là một công tác quan trọng, gay go đối với địa phương. Phải kịp thời chặn bước tiến của chúng ra Văn Bàn và xuống Văn Chấn. Kiên quyết tập trung cán bộ, tăng cường lực lượng quân sự đánh vào các vị trí trung tâm của phỉ. Kiên quyết giữ khu Mường Kim, Hố Mít, củng cố cơ sở ở vùng đồng bào Mông phát triển xuống vùng đồng bào Thái. Ở vùng tự do, căn cứ cũ đẩy mạnh phát động quần chúng giảm tô, chấn chỉnh tổ chức, tiễu trừ Việt gian phản động, làm trong sạch địa bàn, ổn định hậu phương.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Đức, Bí thư Tỉnh ủy (mới được cử thay đồng chí Vũ Thu cuối năm 1953) kiêm Chính trị viên Tỉnh đội cùng đồng chí Nguyễn Tiến Thanh - Tỉnh đội trưởng lên Than Uyên, Văn Bàn trực tiếp chỉ đạo, tổ chức công tác tiễu phỉ.
Cuối tháng 10 năm 1953, Bộ tư lệnh khu Tây Bắc mở chiến dịch tiễu phỉ Bắc Lai (bắc Lai Châu). Lực lượng tham gia chiến dịch, có tiểu đoàn 183 (E246) và một số bộ phận của trung đoàn 148 bộ đội chủ lực; các đại đội 85, 87,97 tỉnh Yên Bái và các đại đội 961, 965 tỉnh Lào Cai.
Tháng 11 và 12 năm 1953, ta đánh tan các cụm phỉ ở Sa Pa, Bát Xát, Tam Đường và Bình Lư. Từ đầu năm 1954, quân ta chuyển xuống tấn công phỉ ở Than Uyên, đánh tan cụm phỉ mạnh nhất ở Mường Than (3/1954). Sau đó, trung đoàn 159 thay thế phụ trách tiễu phỉ ở Yên Bái.
Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1954, ta chuyển sang phát động quần chúng để giải quyết cơ bản vấn đề phỉ. Đại đội 95 làm nhiệm vụ cơ động; các đại đội 85, 82, 92, 86, 96 trực tiếp làm nhiệm vụ phát động quần chúng. Bộ đội và cán bộ ta đã triệt để thực hiện “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với dân, từng bước tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng về đường lối, chính sách của Đảng; tố cáo âm mưu, tội ác của thực dân Pháp và bọn đầu sỏ phỉ; thực hiện chính sách khoan hồng, kêu gọi những người lầm đường trở về làng, bản làm ăn. Đồng thời kiên quyết trừng trị bọn đầu sỏ, ngoan cố chống phá cách mạng.
Kết quả, ta diệt và bắt trên 1.500 tên phỉ, thu hơn 2.000 khẩu súng, một số điện đài, và rất nhiều lương thực tiền bạc. Thắng lợi này rất quan trọng tạo ra điểu kiện để ta giải quyết triệt để vấn đề phỉ.
Ở Văn Chấn, khoảng 120 tên phỉ từ Ngọc Chiến (Sơn La) luồn về Sà Hồ định phối hợp với bọn phản động ở đây bạo loạn, rồi từ đây đi chiếm lại Ngọc Chiến, Nậm Khắt và mở rộng hoạt động xuống đồng bằng Nghĩa Lộ. Lực lượng vũ trang địa phương đã phối hợp với lực lượng tại chỗ tiến hành phát động quần chúng cho nên âm mưu của chúng bị thất bại. Ta diệt và bắt bọn cầm đầu, số còn lại tan rã.
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ và phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), thực dân Pháp lệnh cho bọn phỉ chuyển hướng hoạt động. Kế hoạch có bốn điểm chính.
1- Kiên quyết bảo vệ kho tàng, vũ khí, và phương tiện thông tin liên lạc.
2- Hoạt động theo phương châm tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tránh bộ đội chủ lực, đánh bộ đội địa phương và dân quân du kích.
3- Khi bị đánh mạnh thì giấu súng trá hàng.
4- Tiếp tục tuyên truyền đề cao Pháp - Mỹ, gây chiến tranh tâm lý, đe dọa chiến tranh, chống phá các chính sách của Đảng và Chính phủ.
Tranh thủ thời gian trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực (21-26/7/1954) Pháp liên tục dùng máy bay thả dù tiếp tế lương thực, thực phẩm, vũ khí, điện đài, bản đồ cho bọn đầu sỏ phỉ, đông thời tổ chức đưa một số tên về Hà Nội, vào Nam huấn luyện nhằm sử dụng lâu dài.
Trong điều kiện thực dân Pháp đang rút dần khỏi miền Bắc, để giải quyết vấn đề phỉ, Đảng ta chủ trương tiếp tục lấy vận động chính trị làm chủ yếu, hoạt động quân sự làm áp lực, kiên quyết tiêu diệt bọn đầu sỏ ngoan cố không chịu hàng, đồng thời ra sức khôi phục kinh tế, mở mang văn hóa xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc.
Theo chủ trương này, Tỉnh ủy đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc các cấp ủy Đảng và Chính quyền có sự hỗ trợ của các đơn vị bộ đội địa phương vừa lùng lục, truy quét bọn phản động vừa phát động quần chúng. Từ tháng 7/1954 đến giữa năm 1955 ta diệt, bắt và gọi hàng hơn 1.000 tên phỉ còn lẩn trốn, góp phần đập tan hoàn toàn âm mưu gây phỉ của thực dân Pháp.
Từ thực tiễn đấu tranh giải quyết vấn đề phỉ, Đảng bộ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Một là: vận dụng sáng tạo phương châm tiễu phỉ của Trung ương Đảng “kết hợp quân sự và chính trị song song, chính trị là căn bản, quân sự làm áp lực”.
Thực dân Pháp cấu kết với bọn phong kiến phản động và tay sai lợi dụng vấn đề dân tộc như tâm lý dân tộc, quan hệ dân tộc, quan hệ dòng họ, những sai lầm, thiếu sót của ta lôi kéo, dụ dỗ, đi đôi với đe dọa, cưỡng bức một bộ phận quần chúng các dân tộc cầm súng chống lại cách mạng hoặc ủng hộ phỉ.
Để tiễu phỉ, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải dùng lực lượng vũ trang đánh tan các mục tiêu của phỉ, tiệt diệt sinh lực của chúng, đặc biệt là bọn cầm đầu, tạo điều kiện để vận động chính trị. Nếu không có lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang đủ mạnh thì không thể tiến hành vận động chính trị, áp lực quân sự rất quan trọng nhưng vận động chính trị lại có vai trò quyết định. Đó là phát động quần chúng tham gia giải quyết vấn đề phỉ, kêu gọi người dân lầm đường trở về làm ăn lương thiện, tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng, chăm lo giúp dân phát động quần chúng tham gia tiễu phỉ là biện pháp cơ bản để giải quyết vấn đề phỉ.
Giữa vận động chính trị và áp lực quân sự có mối quan hệ khăng khít, biện chứng với nhau. Có áp lực quân sự đủ mạnh mới có thể tiến hành vận động chính trị và ngược lại, chỉ thông qua vận động chính trị mới phát huy được thắng lợi của áp lực quân sự, giải quyết triệt để vấn đề phỉ.
Muốn vận động đúng phương châm tiễu phỉ của Trung ương Đảng, lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền, cán bộ, bộ đội phải thống nhất nhận thức, có quan điểm giai cấp, quan điểm dân tộc vững vàng, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao và có sự chỉ đạo thống nhất, linh hoạt, nhạy bén.
Hai là, thực hiện đúng đắn chính sách khoan hồng đối với những người lầm đường, bị cưỡng bức đi phỉ và thực sự hối cải; trừng trị thích đáng bọn cầm đầu ngoan cố chống phá cách mạng. Giải quyết tốt vấn đề này có tác dụng to lớn góp phần giải quyết nhanh chóng vấn đề phỉ.
Trong các vụ nổi phỉ những người tham gia có động cơ, mục đích và quyền lợi khác nhau. Bọn phản động, tay sai Pháp gắn quyền lợi với địch nên chống phá cách mạng quyết liệt. Đối với bọn này ta phải trừng trị nghiêm khắc. Còn đại đa số quần chúng các dân tộc bị dụ dỗ, bị lừa bịp hoặc cưỡng bức theo phỉ nên cần phải khoan hồng giáo dục, giác ngộ họ hiểu cách mạng, hiểu đế quốc, về làm ăn lương thiện. Nếu khoan hồng hoặc trừng trị một chiều sẽ rơi vào sai lầm “tả” hoặc “hữu” khuynh. Phạm sai lầm “hữu” khuynh thì quần chúng sẽ nghi ngờ chính sách của ta, không dám đấu tranh với bọn cầm đầu phỉ. Phạm sai lầm “tả” khuynh thì không dám phân biệt rõ giữa người lầm đường với bọn cầm đầu phản cách mạng, dẫn đến trừng trị đồng loạt, làm cho người lầm đường hoang mang, lo sợ, bọn cầm đầu sẽ lợi dụng tuyên truyền, lôi kéo người lầm đường mắc sâu vào con đường tội lỗi. Sai lầm “tả” hoặc “hữu” đều có hại, hạn chế thắng lợi của cuộc đấu tranh tiễu phỉ.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)
8251 lượt xem
Ban Biên tập
Gây phỉ trên địa bàn tỉnh Yên Bái là một bộ phận trong kế hoạch gây phỉ quy mô lớn của thực dân Pháp ở vùng Tây Bắc. Càng kéo dài chiến tranh, thực dân Pháp càng lún sâu vào thế bị động, thất bại nặng nề. Để cứu vãn tình thế, chúng đề ra nhiều biện pháp chiến lược quan trọng, trong đó có âm mưu gây phỉ. Mục đích của âm mưu này là phá hoại hậu phương, kìm chân các binh đoàn chủ lực ta có điều kiện xây dựng lực lượng cơ động chiến lược, mở các cuộc tiến công, giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Ngay sau khi Yên Bái được giải phóng hoàn toàn (10/1952), thực dân Pháp đã tung các toán biệt kích, gián điệp xuống các huyện Văn Chấn, Than Uyên và Văn Bàn tìm cách bắt liên lạc với ngụy quân, ngụy quyền nhằm chui vào chính quyền, các đội dân quân du kích của ta tạo vỏ bọc xây dựng cơ sở, phản tuyên truyền phá các chính sách của Đảng và chính quyền, xúc tiến gây bạo loạn.
Ngày 18 tháng 12 năm 1952, Pháp thả 8 tên biệt kích xuống Bản Lìu (huyện Văn Chấn); ngày 13 tháng 2 năm 1953, chúng thả 10 tên xuống Nậm Cân (huyện Văn Bàn), bọn này phân tán ra hoạt động ở các xã Minh Lương, Kim Sơn và Khánh Yên Thượng. Ở Than Uyên bọn biệt kích, gián điệp thâm nhập và hoạt động mạnh trên đường từ Than Uyên đi Sơn La.
Ngoài ra, Pháp còn thúc bọn phản động ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên tăng cường hoạt động. Ở Đông Cuông (Trấn Yên), 70 phần tử xấu đã tụ họp bàn cách chống việc thực hiện thuế nông nghiệp.
Giữa tháng 4 năm 1953, bọn phản động ở Than Uyên lên liên lạc với phỉ ở Bình Lư - Phong Thổ và nhận vũ khí về chuẩn bị đánh ta. Tháng 7 năm 1953, Pháp đưa tên Nguyễn Đình Tấn về chỉ huy phỉ ở Than Uyên. Từ tháng 8 năm 1953 phỉ ở đây hoạt động mạnh hẳn lên, chúng cho người đi Bình Lư nhận thêm súng đạn và ra sức tuyên truyền các khẩu hiệu “xứ Thái tự trị không có người Kinh”, “người thiểu số không bắn người thiểu số”, “đánh người Kinh giải phóng thuế, giải phóng dân công”. Một số quần chúng do chưa hiểu cách mạng, bị lừa bịp đã tin theo
Từ tháng 10 năm 1953, phỉ Than Uyên nổi lên cướp kho mậu dịch Mường Cang (14/10), đánh chiếm Mường Khoa (25/10), Thân Thuộc (27/10) và Mường Than (2/11). Từ giữa tháng 11, chúng mở rộng hoạt động về phía các khu du kích cũ của ta như Mường Kim, Khâu Mang, Mồ Dề, Lao Chải. Lực lượng phỉ phát triển lên tới 2.000 tên. Chúng được máy bay Pháp liên tục thả dù tiếp vũ khí, lương thực. Ý đồ của Pháp là lấy Than Uyên làm bàn đạp phát triển phỉ xuống Văn Chấn, sang Văn Bàn và Lục Yên.
Trước sự hoạt động của phỉ, một số chiến sĩ của đại đội 96 mất tinh thần, bỏ đơn vị đi theo chúng. Cơ quan Huyện ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Than Uyên bị phỉ tập kích, 3 đồng chí hy sinh. Đại đội 95 được tỉnh tăng cường vào phải tập trung giữ cơ sở ở Hố Mít.
Sở dĩ phỉ phát triển được như vậy là do các cấp ủy Đảng và chính quyền chưa thấy hết âm mưu của địch, mất cảnh giác, coi thường các hoạt động của bọn gián điệp, biệt kích và bọn phản động do Pháp cài lại; truy quét ngụy quân, ngụy quyền chưa đến nơi đến chốn; một số nơi coi nhẹ việc xây dựng, củng cố cơ sở và chính quyền cách mạng ở vùng mới giải phóng. Thêm nữa trong quá trình thực hiện chính sách thuế nông nghiệp và huy động dân công cán bộ ta mắc nhiều khuyết điểm như gò ép sản lượng thuế, huy động dân công thường là cưỡng bức, ít vận động, thuyết phục sự tự giác của nhân dân. Bọn gián điệp biệt kích và đầu sỏ đã triệt để lợi dụng khuyết điểm của ta để kích động, lôi kéo quần chúng chống lại cách mạng.
Từ tháng 4 năm 1953 trở đi khi thấy bọn gián điệp, biệt kích hoạt động mạnh, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo việc lùng sục, truy quét chúng, đồng thời tuyên truyền giác ngộ quần chúng nắm các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên do lực lượng ta quá mỏng, lại hoạt động phân tán trên địa bàn rộng (gồm các huyện Văn Chấn, Than Uyên và Văn Bàn) nên kết quả còn hạn chế.
Từ cuối năm 1953, Tỉnh ủy nhận thức sâu sắc hơn, vấn đề phỉ và xác định: tiễu phỉ là một công tác quan trọng, gay go đối với địa phương. Phải kịp thời chặn bước tiến của chúng ra Văn Bàn và xuống Văn Chấn. Kiên quyết tập trung cán bộ, tăng cường lực lượng quân sự đánh vào các vị trí trung tâm của phỉ. Kiên quyết giữ khu Mường Kim, Hố Mít, củng cố cơ sở ở vùng đồng bào Mông phát triển xuống vùng đồng bào Thái. Ở vùng tự do, căn cứ cũ đẩy mạnh phát động quần chúng giảm tô, chấn chỉnh tổ chức, tiễu trừ Việt gian phản động, làm trong sạch địa bàn, ổn định hậu phương.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Đức, Bí thư Tỉnh ủy (mới được cử thay đồng chí Vũ Thu cuối năm 1953) kiêm Chính trị viên Tỉnh đội cùng đồng chí Nguyễn Tiến Thanh - Tỉnh đội trưởng lên Than Uyên, Văn Bàn trực tiếp chỉ đạo, tổ chức công tác tiễu phỉ.
Cuối tháng 10 năm 1953, Bộ tư lệnh khu Tây Bắc mở chiến dịch tiễu phỉ Bắc Lai (bắc Lai Châu). Lực lượng tham gia chiến dịch, có tiểu đoàn 183 (E246) và một số bộ phận của trung đoàn 148 bộ đội chủ lực; các đại đội 85, 87,97 tỉnh Yên Bái và các đại đội 961, 965 tỉnh Lào Cai.
Tháng 11 và 12 năm 1953, ta đánh tan các cụm phỉ ở Sa Pa, Bát Xát, Tam Đường và Bình Lư. Từ đầu năm 1954, quân ta chuyển xuống tấn công phỉ ở Than Uyên, đánh tan cụm phỉ mạnh nhất ở Mường Than (3/1954). Sau đó, trung đoàn 159 thay thế phụ trách tiễu phỉ ở Yên Bái.
Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1954, ta chuyển sang phát động quần chúng để giải quyết cơ bản vấn đề phỉ. Đại đội 95 làm nhiệm vụ cơ động; các đại đội 85, 82, 92, 86, 96 trực tiếp làm nhiệm vụ phát động quần chúng. Bộ đội và cán bộ ta đã triệt để thực hiện “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với dân, từng bước tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng về đường lối, chính sách của Đảng; tố cáo âm mưu, tội ác của thực dân Pháp và bọn đầu sỏ phỉ; thực hiện chính sách khoan hồng, kêu gọi những người lầm đường trở về làng, bản làm ăn. Đồng thời kiên quyết trừng trị bọn đầu sỏ, ngoan cố chống phá cách mạng.
Kết quả, ta diệt và bắt trên 1.500 tên phỉ, thu hơn 2.000 khẩu súng, một số điện đài, và rất nhiều lương thực tiền bạc. Thắng lợi này rất quan trọng tạo ra điểu kiện để ta giải quyết triệt để vấn đề phỉ.
Ở Văn Chấn, khoảng 120 tên phỉ từ Ngọc Chiến (Sơn La) luồn về Sà Hồ định phối hợp với bọn phản động ở đây bạo loạn, rồi từ đây đi chiếm lại Ngọc Chiến, Nậm Khắt và mở rộng hoạt động xuống đồng bằng Nghĩa Lộ. Lực lượng vũ trang địa phương đã phối hợp với lực lượng tại chỗ tiến hành phát động quần chúng cho nên âm mưu của chúng bị thất bại. Ta diệt và bắt bọn cầm đầu, số còn lại tan rã.
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ và phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), thực dân Pháp lệnh cho bọn phỉ chuyển hướng hoạt động. Kế hoạch có bốn điểm chính.
1- Kiên quyết bảo vệ kho tàng, vũ khí, và phương tiện thông tin liên lạc.
2- Hoạt động theo phương châm tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tránh bộ đội chủ lực, đánh bộ đội địa phương và dân quân du kích.
3- Khi bị đánh mạnh thì giấu súng trá hàng.
4- Tiếp tục tuyên truyền đề cao Pháp - Mỹ, gây chiến tranh tâm lý, đe dọa chiến tranh, chống phá các chính sách của Đảng và Chính phủ.
Tranh thủ thời gian trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực (21-26/7/1954) Pháp liên tục dùng máy bay thả dù tiếp tế lương thực, thực phẩm, vũ khí, điện đài, bản đồ cho bọn đầu sỏ phỉ, đông thời tổ chức đưa một số tên về Hà Nội, vào Nam huấn luyện nhằm sử dụng lâu dài.
Trong điều kiện thực dân Pháp đang rút dần khỏi miền Bắc, để giải quyết vấn đề phỉ, Đảng ta chủ trương tiếp tục lấy vận động chính trị làm chủ yếu, hoạt động quân sự làm áp lực, kiên quyết tiêu diệt bọn đầu sỏ ngoan cố không chịu hàng, đồng thời ra sức khôi phục kinh tế, mở mang văn hóa xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc.
Theo chủ trương này, Tỉnh ủy đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc các cấp ủy Đảng và Chính quyền có sự hỗ trợ của các đơn vị bộ đội địa phương vừa lùng lục, truy quét bọn phản động vừa phát động quần chúng. Từ tháng 7/1954 đến giữa năm 1955 ta diệt, bắt và gọi hàng hơn 1.000 tên phỉ còn lẩn trốn, góp phần đập tan hoàn toàn âm mưu gây phỉ của thực dân Pháp.
Từ thực tiễn đấu tranh giải quyết vấn đề phỉ, Đảng bộ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Một là: vận dụng sáng tạo phương châm tiễu phỉ của Trung ương Đảng “kết hợp quân sự và chính trị song song, chính trị là căn bản, quân sự làm áp lực”.
Thực dân Pháp cấu kết với bọn phong kiến phản động và tay sai lợi dụng vấn đề dân tộc như tâm lý dân tộc, quan hệ dân tộc, quan hệ dòng họ, những sai lầm, thiếu sót của ta lôi kéo, dụ dỗ, đi đôi với đe dọa, cưỡng bức một bộ phận quần chúng các dân tộc cầm súng chống lại cách mạng hoặc ủng hộ phỉ.
Để tiễu phỉ, vấn đề quan trọng đầu tiên là phải dùng lực lượng vũ trang đánh tan các mục tiêu của phỉ, tiệt diệt sinh lực của chúng, đặc biệt là bọn cầm đầu, tạo điều kiện để vận động chính trị. Nếu không có lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang đủ mạnh thì không thể tiến hành vận động chính trị, áp lực quân sự rất quan trọng nhưng vận động chính trị lại có vai trò quyết định. Đó là phát động quần chúng tham gia giải quyết vấn đề phỉ, kêu gọi người dân lầm đường trở về làm ăn lương thiện, tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng, chăm lo giúp dân phát động quần chúng tham gia tiễu phỉ là biện pháp cơ bản để giải quyết vấn đề phỉ.
Giữa vận động chính trị và áp lực quân sự có mối quan hệ khăng khít, biện chứng với nhau. Có áp lực quân sự đủ mạnh mới có thể tiến hành vận động chính trị và ngược lại, chỉ thông qua vận động chính trị mới phát huy được thắng lợi của áp lực quân sự, giải quyết triệt để vấn đề phỉ.
Muốn vận động đúng phương châm tiễu phỉ của Trung ương Đảng, lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền, cán bộ, bộ đội phải thống nhất nhận thức, có quan điểm giai cấp, quan điểm dân tộc vững vàng, có tinh thần cảnh giác cách mạng cao và có sự chỉ đạo thống nhất, linh hoạt, nhạy bén.
Hai là, thực hiện đúng đắn chính sách khoan hồng đối với những người lầm đường, bị cưỡng bức đi phỉ và thực sự hối cải; trừng trị thích đáng bọn cầm đầu ngoan cố chống phá cách mạng. Giải quyết tốt vấn đề này có tác dụng to lớn góp phần giải quyết nhanh chóng vấn đề phỉ.
Trong các vụ nổi phỉ những người tham gia có động cơ, mục đích và quyền lợi khác nhau. Bọn phản động, tay sai Pháp gắn quyền lợi với địch nên chống phá cách mạng quyết liệt. Đối với bọn này ta phải trừng trị nghiêm khắc. Còn đại đa số quần chúng các dân tộc bị dụ dỗ, bị lừa bịp hoặc cưỡng bức theo phỉ nên cần phải khoan hồng giáo dục, giác ngộ họ hiểu cách mạng, hiểu đế quốc, về làm ăn lương thiện. Nếu khoan hồng hoặc trừng trị một chiều sẽ rơi vào sai lầm “tả” hoặc “hữu” khuynh. Phạm sai lầm “hữu” khuynh thì quần chúng sẽ nghi ngờ chính sách của ta, không dám đấu tranh với bọn cầm đầu phỉ. Phạm sai lầm “tả” khuynh thì không dám phân biệt rõ giữa người lầm đường với bọn cầm đầu phản cách mạng, dẫn đến trừng trị đồng loạt, làm cho người lầm đường hoang mang, lo sợ, bọn cầm đầu sẽ lợi dụng tuyên truyền, lôi kéo người lầm đường mắc sâu vào con đường tội lỗi. Sai lầm “tả” hoặc “hữu” đều có hại, hạn chế thắng lợi của cuộc đấu tranh tiễu phỉ.
(Bài viết sử dụng tài liệu trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái)