Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng bưởi Đại Minh 450 ha; 1 ngàn lồng nuôi cá và 250 ha nuôi cá quây lưới; hàng trăm mô hình chăn nuôi... đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp lên trên 1.870 tỷ đồng.
Nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau hai năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất ở Yên Bình đã tạo được những bước đột phá mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.Từ một địa phương có nền sản xuất manh mún, nay đã và đang hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Có thể nói, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ sản xuất là một luồng gió mới đã đi vào thực tiễn sản xuất và người dân. Yên Bình đã tập trung chỉ đạo đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch, các chính sách hỗ trợ đến với người dân kịp thời, hiệu quả.
Trong hai năm, tổng nguồn vốn hỗ trợ cho các đề án đạt trên 14 tỷ đồng, nhân dân đã trồng được trên 237 ha cây ăn quả, 377 ha quế, trên 100 ha tre măng Bát độ, 83 cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô trên 10 con, 7 cơ sở chăn nuôi lợn thịt có quy mô trên 100 con/lứa, 7 cơ sở chăn nuôi lợn nái có quy mô trên 15 con và hàng chục mô hình chăn nuôi kết hợp, chăn nuôi gia cầm quy mô hàng ngàn con.
Với lợi thế mặt nước hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã tích cực triển khai phát triển chăn nuôi thủy sản để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong 2 năm, đã hỗ trợ phát triển 623 lồng cá, 36 cơ sở nuôi cá quây lưới với diện tích trên 192, chuyển đổi 3 ha ruộng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá...
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lã Tuấn Hưng phấn khởi cho biết: "Qua hai năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp huyện Yên Bình đã có bước phát triển vượt bậc, người dân đã có một tư duy mới trong sản xuất. Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng bưởi Đại Minh 450 ha, tập trung ở xã Đại Minh 220 ha (hai năm trồng mới 287 ha cây ăn quả có múi, trồng mới 109 ha bưởi da xanh, 4,7 bưởi đỏ Tân Lạc, 1,5 ha ổi Đài Loan); 1 ngàn lồng nuôi cá và 250 ha nuôi cá quây lưới; hàng trăm mô hình chăn nuôi trâu, bò, gia cầm... đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp lên trên 1.870 tỷ đồng”.
Cùng với phát triển vùng sản xuất, nâng cao chất lượng hàng nông sản, Yên Bình còn chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm như: xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Bưởi Đại Minh, nhãn hiệu tập thể gạo Bạch Hà, đăng ký xây dựng nhãn hiệu Thủy sản hồ Thác Bà.
Đồng thời, xúc tiến thương mại, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó chú trọng khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển thủy sản hồ Thác Bà. Yên Bình đã lập hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: vùng bưởi Đại Minh quy mô 300 ha, tại xã Đại Minh 220 ha và xã Hán Đà 80 ha; vùng nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà tại thị trấn Thác Bà.
Để sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết giá trị hiệu quả, huyện đang hướng dẫn các xã rà soát điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất gắn với quy hoạch XDNTM và đề xuất các dự án sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị để thực hiện nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của chương trình XDNTM.
Đồng thời, định hướng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản theo chuỗi giá trị. Huyện phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Hải Phòng khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển thủy sản hồ Thác Bà bàn giải pháp xây dựng kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị; vận động nhân dân tham gia góp vốn, nhân công và liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất thủy sản xuất khẩu; tập trung thực hiện tốt các công đoạn sản xuất từ lựa chọn con giống, thức ăn, môi trường và áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo sản phẩm đầu ra có năng suất, chất lượng cao và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định giữa người dân và doanh nghiệp.
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang đi vào cuộc sống, Yên Bình sẽ tiếp tục triển khai một cách hiệu quả trong năm 2018 và những năm tiếp theo - đó là tiền đề để sản xuất nông - lâm nghiệp Yên Bình phát triển gắn với XDNTM.
1367 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng bưởi Đại Minh 450 ha; 1 ngàn lồng nuôi cá và 250 ha nuôi cá quây lưới; hàng trăm mô hình chăn nuôi... đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp lên trên 1.870 tỷ đồng.Sau hai năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất ở Yên Bình đã tạo được những bước đột phá mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.Từ một địa phương có nền sản xuất manh mún, nay đã và đang hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Có thể nói, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ sản xuất là một luồng gió mới đã đi vào thực tiễn sản xuất và người dân. Yên Bình đã tập trung chỉ đạo đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch, các chính sách hỗ trợ đến với người dân kịp thời, hiệu quả.
Trong hai năm, tổng nguồn vốn hỗ trợ cho các đề án đạt trên 14 tỷ đồng, nhân dân đã trồng được trên 237 ha cây ăn quả, 377 ha quế, trên 100 ha tre măng Bát độ, 83 cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô trên 10 con, 7 cơ sở chăn nuôi lợn thịt có quy mô trên 100 con/lứa, 7 cơ sở chăn nuôi lợn nái có quy mô trên 15 con và hàng chục mô hình chăn nuôi kết hợp, chăn nuôi gia cầm quy mô hàng ngàn con.
Với lợi thế mặt nước hồ Thác Bà, huyện Yên Bình đã tích cực triển khai phát triển chăn nuôi thủy sản để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong 2 năm, đã hỗ trợ phát triển 623 lồng cá, 36 cơ sở nuôi cá quây lưới với diện tích trên 192, chuyển đổi 3 ha ruộng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá...
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lã Tuấn Hưng phấn khởi cho biết: "Qua hai năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp huyện Yên Bình đã có bước phát triển vượt bậc, người dân đã có một tư duy mới trong sản xuất. Bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng bưởi Đại Minh 450 ha, tập trung ở xã Đại Minh 220 ha (hai năm trồng mới 287 ha cây ăn quả có múi, trồng mới 109 ha bưởi da xanh, 4,7 bưởi đỏ Tân Lạc, 1,5 ha ổi Đài Loan); 1 ngàn lồng nuôi cá và 250 ha nuôi cá quây lưới; hàng trăm mô hình chăn nuôi trâu, bò, gia cầm... đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp lên trên 1.870 tỷ đồng”.
Cùng với phát triển vùng sản xuất, nâng cao chất lượng hàng nông sản, Yên Bình còn chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm như: xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Bưởi Đại Minh, nhãn hiệu tập thể gạo Bạch Hà, đăng ký xây dựng nhãn hiệu Thủy sản hồ Thác Bà.
Đồng thời, xúc tiến thương mại, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó chú trọng khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển thủy sản hồ Thác Bà. Yên Bình đã lập hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: vùng bưởi Đại Minh quy mô 300 ha, tại xã Đại Minh 220 ha và xã Hán Đà 80 ha; vùng nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà tại thị trấn Thác Bà.
Để sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết giá trị hiệu quả, huyện đang hướng dẫn các xã rà soát điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất gắn với quy hoạch XDNTM và đề xuất các dự án sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị để thực hiện nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của chương trình XDNTM.
Đồng thời, định hướng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản theo chuỗi giá trị. Huyện phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Hải Phòng khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển thủy sản hồ Thác Bà bàn giải pháp xây dựng kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị; vận động nhân dân tham gia góp vốn, nhân công và liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất thủy sản xuất khẩu; tập trung thực hiện tốt các công đoạn sản xuất từ lựa chọn con giống, thức ăn, môi trường và áp dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo sản phẩm đầu ra có năng suất, chất lượng cao và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định giữa người dân và doanh nghiệp.
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang đi vào cuộc sống, Yên Bình sẽ tiếp tục triển khai một cách hiệu quả trong năm 2018 và những năm tiếp theo - đó là tiền đề để sản xuất nông - lâm nghiệp Yên Bình phát triển gắn với XDNTM.