Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 tỉnh Yên Bái, diễn ra từ 15/4 đến 15/5, nối tiếp chủ đề năm 2015 là “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.
Quang cảnh Hội nghị
Sáng 19/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội
nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP) năm 2015 và triển khai Tháng hành động Vì chất lượng VSATTP năm
2016.
Năm 2015, cùng với tích cực tuyên truyền,
giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành của người dân về các quy
định đảm bảo VSATTP, Ban chỉ đạo VSATTP các cấp đã chỉ đạo thành lập trên 350
đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 4.600
lượt cơ sở.
Qua đó, đã phát hiện 952 cơ sở vi phạm và
phạt hành chính 79 cơ sở với tổng số tiền gần 288 triệu đồng. Ngoài ra, Công an
tỉnh đã phát hiện và xử lý 35 vụ vi phạm pháp luật về ATTP, tịch thu nhiều sản
phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ…
Tuy nhiên, công tác đảm bảo VSATTP trên địa
bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết
bị. Đặc biệt, người tiêu dùng vẫn dễ dãi trong việc sử dụng thực phẩm
không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ ngộ
độc thực phẩm với 237 người mắc, trong đó có 4 ca tử vong.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng rau, thịt an toàn, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất ATTP, góp
phần thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Tháng hành
động vì an toàn thực phẩm năm 2016 tỉnh Yên Bái, diễn ra từ 15/4 đến 15/5, nối
tiếp chủ đề năm 2015 là “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
rau, thịt an toàn”.
Theo đó, các ngành, địa phương tập trung
tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh,
bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn: nói "không" với chất cấm
trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh
doanh và người tiêu dùng trong việc đảm bảo ATTP theo quy định của pháp luật.
562 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 tỉnh Yên Bái, diễn ra từ 15/4 đến 15/5, nối tiếp chủ đề năm 2015 là “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.
Sáng 19/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội
nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP) năm 2015 và triển khai Tháng hành động Vì chất lượng VSATTP năm
2016.
Năm 2015, cùng với tích cực tuyên truyền,
giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành của người dân về các quy
định đảm bảo VSATTP, Ban chỉ đạo VSATTP các cấp đã chỉ đạo thành lập trên 350
đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 4.600
lượt cơ sở.
Qua đó, đã phát hiện 952 cơ sở vi phạm và
phạt hành chính 79 cơ sở với tổng số tiền gần 288 triệu đồng. Ngoài ra, Công an
tỉnh đã phát hiện và xử lý 35 vụ vi phạm pháp luật về ATTP, tịch thu nhiều sản
phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ…
Tuy nhiên, công tác đảm bảo VSATTP trên địa
bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết
bị. Đặc biệt, người tiêu dùng vẫn dễ dãi trong việc sử dụng thực phẩm
không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ ngộ
độc thực phẩm với 237 người mắc, trong đó có 4 ca tử vong.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng rau, thịt an toàn, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất ATTP, góp
phần thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Tháng hành
động vì an toàn thực phẩm năm 2016 tỉnh Yên Bái, diễn ra từ 15/4 đến 15/5, nối
tiếp chủ đề năm 2015 là “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
rau, thịt an toàn”.
Theo đó, các ngành, địa phương tập trung
tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh,
bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn: nói "không" với chất cấm
trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh
doanh và người tiêu dùng trong việc đảm bảo ATTP theo quy định của pháp luật.