Ngày 04/7/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 789/QĐ-UBND công nhận đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử Đình Yên Phú
1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đình Khe Lợ.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 789/QĐ-UBND ngày 04/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm và đường đến Di tích
Đình Yên Phú thuộc thôn 9, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, cách Ủy ban nhân dân xã Yên Phú khoảng 02km, cách thị trấn Mậu A 10km về phía Bắc, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 40 km về phía Tây Bắc. Trước mặt đình là cánh đồng rộng lớn, đình Yên Phú quay theo hướng Bắc, mặt trước của đình là khuôn viên rộng rãi. Diện tích khoanh vùng bảo vệ 703,5m2.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Đình Yên Phú (hay còn gọi là đình Khe Lợ) thuộc địa phận xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình do người Tày xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX với kiến trúc hình chữ Nhất, gồm nhà 4 gian, 2 chái, đình được dựng bằng gỗ, mái lợp cọ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Yên Phú là nơi tập trung, tuyên truyền, tổ chức các cuộc mít tinh vận động nhân dân theo Đảng, theo Bác Hồ đứng lên chống Pháp cứu nước. Năm 1962, do đế quốc Mỹ bắn phá ác liệt, đình bị hư hỏng nặng. Với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" đình Yên Phú lúc này được giữ nguyên hiện trạng, không tu sửa hay xây dựng lại mà tập trung tất cả nhân lực, vật lực cho tiền tuyến. Năm 1964, hợp tác xã dỡ đình làm kho. Từ đó đình Yên Phú không còn.
Năm 2002, đình được nhân dân trong xã Yên Phú xây dựng lại với kiến trúc nhà gỗ 4 gian, 2 trái, mái lợp cọ, cách đình cũ khoảng 500m. Năm 2006, do nhường đất để làm trường học, đình Yên Phú phải dịch chuyển đến thôn 9 xã Yên Phú. Từ đó đến nay đình Yên Phú không thay đổi địa điểm.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đình Yên Phú thờ Thành Hoàng Làng - một người Tày họ Hoàng đã có công đưa dân đến lập bản, lập mường tại Yên Phú, thờ ông Beo (ông Hổ) và một số vị thần khác.
8. Các hiện vật trong Di tích
Đình Yên Phú được các thời vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định ban 4 sắc phong gồm: sắc phong 1, Thành Thái năm thứ nhất, ngày 18/11/1889; sắc phong 2, Duy Tân năm thứ 3, ngày 11/8/1909; sắc phong 3, Khải Định năm thứ 9, ngày 15/7/1924; sắc phong 4, Khải Định năm thứ 9, ngày 15/7/1924.
9. Phong tục lễ hội
* Ngày giỗ Thành Hoàng (lễ chính của đình trong năm): Thời gian ngày Mão đầu năm (theo lịch âm). Nội dung chính của ngày giỗ gồm: Lễ rước sắc phong và cây hoa.
- Phần lễ: Lễ mặn gồm: Mổ trâu trắng lấy đầu và 4 chân cúng lễ tại đình, thịt gà, xôi nếp, rượu; lễ chay gồm: Bánh, kẹo, oản, hoa quả. Khoảng 8h sáng, các lễ trên được dâng vào đình. Ông thủ từ thắp hương xin các thần thánh, thổ địa phù hộ cho năm mới nhân dân được mạnh khỏe, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
- Phần hội: Ném còn, đánh đu, đẩy gậy, đánh yến, kéo co, hát then...
* Lễ xá tội vong nhân: Thời gian ngày 10/7 âm lịch. Lễ vật để cúng gồm: thịt lợn, xôi, gà, hoa quả.
- Phần lễ: Cụ thủ từ dâng hương làm lễ, cúng xong các mâm lễ được hạ xuống để tất cả người dân trong làng thụ lộc.
- Phần hội: Ném còn, đánh đu...
* Lễ mừng lúa mới: Thời gian ngày 10/10 âm lịch. Lễ vật để cúng gồm: Lúa nếp vừa được thu hoạch nấu thành xôi cùng các lễ vật: thịt lợn, thịt gà, rượu, hoa quả dâng lên đình làm lễ.
- Phần lễ: Cụ thủ từ dâng hương làm lễ xin thần thánh phù hộ cho người dân khỏe mạnh, ấm no, nhà nhà hạnh phúc. Cúng xong các mâm lễ được hạ xuống để tất cả người dân trong làng thụ lộc.
- Phần hội: Ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ...
Trải qua nhiều lần dịch chuyển và bị chiến tranh phá hủy nhưng giá trị về văn hóa, tâm linh của đình Yên Phú đã đi sâu vào tiềm thức của người dân và góp phần hình thành nhân cách, tâm hồn, lối sống của đồng bào nơi đây. Bên cạnh hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, đình Yên Phú còn là nơi giáo dục các thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, chống giặc của dân tộc ta. Do đó, đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3396 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 04/7/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 789/QĐ-UBND công nhận đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đình Khe Lợ.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 789/QĐ-UBND ngày 04/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm và đường đến Di tích
Đình Yên Phú thuộc thôn 9, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, cách Ủy ban nhân dân xã Yên Phú khoảng 02km, cách thị trấn Mậu A 10km về phía Bắc, cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 40 km về phía Tây Bắc. Trước mặt đình là cánh đồng rộng lớn, đình Yên Phú quay theo hướng Bắc, mặt trước của đình là khuôn viên rộng rãi. Diện tích khoanh vùng bảo vệ 703,5m2.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Đình Yên Phú (hay còn gọi là đình Khe Lợ) thuộc địa phận xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đình do người Tày xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX với kiến trúc hình chữ Nhất, gồm nhà 4 gian, 2 chái, đình được dựng bằng gỗ, mái lợp cọ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Yên Phú là nơi tập trung, tuyên truyền, tổ chức các cuộc mít tinh vận động nhân dân theo Đảng, theo Bác Hồ đứng lên chống Pháp cứu nước. Năm 1962, do đế quốc Mỹ bắn phá ác liệt, đình bị hư hỏng nặng. Với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng" đình Yên Phú lúc này được giữ nguyên hiện trạng, không tu sửa hay xây dựng lại mà tập trung tất cả nhân lực, vật lực cho tiền tuyến. Năm 1964, hợp tác xã dỡ đình làm kho. Từ đó đình Yên Phú không còn.
Năm 2002, đình được nhân dân trong xã Yên Phú xây dựng lại với kiến trúc nhà gỗ 4 gian, 2 trái, mái lợp cọ, cách đình cũ khoảng 500m. Năm 2006, do nhường đất để làm trường học, đình Yên Phú phải dịch chuyển đến thôn 9 xã Yên Phú. Từ đó đến nay đình Yên Phú không thay đổi địa điểm.
7. Các nhân vật được thờ tự
Đình Yên Phú thờ Thành Hoàng Làng - một người Tày họ Hoàng đã có công đưa dân đến lập bản, lập mường tại Yên Phú, thờ ông Beo (ông Hổ) và một số vị thần khác.
8. Các hiện vật trong Di tích
Đình Yên Phú được các thời vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định ban 4 sắc phong gồm: sắc phong 1, Thành Thái năm thứ nhất, ngày 18/11/1889; sắc phong 2, Duy Tân năm thứ 3, ngày 11/8/1909; sắc phong 3, Khải Định năm thứ 9, ngày 15/7/1924; sắc phong 4, Khải Định năm thứ 9, ngày 15/7/1924.
9. Phong tục lễ hội
* Ngày giỗ Thành Hoàng (lễ chính của đình trong năm): Thời gian ngày Mão đầu năm (theo lịch âm). Nội dung chính của ngày giỗ gồm: Lễ rước sắc phong và cây hoa.
- Phần lễ: Lễ mặn gồm: Mổ trâu trắng lấy đầu và 4 chân cúng lễ tại đình, thịt gà, xôi nếp, rượu; lễ chay gồm: Bánh, kẹo, oản, hoa quả. Khoảng 8h sáng, các lễ trên được dâng vào đình. Ông thủ từ thắp hương xin các thần thánh, thổ địa phù hộ cho năm mới nhân dân được mạnh khỏe, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
- Phần hội: Ném còn, đánh đu, đẩy gậy, đánh yến, kéo co, hát then...
* Lễ xá tội vong nhân: Thời gian ngày 10/7 âm lịch. Lễ vật để cúng gồm: thịt lợn, xôi, gà, hoa quả.
- Phần lễ: Cụ thủ từ dâng hương làm lễ, cúng xong các mâm lễ được hạ xuống để tất cả người dân trong làng thụ lộc.
- Phần hội: Ném còn, đánh đu...
* Lễ mừng lúa mới: Thời gian ngày 10/10 âm lịch. Lễ vật để cúng gồm: Lúa nếp vừa được thu hoạch nấu thành xôi cùng các lễ vật: thịt lợn, thịt gà, rượu, hoa quả dâng lên đình làm lễ.
- Phần lễ: Cụ thủ từ dâng hương làm lễ xin thần thánh phù hộ cho người dân khỏe mạnh, ấm no, nhà nhà hạnh phúc. Cúng xong các mâm lễ được hạ xuống để tất cả người dân trong làng thụ lộc.
- Phần hội: Ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ...
Trải qua nhiều lần dịch chuyển và bị chiến tranh phá hủy nhưng giá trị về văn hóa, tâm linh của đình Yên Phú đã đi sâu vào tiềm thức của người dân và góp phần hình thành nhân cách, tâm hồn, lối sống của đồng bào nơi đây. Bên cạnh hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, đình Yên Phú còn là nơi giáo dục các thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, chống giặc của dân tộc ta. Do đó, đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích chùa Cường Thịnh, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích Nơi thành lập Đội du kích Đá Xô, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích đồn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích Khảo cổ học Bến Mậu A, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Đình Lương Nham, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích đình làng Yên, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích Thành Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
Xem thêm »