Mỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất một ngày; người đứng đầu cấp xã tiếp dân ít nhất hai ngày và tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 11-QÐi/TW về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
Theo đó, người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị , khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Ðảng và pháp luật của Nhà nước.
Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình tự thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, Quy định nêu rõ: Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân, kịp thời đối thoại khi cần; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh của dân; ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân; phối hợp với các cơ quan, tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân.
Ðịnh kỳ quý I, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất trực tiếp làm việc với bí thư cấp ủy cấp dưới trực tiếp và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp có liên quan về tình hình và kết quả công tác tiếp dân.
Ðịnh kỳ hằng tháng, quý I, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình kết quả tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân lên cấp ủy và các cơ quan cấp trên.
Về thời gian tiếp dân, mỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất một ngày; người đứng đầu cấp xã tiếp dân ít nhất hai ngày và tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Quy định cũng nêu rõ trình tự tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy; thời hạn xử lý, giải quyết cũng như xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong những trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của Ðảng, Nhà nước về việc tiếp dân./.
1351 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Mỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất một ngày; người đứng đầu cấp xã tiếp dân ít nhất hai ngày và tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 11-QÐi/TW về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
Theo đó, người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị , khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Ðảng và pháp luật của Nhà nước.
Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình tự thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, Quy định nêu rõ: Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân, kịp thời đối thoại khi cần; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh của dân; ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân; phối hợp với các cơ quan, tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân.
Ðịnh kỳ quý I, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất trực tiếp làm việc với bí thư cấp ủy cấp dưới trực tiếp và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp có liên quan về tình hình và kết quả công tác tiếp dân.
Ðịnh kỳ hằng tháng, quý I, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình kết quả tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân lên cấp ủy và các cơ quan cấp trên.
Về thời gian tiếp dân, mỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất một ngày; người đứng đầu cấp xã tiếp dân ít nhất hai ngày và tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Quy định cũng nêu rõ trình tự tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy; thời hạn xử lý, giải quyết cũng như xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong những trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của Ðảng, Nhà nước về việc tiếp dân./.
Các bài khác
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-15/2/2019 (18/02/2019)
- Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết (12/02/2019)
- Bứt phá ngay từ những ngày đầu, tháng đầu (11/02/2019)
- Chào Xuân Kỷ Hợi vững tin bứt phá, tăng tốc (06/02/2019)
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Xuân Kỷ Hợi 2019 (05/02/2019)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 01/2019 (05/02/2019)
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2019 (05/02/2019)
- Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo (04/02/2019)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/1-1/2/2019 (02/02/2019)
- Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 21-25/1/2019 (28/01/2019)
Xem thêm »