CTTĐT - Ngày 14/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 49 về thực hiện chế độ chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Việc triển khai thực hiện Quyết định này trên địa bàn tỉnh như thế nào, phóng viên đã có trao đổi với Trung tá Trần Đại Thắng - Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo 24 tỉnh Yên Bái.
Trung tá Trần Đại Thắng - Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó ban TT Ban chỉ đạo 24 của tỉnh Yên Bái phát biểu chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 49 tại huyện Yên Bình.
Phóng viên: Thưa đồng chí Trung tá Trần Đại Thắng - Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo 24 của tỉnh Yên Bái, xin đồng chí cho biết về nội dung cơ bản của Quyết định 49?.
Đồng chí Trần Đại Thắng: Quyết định số 49, ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế quy định chế độ trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, trợ cấp mai táng phí và cấp “Giấy chứng nhận” đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015; các chế độ, chính sách được thực hiện từ ngày 01/01/2016. Với mức trợ cấp một lần được ấn định theo các mốc thời gian thực tế trực tiếp tham gia dân công hỏa tuyến (trường hợp có thời gian tham gia dân công hỏa tuyến ở các đợt khác nhau hoặc có gián đoạn thì được cộng dồn). Cụ thể: dưới 1 năm, mức trợ cấp bằng 2 triệu đồng; đủ 01 năm đến dưới 02 năm, mức trợ cấp bằng 2,7 triệu đồng; từ đủ 02 năm trở lên, mức trợ cấp bằng 3,5 triệu đồng. Người đã từ trần, thì vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo mức thống nhất tương ứng nêu trên. Đối tượng hưởng chính sách được hưởng chế độ bảo hiểm y tế tương tự như đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi, bổ sung năm 2014); được cấp “Giấy chứng nhận” tham gia dân công hỏa tuyến. Khi đối tượng từ trần, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Phóng viên: Thưa đồng chí, đối với tỉnh Yên Bái, Ban chỉ đạo 24 của tỉnh đã triển khai thực hiện Quyết định này như thế nào?.
Đồng chí Trần Đại Thắng: Ngay sau khi có chỉ đạo của cấp trên Bộ CHQS tỉnh, cơ quan thường trực đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo ở các cấp (gọi tắt là Ban chỉ đạo 24), do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh làm Phó ban Thường trực và đồng chí Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội làm Phó ban chỉ đạo. Đồng thời triệu tập các ngành thành viên ban chỉ đạo 24 cấp tỉnh, cấp huyện tham gia tập huấn, hướng dẫn quy trình tiếp nhận, xét duyệt, thẩm định hồ sơ của Hội đồng chính sách cấp xã và Ban chỉ đạo các cấp; thống nhất các loại mẫu biểu trong việc xác lập hồ sơ giải quyết chính sách theo Quyết định. Đến thời điểm này, các huyện, thị, thành phố đã tổ chức kiện toàn Hội đồng chính sách cấp xã và tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định theo đúng quy trình các bước. Ngay đầu tháng 4/2016, Ban chỉ đạo 24 của tỉnh, chỉ đạo huyện Yên Bình làm điểm việc triển khai, tiếp nhận hồ sơ tại thị trấn Yên Bình để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh; đồng thời đã chỉ đạo mỗi huyện, thị, thành phố tổ chức làm điểm 01 cơ sở cấp xã để rút kinh nghiệm triển khai thực hiện Quyết định tại địa phương tiếp nhận hồ sơ từ cấp xã, phường, thị trấn và thẩm định báo cáo cấp trên theo đúng quy trình, bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ.
Phóng viên: Thưa đồng chí, qua khảo sát ban đầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 26 ngàn đối tượng. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh cần phải làm gì để triển khai thực hiện tốt Quyết định này?.
Đồng chí Trần Đại Thắng: Đối với tỉnh Yên Bái qua khảo sát ban đầu có trên 26 ngàn đối tượng chính sách theo Quyết định 49; đặc biệt thời gian triển khai thực hiện rất ngắn, trong hai năm 2016, 2017. Do vậy, để thực hiện tốt Quyết định này, Ban chỉ đạo 24 của tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn các địa phương cơ sở thực hiện đúng quy trình, thủ tục; tổ chức tiếp nhận, thẩm định bảo đảm chặt chẽ, đúng người, đúng đối tượng được hưởng; coi trọng và phát huy vai trò của Hội đồng chính sách cấp xã; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách trong triển khai thực hiện Quyết định 49 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn. Đây là chủ trương chính sách lớn, đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta, nhằm ghi nhận, tri ân, tôn vinh đối tượng dân công hỏa tuyến, những người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; vì vậy đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương và toàn dân phải có trách nhiệm tuyên truyền, triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng để các đối tượng sớm nhận được chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.
Phóng viên: Xin cảm ơn Trung tá Trần Đại Thắng - Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo 24 của tỉnh Yên Bái.
1260 lượt xem
Thanh Năm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 14/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 49 về thực hiện chế độ chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Việc triển khai thực hiện Quyết định này trên địa bàn tỉnh như thế nào, phóng viên đã có trao đổi với Trung tá Trần Đại Thắng - Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo 24 tỉnh Yên Bái.
Phóng viên: Thưa đồng chí Trung tá Trần Đại Thắng - Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo 24 của tỉnh Yên Bái, xin đồng chí cho biết về nội dung cơ bản của Quyết định 49?.
Đồng chí Trần Đại Thắng: Quyết định số 49, ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế quy định chế độ trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, trợ cấp mai táng phí và cấp “Giấy chứng nhận” đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015; các chế độ, chính sách được thực hiện từ ngày 01/01/2016. Với mức trợ cấp một lần được ấn định theo các mốc thời gian thực tế trực tiếp tham gia dân công hỏa tuyến (trường hợp có thời gian tham gia dân công hỏa tuyến ở các đợt khác nhau hoặc có gián đoạn thì được cộng dồn). Cụ thể: dưới 1 năm, mức trợ cấp bằng 2 triệu đồng; đủ 01 năm đến dưới 02 năm, mức trợ cấp bằng 2,7 triệu đồng; từ đủ 02 năm trở lên, mức trợ cấp bằng 3,5 triệu đồng. Người đã từ trần, thì vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo mức thống nhất tương ứng nêu trên. Đối tượng hưởng chính sách được hưởng chế độ bảo hiểm y tế tương tự như đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi, bổ sung năm 2014); được cấp “Giấy chứng nhận” tham gia dân công hỏa tuyến. Khi đối tượng từ trần, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Phóng viên: Thưa đồng chí, đối với tỉnh Yên Bái, Ban chỉ đạo 24 của tỉnh đã triển khai thực hiện Quyết định này như thế nào?.
Đồng chí Trần Đại Thắng: Ngay sau khi có chỉ đạo của cấp trên Bộ CHQS tỉnh, cơ quan thường trực đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo ở các cấp (gọi tắt là Ban chỉ đạo 24), do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh làm Phó ban Thường trực và đồng chí Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội làm Phó ban chỉ đạo. Đồng thời triệu tập các ngành thành viên ban chỉ đạo 24 cấp tỉnh, cấp huyện tham gia tập huấn, hướng dẫn quy trình tiếp nhận, xét duyệt, thẩm định hồ sơ của Hội đồng chính sách cấp xã và Ban chỉ đạo các cấp; thống nhất các loại mẫu biểu trong việc xác lập hồ sơ giải quyết chính sách theo Quyết định. Đến thời điểm này, các huyện, thị, thành phố đã tổ chức kiện toàn Hội đồng chính sách cấp xã và tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định theo đúng quy trình các bước. Ngay đầu tháng 4/2016, Ban chỉ đạo 24 của tỉnh, chỉ đạo huyện Yên Bình làm điểm việc triển khai, tiếp nhận hồ sơ tại thị trấn Yên Bình để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh; đồng thời đã chỉ đạo mỗi huyện, thị, thành phố tổ chức làm điểm 01 cơ sở cấp xã để rút kinh nghiệm triển khai thực hiện Quyết định tại địa phương tiếp nhận hồ sơ từ cấp xã, phường, thị trấn và thẩm định báo cáo cấp trên theo đúng quy trình, bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ.
Phóng viên: Thưa đồng chí, qua khảo sát ban đầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 26 ngàn đối tượng. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh cần phải làm gì để triển khai thực hiện tốt Quyết định này?.
Đồng chí Trần Đại Thắng: Đối với tỉnh Yên Bái qua khảo sát ban đầu có trên 26 ngàn đối tượng chính sách theo Quyết định 49; đặc biệt thời gian triển khai thực hiện rất ngắn, trong hai năm 2016, 2017. Do vậy, để thực hiện tốt Quyết định này, Ban chỉ đạo 24 của tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn các địa phương cơ sở thực hiện đúng quy trình, thủ tục; tổ chức tiếp nhận, thẩm định bảo đảm chặt chẽ, đúng người, đúng đối tượng được hưởng; coi trọng và phát huy vai trò của Hội đồng chính sách cấp xã; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách trong triển khai thực hiện Quyết định 49 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn. Đây là chủ trương chính sách lớn, đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta, nhằm ghi nhận, tri ân, tôn vinh đối tượng dân công hỏa tuyến, những người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; vì vậy đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương và toàn dân phải có trách nhiệm tuyên truyền, triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng để các đối tượng sớm nhận được chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.
Phóng viên: Xin cảm ơn Trung tá Trần Đại Thắng - Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo 24 của tỉnh Yên Bái.