CTTĐT - Là một huyện miền núi có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, huyện Trạm Tấu thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. Trước và trong mùa mưa lũ năm 2015, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh, Trạm Tấu đã triển khai đồng bộ các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là công tác di dân ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Huyện Trạm Tấu chủ động khơi thông dòng chảy ở các đoạn suối có nguy cơ lũ ống, lũ quét
Để đảm bảo an toàn về tính mạng và
tài sản của nhân dân, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường
công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu và nắm bắt được những tác động
và thiệt hại có thể có khi xảy ra mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Nâng cao
hiệu quả công tác trực bão lũ từ các thôn, bản đến cấp xã và huyện, thành lập
các tổ ứng trực gồm các lực lượng thanh niên, dân quân tại cơ sở nhằm có lực lượng
ứng cứu kịp thời khi cần thiết.
Rà soát, thống kê toàn bộ các điểm
có nguy cơ cao về sạt lở đất đá khi xảy ra mưa bão kéo dài. Khoanh vùng 4 điểm
tiềm ẩn nguy cơ về sạt lở đất tại các xã Bản Công, Pá Lau, Túc Đán, Tà Xi Láng.
Đồng thời xây dựng phương án bố trí lực lượng, phương tiện và dự kiến vị trí
cần di chuyển các hộ dân trong trường hợp có mưa bão kéo dài gây sạt lở đất. Khi
có mưa lớn xảy ra phân công thành viên ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm
kiếm cứu nạn huyện lên cắm chốt nắm tình hình tại các điểm có nguy cơ cao. Thường
xuyên kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí chủ động trong thực
hiện phương châm 4 tại chỗ, chủ động dự trữ lương thực, thuốc men nhu yếu phẩm
ít nhất 5 ngày dự phòng.
Tăng cường công tác thông tin hai
chiều, nắm bắt các thông tin dự báo thời tiết, thông báo kịp thời cho các xã, thị trấn yêu cầu các xã thị
trấn triển khia các biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Trong năm 2015, trên địa bàn do ảnh
hưởng của hoàn lưu các cơn bão, có 18 hộ dân bị ảnh hưởng sụt lún và sạt lở ta
luy về nhà ở; một số công trình đường giao thông nông thôn, trụ sở làm việc của
UBND xã, Bưu điện văn hoá xã cũng bị ảnh hưởng sạt lở đất đá…, tuy nhiên không
có thiệt hại về người.
Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ
hót sạch đất do lở ta luy dương cho 16 hộ tại 6 xã với khối lượng 50m3.
Di dời người và tài sản của 2 hộ gia đình trên địa bàn xã Trạm Tấu, Hát Lừu ngay sau khi
phát hiện có dấu hiệu sạt lở ta luy mất an toàn. Trong năm đã tổ chức di dời 8
hộ dân và bố trí ở xen ghép tại nơi an toàn.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả
công tác phòng chống thiên tai năm 2016 Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tìm
kiếm cứu nạn huyện Trạm Tấu đã đề ra các giải pháp tập trung xây dựng kế hoạch
phòng chống thiên tai từ huyện đến cơ sở, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của
cấp trên trong phòng chống thiên tai; tích cực đẩy mạnh thông tin, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu
nạn; tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn khảo sát các điểm có nguy cơ sạt lở cao,
các khu vực lũ ống lũ quét, kịp thời thông báo cho nhân dân có phương án phòng
tránh, di dời…, tiếp tục triển khai có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ. Đồng
thời duy trì tốt các tổ, đội ứng trực từ huyện đến cơ sở sẵn sàng huy động lực
lượng ứng cứu. Chủ động các phương tiện kỹ thuật, kịp thời khắc phục hậu quả
khi có tình huống thiên tai xảy ra…
1292 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là một huyện miền núi có địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, huyện Trạm Tấu thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. Trước và trong mùa mưa lũ năm 2015, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh, Trạm Tấu đã triển khai đồng bộ các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là công tác di dân ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Để đảm bảo an toàn về tính mạng và
tài sản của nhân dân, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường
công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu và nắm bắt được những tác động
và thiệt hại có thể có khi xảy ra mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Nâng cao
hiệu quả công tác trực bão lũ từ các thôn, bản đến cấp xã và huyện, thành lập
các tổ ứng trực gồm các lực lượng thanh niên, dân quân tại cơ sở nhằm có lực lượng
ứng cứu kịp thời khi cần thiết.
Rà soát, thống kê toàn bộ các điểm
có nguy cơ cao về sạt lở đất đá khi xảy ra mưa bão kéo dài. Khoanh vùng 4 điểm
tiềm ẩn nguy cơ về sạt lở đất tại các xã Bản Công, Pá Lau, Túc Đán, Tà Xi Láng.
Đồng thời xây dựng phương án bố trí lực lượng, phương tiện và dự kiến vị trí
cần di chuyển các hộ dân trong trường hợp có mưa bão kéo dài gây sạt lở đất. Khi
có mưa lớn xảy ra phân công thành viên ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm
kiếm cứu nạn huyện lên cắm chốt nắm tình hình tại các điểm có nguy cơ cao. Thường
xuyên kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí chủ động trong thực
hiện phương châm 4 tại chỗ, chủ động dự trữ lương thực, thuốc men nhu yếu phẩm
ít nhất 5 ngày dự phòng.
Tăng cường công tác thông tin hai
chiều, nắm bắt các thông tin dự báo thời tiết, thông báo kịp thời cho các xã, thị trấn yêu cầu các xã thị
trấn triển khia các biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Trong năm 2015, trên địa bàn do ảnh
hưởng của hoàn lưu các cơn bão, có 18 hộ dân bị ảnh hưởng sụt lún và sạt lở ta
luy về nhà ở; một số công trình đường giao thông nông thôn, trụ sở làm việc của
UBND xã, Bưu điện văn hoá xã cũng bị ảnh hưởng sạt lở đất đá…, tuy nhiên không
có thiệt hại về người.
Huyện đã huy động lực lượng tại chỗ
hót sạch đất do lở ta luy dương cho 16 hộ tại 6 xã với khối lượng 50m3.
Di dời người và tài sản của 2 hộ gia đình trên địa bàn xã Trạm Tấu, Hát Lừu ngay sau khi
phát hiện có dấu hiệu sạt lở ta luy mất an toàn. Trong năm đã tổ chức di dời 8
hộ dân và bố trí ở xen ghép tại nơi an toàn.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả
công tác phòng chống thiên tai năm 2016 Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tìm
kiếm cứu nạn huyện Trạm Tấu đã đề ra các giải pháp tập trung xây dựng kế hoạch
phòng chống thiên tai từ huyện đến cơ sở, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của
cấp trên trong phòng chống thiên tai; tích cực đẩy mạnh thông tin, tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu
nạn; tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn khảo sát các điểm có nguy cơ sạt lở cao,
các khu vực lũ ống lũ quét, kịp thời thông báo cho nhân dân có phương án phòng
tránh, di dời…, tiếp tục triển khai có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ. Đồng
thời duy trì tốt các tổ, đội ứng trực từ huyện đến cơ sở sẵn sàng huy động lực
lượng ứng cứu. Chủ động các phương tiện kỹ thuật, kịp thời khắc phục hậu quả
khi có tình huống thiên tai xảy ra…