Vụ xuân 2018, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp xã Mai Sơn, huyện Lục Yên đã áp dụng kỹ thuật sản xuất mạ khay và cấy máy trên diện rộng. Đây là một kỹ thuật mới, tiết kiệm giống, nông dược, ít tốn công chăm sóc nhưng lại cho năng suất cao.
Nông dân xã Mai Sơn thực hiện kỹ thuật gieo mạ khay tự động bằng máy.
Trước đây, sản xuất lúa của nông dân xã Mai Sơn thường theo phương pháp truyền thống là gieo mạ, nhổ mạ rồi cấy tay. Hình ảnh người nông dân bì bõm lội ruộng hay còng lưng để nhổ mạ, làm đất, căng dây cấy lúa vẫn rất quen thuộc trên khắp các cánh đồng. Tuy nhiên, từ vụ xuân năm nay, xã Mai Sơn đã được UBND huyện Lục Yên đầu tư 1 máy gieo mạ khay tự động, 1 máy cấy lúa.
Ngay sau đó, HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Mai Sơn được thành lập, tiến hành đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp nông thôn. Đây là lần đầu tiên trên đồng đất Mai Sơn nói riêng và Lục Yên nói chung xuất hiện loại máy này, sản xuất thay thế sức lao động của con người nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Ông Nông Văn Chanh - Phó giám đốc HTX cho biết: "Đến nay, HTX đã được 47 hộ đăng ký sử dụng kỹ thuật này với tổng diện tích gần 7 ha. Tổng chi phí cho một sào từ gieo mạ, chăm sóc, che phủ ni lông, tưới nước, cấy xong là 180.000đồng/ sào. Nếu bà con mang khay mạ về tự chăm sóc thì được hưởng số tiền là 24 nghìn đồng, chỉ còn phải thanh toán 156.000 đồng. Những xã lân cận có nhu cầu cũng có thể đăng ký với HTX để ứng dụng kỹ thuật này”.
Chỉ với 180.000 đồng, mọi công đoạn sẽ được HTX thực hiện, người dân chỉ việc chăm sóc, đợi lúa chín rồi thu hoạch. Không chỉ có vậy, nếu so với phương pháp truyền thống thì với thực hiện gieo mạ bằng khay, mỗi sào giảm được 1 nửa lượng giống, tỷ lệ nảy mầm cao, năng suất tăng 5 - 10%, tiết kiệm được công cày bừa làm đất, công chăm sóc mạ, công cấy... Chi phí giảm và lợi nhuận tăng, góp phần tăng giá trị thu nhập cho người nông dân.
Với kỹ thuật gieo mạ khay và cấy máy, các khâu, các bước đều khác so với sản xuất truyền thống. Trong khâu làm mạ khay, nguyên liệu chính của giá thể là đất đồi qua xử lý trộn với mùn cưa, lân, kali, đóng vào khay; rồi máy gieo mạ khay tự động sẽ gieo 1 lượng mầm giống chính xác, khoảng 170g/khay đối với lúa thuần và 140g/khay đối với lúa lai, sau 15 ngày chăm sóc sẽ mang ra cấy. Máy cấy lúa loại Kobuta sử dụng mạ khay cấy được 4 hàng, khoảng cách hàng là 30 cm. Đây là khoảng cách hàng tối ưu cho cây lúa phát triển tốt, có thể điều chỉnh số cây/bụi. Máy hoạt động theo nguyên lý chải đẩy giúp cây mạ không bị tổn thương sau khi cấy.
Mặt khác, cấy bằng máy do lúa thưa nên ít sâu bệnh, lúa cứng cây không sợ mưa gió gây đổ ngã. Đồng ruộng thông thoáng nên cây lúa sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Máy cấy có năng suất bằng khoảng 25 người cấy tay và thời gian cấy mỗi sào chỉ mất 17 phút.
Chị Hà Thị Mai ở thôn Sơn Trung cho biết: "Sau khi xem trình diễn giàn máy gieo mạ khay tự động và máy cấy, tôi nhận thấy kỹ thuật này có rất nhiều cái lợi. Trước hết là tiết kiệm được diện tích, nguồn nước, công lao động, tỷ lệ mạ chết gần như là không và hơn hết là không phải bì bõm lội ruộng trong những đông rét mướt. Không chỉ vậy, hiệu quả cũng nhìn thấy rõ rệt, mạ cấy thẳng hàng, đúng khoảng cách để sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ xuân này, toàn bộ ruộng của gia đình tôi đều đăng ký với HTX ứng dụng kỹ thuật”.
Với việc đưa giàn máy gieo mạ khay và máy cấy vào đồng ruộng ở Mai Sơn đã mở ra hướng sản xuất mới với sự tham gia của cơ giới hóa nên công lao động giảm bớt, năng suất được nâng cao. Tuy nhiên, để kỹ thuật này phát huy hiệu quả tối đa, ngoài việc vận động người dân chỉ nên trồng 1 - 2 loại giống phù hợp, có giá trị và năng suất cao còn cần tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất cho liền vùng liền thửa để hình thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa gắn với thị trường
1554 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Vụ xuân 2018, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp xã Mai Sơn, huyện Lục Yên đã áp dụng kỹ thuật sản xuất mạ khay và cấy máy trên diện rộng. Đây là một kỹ thuật mới, tiết kiệm giống, nông dược, ít tốn công chăm sóc nhưng lại cho năng suất cao. Trước đây, sản xuất lúa của nông dân xã Mai Sơn thường theo phương pháp truyền thống là gieo mạ, nhổ mạ rồi cấy tay. Hình ảnh người nông dân bì bõm lội ruộng hay còng lưng để nhổ mạ, làm đất, căng dây cấy lúa vẫn rất quen thuộc trên khắp các cánh đồng. Tuy nhiên, từ vụ xuân năm nay, xã Mai Sơn đã được UBND huyện Lục Yên đầu tư 1 máy gieo mạ khay tự động, 1 máy cấy lúa.
Ngay sau đó, HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Mai Sơn được thành lập, tiến hành đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp nông thôn. Đây là lần đầu tiên trên đồng đất Mai Sơn nói riêng và Lục Yên nói chung xuất hiện loại máy này, sản xuất thay thế sức lao động của con người nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
Ông Nông Văn Chanh - Phó giám đốc HTX cho biết: "Đến nay, HTX đã được 47 hộ đăng ký sử dụng kỹ thuật này với tổng diện tích gần 7 ha. Tổng chi phí cho một sào từ gieo mạ, chăm sóc, che phủ ni lông, tưới nước, cấy xong là 180.000đồng/ sào. Nếu bà con mang khay mạ về tự chăm sóc thì được hưởng số tiền là 24 nghìn đồng, chỉ còn phải thanh toán 156.000 đồng. Những xã lân cận có nhu cầu cũng có thể đăng ký với HTX để ứng dụng kỹ thuật này”.
Chỉ với 180.000 đồng, mọi công đoạn sẽ được HTX thực hiện, người dân chỉ việc chăm sóc, đợi lúa chín rồi thu hoạch. Không chỉ có vậy, nếu so với phương pháp truyền thống thì với thực hiện gieo mạ bằng khay, mỗi sào giảm được 1 nửa lượng giống, tỷ lệ nảy mầm cao, năng suất tăng 5 - 10%, tiết kiệm được công cày bừa làm đất, công chăm sóc mạ, công cấy... Chi phí giảm và lợi nhuận tăng, góp phần tăng giá trị thu nhập cho người nông dân.
Với kỹ thuật gieo mạ khay và cấy máy, các khâu, các bước đều khác so với sản xuất truyền thống. Trong khâu làm mạ khay, nguyên liệu chính của giá thể là đất đồi qua xử lý trộn với mùn cưa, lân, kali, đóng vào khay; rồi máy gieo mạ khay tự động sẽ gieo 1 lượng mầm giống chính xác, khoảng 170g/khay đối với lúa thuần và 140g/khay đối với lúa lai, sau 15 ngày chăm sóc sẽ mang ra cấy. Máy cấy lúa loại Kobuta sử dụng mạ khay cấy được 4 hàng, khoảng cách hàng là 30 cm. Đây là khoảng cách hàng tối ưu cho cây lúa phát triển tốt, có thể điều chỉnh số cây/bụi. Máy hoạt động theo nguyên lý chải đẩy giúp cây mạ không bị tổn thương sau khi cấy.
Mặt khác, cấy bằng máy do lúa thưa nên ít sâu bệnh, lúa cứng cây không sợ mưa gió gây đổ ngã. Đồng ruộng thông thoáng nên cây lúa sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Máy cấy có năng suất bằng khoảng 25 người cấy tay và thời gian cấy mỗi sào chỉ mất 17 phút.
Chị Hà Thị Mai ở thôn Sơn Trung cho biết: "Sau khi xem trình diễn giàn máy gieo mạ khay tự động và máy cấy, tôi nhận thấy kỹ thuật này có rất nhiều cái lợi. Trước hết là tiết kiệm được diện tích, nguồn nước, công lao động, tỷ lệ mạ chết gần như là không và hơn hết là không phải bì bõm lội ruộng trong những đông rét mướt. Không chỉ vậy, hiệu quả cũng nhìn thấy rõ rệt, mạ cấy thẳng hàng, đúng khoảng cách để sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ xuân này, toàn bộ ruộng của gia đình tôi đều đăng ký với HTX ứng dụng kỹ thuật”.
Với việc đưa giàn máy gieo mạ khay và máy cấy vào đồng ruộng ở Mai Sơn đã mở ra hướng sản xuất mới với sự tham gia của cơ giới hóa nên công lao động giảm bớt, năng suất được nâng cao. Tuy nhiên, để kỹ thuật này phát huy hiệu quả tối đa, ngoài việc vận động người dân chỉ nên trồng 1 - 2 loại giống phù hợp, có giá trị và năng suất cao còn cần tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất cho liền vùng liền thửa để hình thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa gắn với thị trường