CTTĐT - Chiều 26/5, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới về hướng tiếp cận chuẩn bị Dự án “Phát triển các đô thị trọng điểm miền Bắc - Tiểu dự án thành phố Yên Bái”. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Tạ
Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh;
đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành
của tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo thành phố Yên Bái.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các
đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Thị
Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
UBND tỉnh đã giới thiệu khái quát về sự phát triển chung của tỉnh Yên Bái. Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, lại nằm trên trung điểm của một
trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Trung Quốc - Việt Nam: Côn Minh -
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Với lợi thế địa chính trị, địa kinh tế, Yên Bái
có hệ thống giao thông tương đối đa dạng là điều kiện và cơ hội thuận lợi để
tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội
với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước và giao lưu
kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn
lực xã hội, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để xây dựng và cải
thiện điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, cải thiện môi trường đầu tư để làm cơ
sở thu hút vốn đầu tư từ các nhà tài trợ, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hiện nay Yên Bái đang dần hình thành ra trung tâm động lực theo chiến lược phát
triển của Chính phủ. Sự phát triển của tỉnh Yên Bái chính là động lực cho sự
phát triển chung của cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, mà trọng tâm là
vùng Tây Bắc. Tỉnh Yên Bái có sức ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển và liên
kết của vùng, do vậy thành phố Yên Bái phải trở thành đô thị động lực trong
chuỗi đô thị của các tỉnh Tây Bắc. Tỉnh
đã xây dựng được quy hoạch không gian chung đến 2025 và định hướng đến
2030 mở rộng địa giới hành chính thành phố sang hữu ngạn sông Hồng, tập trung
đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông kết nối, quan tâm đầu tư
các khu, cụm công nghiệp, đầu tư hạ tầng về xã hội cho thành phố…Đến thành phố
đang dần hình thành là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị của
khu vực, với nét đặc trưng của đô thị sinh thái của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên,
hiện nay thành phố Yên Bái cũng đang đứng trước những thách thức do tác động
của biến đổi khí hậu, do xu thế phát triển về công nghiệp, dịch vụ dẫn đến đô
thị dễ bị tổn thương, vấn đề môi trường sinh thái cũng bị tổn thương... Để
thành phố Yên Bái có sức thu hút các nhà đầu tư đến Yên Bái, xây dựng thành phố
an toàn và là thành phố sinh thái, mang nét đặc trưng riêng có của mình, trở
thành trung tâm động lực của Yên Bái và của cả khu vực tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục
đầu tư đảm bảo với sự phát triển cân bằng, nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên
hiện nay tỉnh vẫn còn khó khăn về nguồn lực do vậy tỉnh tiếp tục tranh thủ tối
đa các nguồn lực để thực hiện.
Trước tiên tỉnh sẽ phát huy nội lực như
con người, tận dụng tài nguyên thiên nhiên; khơi dậy tiềm năng và lợi thế...Bên
cạnh đó, tỉnh tiếp tục thu hút các nguồn lực của các doanh nghiệp tư nhân, tập
đoàn kinh tế …và các nguồn lực từ nguồn vốn vay ODA.
Thời gian qua, Ngân hàng Thế giới đã
luôn quan tâm chia sẻ với Yên Bái, trong thời tới Ngân hàng Thế giới tiếp tục
quan tâm đưa tỉnh vào danh mục được vay vốn ODA. Đồng thời, trên cơ sở thông
tin Đoàn công tác Ngân hàng đã nghiên cứu khảo sát để hướng dẫn, giúp đỡ tỉnh triển khai dự án đạt hiệu quả tốt nhất.
Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới
Tại buổi làm việc, thay mặt Đoàn
công tác bà Phan Thị Phương Huyền - Chuyên gia đô thị Ngân hàng Thế giới,
Trưởng đoàn công tác đánh giá cao về những thế mạnh của tỉnh Yên Bái về vị trí
địa lý, tài nguyên thiên nhiên cũng như năng lực thực hiện dự án cùng sự cam
kết mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh Yên Bái và mong muốn được quan hệ hợp tác, đối
tác lâu dài với tỉnh Yên Bái. Qua 2 ngày khảo sát tại thành phố Yên Bái, Đoàn
công tác nhận thấy thành phố có rất nhiều ưu thế của một đô thị miền núi đang
trên đà phát triển tuy nhiên thành phố vẫn đang phải đối mặt với một số thách
thức và khó khăn như tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa bão; việc
cấp nước sạch cho người dân còn tương đối thấp, mới đạt 70%, việc thu gom xử lý
rác thải chưa đạt chất lượng…Ngân hàng Thế giới cũng đề nghị trước mắt tỉnh Yên
Bái phải lập kế hoạch ưu tiên đầu tư dựa trên sự cấp thiết của lĩnh vực đầu tư
và sự phù hợp với tính chất cho vay của Ngân hàng Thế giới, không tạo tác động
tiêu cực đến đời sống của người dân cũng như môi trường. Trong thời gian tới,
Ngân hàng thế giới sẽ hướng dẫn cụ thể cho tỉnh Yên Bái cách lập đề cương chủ
trương đầu tư để hoàn thành trong khoảng thời gian tháng 7, tháng 8 năm 2016 để
trình Chính phủ.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc,
đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của
Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới trong việc giúp tỉnh Yên Bái hoàn thành dự án
đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái. Đồng thời mong muốn đại diện
Ngân hàng tiếp tục xem xét điều chỉnh và bố trí nguồn vốn vay hợp lý và phù hợp
với tỉnh, để Yên Bái có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị ở thành phố
Yên Bái nói riêng và nguồn lực xây dựng tỉnh nói chung.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng
định tỉnh Yên Bái sẽ cố gắng, nỗ lực hết sức để dự án sớm hoàn thành và được
đầu tư, tạo đà phát triển cho thành phố Yên Bái, đưa Yên Baí trở thành trung
tâm phát triển kinh tế của khu vực./.
691 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 26/5, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới về hướng tiếp cận chuẩn bị Dự án “Phát triển các đô thị trọng điểm miền Bắc - Tiểu dự án thành phố Yên Bái”. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Tạ
Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh;
đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành
của tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo thành phố Yên Bái.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các
đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới.
Tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Thị
Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
UBND tỉnh đã giới thiệu khái quát về sự phát triển chung của tỉnh Yên Bái. Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, lại nằm trên trung điểm của một
trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Trung Quốc - Việt Nam: Côn Minh -
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Với lợi thế địa chính trị, địa kinh tế, Yên Bái
có hệ thống giao thông tương đối đa dạng là điều kiện và cơ hội thuận lợi để
tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội
với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước và giao lưu
kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn
lực xã hội, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để xây dựng và cải
thiện điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, cải thiện môi trường đầu tư để làm cơ
sở thu hút vốn đầu tư từ các nhà tài trợ, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hiện nay Yên Bái đang dần hình thành ra trung tâm động lực theo chiến lược phát
triển của Chính phủ. Sự phát triển của tỉnh Yên Bái chính là động lực cho sự
phát triển chung của cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, mà trọng tâm là
vùng Tây Bắc. Tỉnh Yên Bái có sức ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển và liên
kết của vùng, do vậy thành phố Yên Bái phải trở thành đô thị động lực trong
chuỗi đô thị của các tỉnh Tây Bắc. Tỉnh
đã xây dựng được quy hoạch không gian chung đến 2025 và định hướng đến
2030 mở rộng địa giới hành chính thành phố sang hữu ngạn sông Hồng, tập trung
đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông kết nối, quan tâm đầu tư
các khu, cụm công nghiệp, đầu tư hạ tầng về xã hội cho thành phố…Đến thành phố
đang dần hình thành là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị của
khu vực, với nét đặc trưng của đô thị sinh thái của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên,
hiện nay thành phố Yên Bái cũng đang đứng trước những thách thức do tác động
của biến đổi khí hậu, do xu thế phát triển về công nghiệp, dịch vụ dẫn đến đô
thị dễ bị tổn thương, vấn đề môi trường sinh thái cũng bị tổn thương... Để
thành phố Yên Bái có sức thu hút các nhà đầu tư đến Yên Bái, xây dựng thành phố
an toàn và là thành phố sinh thái, mang nét đặc trưng riêng có của mình, trở
thành trung tâm động lực của Yên Bái và của cả khu vực tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục
đầu tư đảm bảo với sự phát triển cân bằng, nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên
hiện nay tỉnh vẫn còn khó khăn về nguồn lực do vậy tỉnh tiếp tục tranh thủ tối
đa các nguồn lực để thực hiện.
Trước tiên tỉnh sẽ phát huy nội lực như
con người, tận dụng tài nguyên thiên nhiên; khơi dậy tiềm năng và lợi thế...Bên
cạnh đó, tỉnh tiếp tục thu hút các nguồn lực của các doanh nghiệp tư nhân, tập
đoàn kinh tế …và các nguồn lực từ nguồn vốn vay ODA.
Thời gian qua, Ngân hàng Thế giới đã
luôn quan tâm chia sẻ với Yên Bái, trong thời tới Ngân hàng Thế giới tiếp tục
quan tâm đưa tỉnh vào danh mục được vay vốn ODA. Đồng thời, trên cơ sở thông
tin Đoàn công tác Ngân hàng đã nghiên cứu khảo sát để hướng dẫn, giúp đỡ tỉnh triển khai dự án đạt hiệu quả tốt nhất.
Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới
Tại buổi làm việc, thay mặt Đoàn
công tác bà Phan Thị Phương Huyền - Chuyên gia đô thị Ngân hàng Thế giới,
Trưởng đoàn công tác đánh giá cao về những thế mạnh của tỉnh Yên Bái về vị trí
địa lý, tài nguyên thiên nhiên cũng như năng lực thực hiện dự án cùng sự cam
kết mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh Yên Bái và mong muốn được quan hệ hợp tác, đối
tác lâu dài với tỉnh Yên Bái. Qua 2 ngày khảo sát tại thành phố Yên Bái, Đoàn
công tác nhận thấy thành phố có rất nhiều ưu thế của một đô thị miền núi đang
trên đà phát triển tuy nhiên thành phố vẫn đang phải đối mặt với một số thách
thức và khó khăn như tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa bão; việc
cấp nước sạch cho người dân còn tương đối thấp, mới đạt 70%, việc thu gom xử lý
rác thải chưa đạt chất lượng…Ngân hàng Thế giới cũng đề nghị trước mắt tỉnh Yên
Bái phải lập kế hoạch ưu tiên đầu tư dựa trên sự cấp thiết của lĩnh vực đầu tư
và sự phù hợp với tính chất cho vay của Ngân hàng Thế giới, không tạo tác động
tiêu cực đến đời sống của người dân cũng như môi trường. Trong thời gian tới,
Ngân hàng thế giới sẽ hướng dẫn cụ thể cho tỉnh Yên Bái cách lập đề cương chủ
trương đầu tư để hoàn thành trong khoảng thời gian tháng 7, tháng 8 năm 2016 để
trình Chính phủ.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc,
đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của
Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới trong việc giúp tỉnh Yên Bái hoàn thành dự án
đô thị động lực - Tiểu dự án thành phố Yên Bái. Đồng thời mong muốn đại diện
Ngân hàng tiếp tục xem xét điều chỉnh và bố trí nguồn vốn vay hợp lý và phù hợp
với tỉnh, để Yên Bái có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển đô thị ở thành phố
Yên Bái nói riêng và nguồn lực xây dựng tỉnh nói chung.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng
định tỉnh Yên Bái sẽ cố gắng, nỗ lực hết sức để dự án sớm hoàn thành và được
đầu tư, tạo đà phát triển cho thành phố Yên Bái, đưa Yên Baí trở thành trung
tâm phát triển kinh tế của khu vực./.