Như nhiều địa phương khác, thành phố Yên Bái cũng đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Thời điểm năm 2010, tỷ số GTKS trên địa bàn đã lên tới 117 bé trai/100 bé gái, năm 2011 là 123 bé trai/100 bé gái. Với con số đáng báo động này, hoạt động kiểm soát MCBGTKS đã được thành phố rất chú trọng.
Một buổi tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và mất cân bằng giới tính khi sinh cho học sinh trên địa bàn thành phố của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Yên Bái.
Năm 2011, ngay sau khi nhận được kế hoạch của Sở Y tế về việc tổ chức hoạt động mô hình can thiệp giảm thiểu MCBGTKS, UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động mô hình này. Ngay trong năm 2011, thành phố tiến hành khảo sát thống kê số liệu đầu vào và xây dựng 9 mô hình can thiệp giảm thiểu MCBGTKS tại 9/17 xã, phường.
Qua 1 năm hoạt động, cho thấy hiệu quả rõ rệt từ mô hình. Vì vậy, năm 2012, thành phố nhân rộng thêm 8 mô hình tại 8 xã, phường còn lại. Để nâng cao hiệu quả của mô hình, đồng thời kiểm soát MCBGTKS, Chi hội KHHGĐ thành phố thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về MCBGTKS.
Đồng thời, Chi hội phối hợp với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai các hoạt động nhằm kiểm soát MCBGTKS. Nội dung về MCBGTKS còn được truyền thông lồng ghép gắn với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, gắn với nội dung thi đua, đưa vào quy ước, hương ước trong xây dựng thôn, tổ văn hóa.
Trong các cuộc hội thảo, hội nghị về MCBGTKS của thành phố và cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể đều tích cực tham gia. Hàng năm, Chi hội KHHGĐ thành phố đều có kế hoạch phối hợp tuyên truyền với cơ quan báo chí về hoạt động dân số, trong đó nội dung ưu tiên là hoạt động của mô hình can thiệp giảm thiểu MCBGTKS, thực trạng và hệ lụy của MCBGTKS trong tương lai.
Đồng thời, kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cán bộ dân số, cán bộ y tế và tuyên truyền viên dân số cơ sở; vận động trực tiếp đối tượng có nguy cơ sinh con lần 3 cao không sinh con thứ 3 trở lên và không lựa chọn giới tính thai nhi. Kết quả là 100% hộ dân ký cam kết không thực hiện hành vi liên quan tới lựa chọn giới tính thai nhi…
Với những nỗ lực này, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố qua các năm đều giảm đáng kể. Năm 2011, tỷ số giới tính khi sinh là 123 trẻ trai/100 trẻ gái. Đến năm 2016, tỷ số này chỉ còn 112,4 trẻ trai/100 trẻ gái. Năm 2017 là 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái. Tuy nhiên, trước tình hình kinh phí đầu tư cho các hoạt động dân số ngày càng thu hẹp, cán bộ chuyên trách dân số chưa được vào biên chế, nhiều người dân vẫn chưa thay đổi tư tưởng "muốn có con trai để nối dõi tông đường”, những người làm công tác dân số ở thành phố lo ngại tỷ số này sẽ tăng trở lại.
Trong nỗ lực để giảm thiểu MCBGTKS với những điều kiện còn khó khăn, năm 2018, ngoài việc duy trì những hoạt động đã có, Chi cục DS-KHHGĐ thành phố có một số dự thảo xây dựng các câu lạc bộ: "Mẹ và con gái”, "Các bạn gái tiêu biểu”, đồng thời vận động thành lập các đội tuyên truyền viên ở các thôn, tổ; biểu dương, khen thưởng các gia đình sinh con một bề là gái có thành tích cao trong học tập...
1095 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Như nhiều địa phương khác, thành phố Yên Bái cũng đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Thời điểm năm 2010, tỷ số GTKS trên địa bàn đã lên tới 117 bé trai/100 bé gái, năm 2011 là 123 bé trai/100 bé gái. Với con số đáng báo động này, hoạt động kiểm soát MCBGTKS đã được thành phố rất chú trọng.
Năm 2011, ngay sau khi nhận được kế hoạch của Sở Y tế về việc tổ chức hoạt động mô hình can thiệp giảm thiểu MCBGTKS, UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động mô hình này. Ngay trong năm 2011, thành phố tiến hành khảo sát thống kê số liệu đầu vào và xây dựng 9 mô hình can thiệp giảm thiểu MCBGTKS tại 9/17 xã, phường.
Qua 1 năm hoạt động, cho thấy hiệu quả rõ rệt từ mô hình. Vì vậy, năm 2012, thành phố nhân rộng thêm 8 mô hình tại 8 xã, phường còn lại. Để nâng cao hiệu quả của mô hình, đồng thời kiểm soát MCBGTKS, Chi hội KHHGĐ thành phố thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về MCBGTKS.
Đồng thời, Chi hội phối hợp với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai các hoạt động nhằm kiểm soát MCBGTKS. Nội dung về MCBGTKS còn được truyền thông lồng ghép gắn với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, gắn với nội dung thi đua, đưa vào quy ước, hương ước trong xây dựng thôn, tổ văn hóa.
Trong các cuộc hội thảo, hội nghị về MCBGTKS của thành phố và cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể đều tích cực tham gia. Hàng năm, Chi hội KHHGĐ thành phố đều có kế hoạch phối hợp tuyên truyền với cơ quan báo chí về hoạt động dân số, trong đó nội dung ưu tiên là hoạt động của mô hình can thiệp giảm thiểu MCBGTKS, thực trạng và hệ lụy của MCBGTKS trong tương lai.
Đồng thời, kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cán bộ dân số, cán bộ y tế và tuyên truyền viên dân số cơ sở; vận động trực tiếp đối tượng có nguy cơ sinh con lần 3 cao không sinh con thứ 3 trở lên và không lựa chọn giới tính thai nhi. Kết quả là 100% hộ dân ký cam kết không thực hiện hành vi liên quan tới lựa chọn giới tính thai nhi…
Với những nỗ lực này, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố qua các năm đều giảm đáng kể. Năm 2011, tỷ số giới tính khi sinh là 123 trẻ trai/100 trẻ gái. Đến năm 2016, tỷ số này chỉ còn 112,4 trẻ trai/100 trẻ gái. Năm 2017 là 112,2 trẻ trai/100 trẻ gái. Tuy nhiên, trước tình hình kinh phí đầu tư cho các hoạt động dân số ngày càng thu hẹp, cán bộ chuyên trách dân số chưa được vào biên chế, nhiều người dân vẫn chưa thay đổi tư tưởng "muốn có con trai để nối dõi tông đường”, những người làm công tác dân số ở thành phố lo ngại tỷ số này sẽ tăng trở lại.
Trong nỗ lực để giảm thiểu MCBGTKS với những điều kiện còn khó khăn, năm 2018, ngoài việc duy trì những hoạt động đã có, Chi cục DS-KHHGĐ thành phố có một số dự thảo xây dựng các câu lạc bộ: "Mẹ và con gái”, "Các bạn gái tiêu biểu”, đồng thời vận động thành lập các đội tuyên truyền viên ở các thôn, tổ; biểu dương, khen thưởng các gia đình sinh con một bề là gái có thành tích cao trong học tập...