CTTĐT - Xác định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp là một trong những danh mục kêu gọi đầu tư tại Yên Bái.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái
có 21 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 205 triệu
USD. Trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị khối lượng thực hiện ước đạt
157,2 tỷ đồng, tổng doanh thu các doanh nghiệp FDI ước đạt 134,7 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động
sản xuất kinh doanh theo các lĩnh vực chế biến, khai thác khoáng sản, sản xuất
chế biến chè, tinh dầu quế, gỗ ván ép, sản xuất cơ khí, lắp ráp ô tô, may mặc,
nuôi thỏ công nghệ cao, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, kinh doanh thực
phẩm.
Các nhà đầu tư FDI trên địa bàn đến
từ các quốc gia như Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp,
Nhật Bản. Các dự án FDI đầu tư vào Yên Bái được đánh giá triển khai thực hiện
nhanh, sớm đưa vào khai thác, sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trong bối cảnh
nền kinh tế trong và ngoài nước suy giảm, các dự án FDI vẫn hoạt động tương đối
ổn định, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, giải quyết
việc làm cho nhiều lao động địa
phương.
Với những lợi
thế có được do nằm trên trung điểm của tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông được đầu tư theo hướng
đồng bộ, hiện đại với đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thủy. Yên Bái cũng là tỉnh có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cộng với nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Chính vì thế, Yên Bái luôn tạo được
sức hút mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là tiền đề để Yên
Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế, phát triển văn hóa xã
hội không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước
mà còn giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của
Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.
Để nâng cao số lượng và chất lượng nguồn
vốn FDI, tỉnh Yên Bái đã xác định thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, xây
dựng các cơ chế mở, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư là yếu tố ưu tiên hàng
đầu. Như ưu đãi về đơn giá thuê
đất, thuê mặt nước; hỗ trợ bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ
đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng…
Với mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội, trong những năm tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư trên
địa bàn, tập
trung kêu gọi đầu tư vào một số nhóm dự án thuộc các lĩnh vực khai thác và
chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng (đá xẻ ốp lát, đá mỹ nghệ, bột
Cacbonat canxi siêu mịn, sứ dân dụng); Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng công
nghiệp (hạ tầng khu công nghiệp phía Nam, hạ tầng khu công nghiệp Âu Lâu, hạ
tầng khu công nghiệp Minh Quân, hạ tầng khu công nghiệp phía Bắc Văn Yên); Các
dự án phát triển du lịch (xây dựng và phát triển khu du lịch Hồ Thác Bà, khu
du lịch sinh thái Suối Giàng, khu du lịch sinh thái Bản Bon, đầu tư xây dựng và
kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ). Cùng với đó, các dự án phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp hàng hóa, vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến như dự
án trồng rừng, sản xuất ván MDF xuất khẩu…
617 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng môi trường tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái
có 21 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 205 triệu
USD. Trong 5 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị khối lượng thực hiện ước đạt
157,2 tỷ đồng, tổng doanh thu các doanh nghiệp FDI ước đạt 134,7 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động
sản xuất kinh doanh theo các lĩnh vực chế biến, khai thác khoáng sản, sản xuất
chế biến chè, tinh dầu quế, gỗ ván ép, sản xuất cơ khí, lắp ráp ô tô, may mặc,
nuôi thỏ công nghệ cao, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, kinh doanh thực
phẩm.
Các nhà đầu tư FDI trên địa bàn đến
từ các quốc gia như Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp,
Nhật Bản. Các dự án FDI đầu tư vào Yên Bái được đánh giá triển khai thực hiện
nhanh, sớm đưa vào khai thác, sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trong bối cảnh
nền kinh tế trong và ngoài nước suy giảm, các dự án FDI vẫn hoạt động tương đối
ổn định, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, giải quyết
việc làm cho nhiều lao động địa
phương.
Với những lợi
thế có được do nằm trên trung điểm của tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông được đầu tư theo hướng
đồng bộ, hiện đại với đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thủy. Yên Bái cũng là tỉnh có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cộng với nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Chính vì thế, Yên Bái luôn tạo được
sức hút mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là tiền đề để Yên
Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế, phát triển văn hóa xã
hội không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước
mà còn giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của
Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.
Để nâng cao số lượng và chất lượng nguồn
vốn FDI, tỉnh Yên Bái đã xác định thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, xây
dựng các cơ chế mở, chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư là yếu tố ưu tiên hàng
đầu. Như ưu đãi về đơn giá thuê
đất, thuê mặt nước; hỗ trợ bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ
đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng…
Với mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội, trong những năm tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư trên
địa bàn, tập
trung kêu gọi đầu tư vào một số nhóm dự án thuộc các lĩnh vực khai thác và
chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng (đá xẻ ốp lát, đá mỹ nghệ, bột
Cacbonat canxi siêu mịn, sứ dân dụng); Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng công
nghiệp (hạ tầng khu công nghiệp phía Nam, hạ tầng khu công nghiệp Âu Lâu, hạ
tầng khu công nghiệp Minh Quân, hạ tầng khu công nghiệp phía Bắc Văn Yên); Các
dự án phát triển du lịch (xây dựng và phát triển khu du lịch Hồ Thác Bà, khu
du lịch sinh thái Suối Giàng, khu du lịch sinh thái Bản Bon, đầu tư xây dựng và
kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ). Cùng với đó, các dự án phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp hàng hóa, vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến như dự
án trồng rừng, sản xuất ván MDF xuất khẩu…