Qua đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái, 5 tháng qua, thị trường tiền tệ trên địa bàn tiếp tục ổn định, không có những biến động bất thường; các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất huy động vốn, cho vay theo quy định.
Tổ Giao dịch lưu động - Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mù Cang Chải hướng dẫn bà con vay vốn tín dụng chính sách tại điểm giao dịch xã Púng Luông. (Ảnh: Ngọc Đồng)
Việc
thị trường tiền tệ ổn định đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân tiếp
cận với nguồn vốn để duy trì hoạt động, phát triển sản xuất.
Từ tập
trung thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động
ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016; Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/02/2016 về
tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và tiếp tục đẩy mạnh
cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu; Chỉ thị số 01/CT-UBND
ngày 8/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh “Về việc tập trung chỉ đạo điều hành triển
khai nhiệm vụ năm 2016; thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,
lưu thông hàng hóa, bình ổn thị trường và phục vụ tết Nguyên đán Bính Thân
2016” và các văn bản chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp với
tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn... nên lãi suất huy động vốn và cho
vay 5 tháng qua tiếp tục ổn định.
Các chi
nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đã thực hiện giảm lãi suất cho vay theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Mức lãi suất tiền gửi bằng đồng
Việt Nam của các chi nhánh ngân hàng thương mại, QTDND hiện nay ở mức 0,5 đến
1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 4 đến 6%/năm
đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; kỳ hạn từ 6 tháng đến
dưới 12 tháng ở mức 5,5 đến 6,3%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, mức lãi suất cao
nhất là 8,4%/năm đối với QTDND.
Lãi
suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh
nghiệp nhỏ và vừa của các chi nhánh ngân hàng thương mại tối đa 7%/năm; cho vay
trung hạn, dài hạn lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh
nghiệp nhỏ và vừa phổ biến ở mức từ 10% đến 11%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khác ở mức 11% đến 12%/năm; lĩnh vực phi sản xuất, tiêu dùng tối đa là
13%/năm.
Thời
gian qua, các chi nhánh ngân hàng, các QTDND đã triển khai và thực hiện tốt các
giải pháp về huy động vốn, do đó nguồn vốn huy động đạt mức tăng trưởng cao,
bảo đảm đáp ứng các nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh
doanh và các đối tượng chính sách xã hội. Đến hết tháng 5, tổng nguồn vốn huy
động của các chi nhánh ngân hàng, QTDND, ước đạt 14.500 tỷ đồng. Trong đó,
nguồn vốn huy động tại địa phương ước đạt 10.950 tỷ đồng, tiền gửi tiết kiệm
tăng 17,58%. Qua 5 tháng, dư nợ cho vay ước đạt 12.450 tỷ đồng, tăng 718 tỷ
đồng so với 31/12/2015, tỷ lệ tăng 6,13%.
Cùng
với đó, chất lượng tín dụng tiếp tục bảo đảm. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ
của các chi nhánh ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách - xã hội, các
QTDND chỉ chiếm 0,36% so với tổng dư nợ. Các chi nhánh ngân hàng bảo đảm cung
ứng kịp thời các nhu cầu về thanh toán, chuyển tiền, nộp, lĩnh tiền mặt của
khách hàng, các máy rút tiền tự động ATM hoạt động an toàn thông suốt; bảo đảm
an toàn nghiệp vụ kho quỹ.
Bên
cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng diễn ra bình thường,
không có biến động so với tháng trước, các doanh nghiệp được phép hoạt động
mua, bán vàng trang sức mỹ nghệ chấp hành tốt các quy định về hoạt động kinh
doanh vàng.
Phát
huy kết quả đã đạt được về điều hành thị trường tiền tệ, những tháng tiếp theo
của năm, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các chi
nhánh ngân hàng, QTDND triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, các cơ chế,
chính sách, nghiệp vụ và các văn bản chỉ đạo điều hành về chính sách tiền tệ,
tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với tình hình hoạt động ngân
hàng trên địa bàn; chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, các QTDND tiếp tục đẩy mạnh
huy động nguồn vốn, áp dụng linh hoạt các mức lãi suất huy động vốn phù hợp với
mặt bằng lãi suất chung trên địa bàn và các quy định về lãi suất huy động vốn,
lãi suất cho vay; bảo đảm tăng trưởng nguồn vốn huy động, tăng trưởng tín dụng
phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch được giao và theo định hướng, mục tiêu tăng
trưởng của ngành trên địa bàn, duy trì khả năng chi trả...
Đồng
thời, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; trong đó, tập trung vốn tín
dụng đầu tư cho vay các lĩnh vực được ưu tiên, các dự án, phương án sản xuất,
kinh doanh có hiệu quả và nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, cận nghèo và các
đối tượng chính sách xã hội; tiếp tục có các giải pháp xử lý nợ xấu, hạn chế nợ
xấu phát sinh, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 30/12/2013 của
UBND tỉnh về xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng; tổ chức thực hiện
tốt nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền, cung ứng tiền mặt và các dịch vụ thanh
toán đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, bảo đảm an toàn tuyệt đối
nghiệp vụ kho quỹ...
5 tháng qua, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ ước đạt 5.490 tỷ đồng, tăng
1,87% so với 31/12/2015, chiếm 44% tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, dư nợ
các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội cũng đạt 2.120
tỷ đồng, tăng 104 tỷ đồng so với 31/12/2015, tỷ lệ tăng 5,15%.
|
662 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Qua đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái, 5 tháng qua, thị trường tiền tệ trên địa bàn tiếp tục ổn định, không có những biến động bất thường; các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất huy động vốn, cho vay theo quy định.
Việc
thị trường tiền tệ ổn định đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân tiếp
cận với nguồn vốn để duy trì hoạt động, phát triển sản xuất.
Từ tập
trung thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động
ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016; Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/02/2016 về
tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và tiếp tục đẩy mạnh
cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu; Chỉ thị số 01/CT-UBND
ngày 8/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh “Về việc tập trung chỉ đạo điều hành triển
khai nhiệm vụ năm 2016; thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,
lưu thông hàng hóa, bình ổn thị trường và phục vụ tết Nguyên đán Bính Thân
2016” và các văn bản chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp với
tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn... nên lãi suất huy động vốn và cho
vay 5 tháng qua tiếp tục ổn định.
Các chi
nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đã thực hiện giảm lãi suất cho vay theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Mức lãi suất tiền gửi bằng đồng
Việt Nam của các chi nhánh ngân hàng thương mại, QTDND hiện nay ở mức 0,5 đến
1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 4 đến 6%/năm
đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; kỳ hạn từ 6 tháng đến
dưới 12 tháng ở mức 5,5 đến 6,3%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, mức lãi suất cao
nhất là 8,4%/năm đối với QTDND.
Lãi
suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh
nghiệp nhỏ và vừa của các chi nhánh ngân hàng thương mại tối đa 7%/năm; cho vay
trung hạn, dài hạn lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh
nghiệp nhỏ và vừa phổ biến ở mức từ 10% đến 11%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khác ở mức 11% đến 12%/năm; lĩnh vực phi sản xuất, tiêu dùng tối đa là
13%/năm.
Thời
gian qua, các chi nhánh ngân hàng, các QTDND đã triển khai và thực hiện tốt các
giải pháp về huy động vốn, do đó nguồn vốn huy động đạt mức tăng trưởng cao,
bảo đảm đáp ứng các nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh
doanh và các đối tượng chính sách xã hội. Đến hết tháng 5, tổng nguồn vốn huy
động của các chi nhánh ngân hàng, QTDND, ước đạt 14.500 tỷ đồng. Trong đó,
nguồn vốn huy động tại địa phương ước đạt 10.950 tỷ đồng, tiền gửi tiết kiệm
tăng 17,58%. Qua 5 tháng, dư nợ cho vay ước đạt 12.450 tỷ đồng, tăng 718 tỷ
đồng so với 31/12/2015, tỷ lệ tăng 6,13%.
Cùng
với đó, chất lượng tín dụng tiếp tục bảo đảm. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ
của các chi nhánh ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách - xã hội, các
QTDND chỉ chiếm 0,36% so với tổng dư nợ. Các chi nhánh ngân hàng bảo đảm cung
ứng kịp thời các nhu cầu về thanh toán, chuyển tiền, nộp, lĩnh tiền mặt của
khách hàng, các máy rút tiền tự động ATM hoạt động an toàn thông suốt; bảo đảm
an toàn nghiệp vụ kho quỹ.
Bên
cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng diễn ra bình thường,
không có biến động so với tháng trước, các doanh nghiệp được phép hoạt động
mua, bán vàng trang sức mỹ nghệ chấp hành tốt các quy định về hoạt động kinh
doanh vàng.
Phát
huy kết quả đã đạt được về điều hành thị trường tiền tệ, những tháng tiếp theo
của năm, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các chi
nhánh ngân hàng, QTDND triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, các cơ chế,
chính sách, nghiệp vụ và các văn bản chỉ đạo điều hành về chính sách tiền tệ,
tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với tình hình hoạt động ngân
hàng trên địa bàn; chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, các QTDND tiếp tục đẩy mạnh
huy động nguồn vốn, áp dụng linh hoạt các mức lãi suất huy động vốn phù hợp với
mặt bằng lãi suất chung trên địa bàn và các quy định về lãi suất huy động vốn,
lãi suất cho vay; bảo đảm tăng trưởng nguồn vốn huy động, tăng trưởng tín dụng
phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch được giao và theo định hướng, mục tiêu tăng
trưởng của ngành trên địa bàn, duy trì khả năng chi trả...
Đồng
thời, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; trong đó, tập trung vốn tín
dụng đầu tư cho vay các lĩnh vực được ưu tiên, các dự án, phương án sản xuất,
kinh doanh có hiệu quả và nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo, cận nghèo và các
đối tượng chính sách xã hội; tiếp tục có các giải pháp xử lý nợ xấu, hạn chế nợ
xấu phát sinh, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 30/12/2013 của
UBND tỉnh về xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng; tổ chức thực hiện
tốt nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền, cung ứng tiền mặt và các dịch vụ thanh
toán đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, bảo đảm an toàn tuyệt đối
nghiệp vụ kho quỹ...
5 tháng qua, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ ước đạt 5.490 tỷ đồng, tăng
1,87% so với 31/12/2015, chiếm 44% tổng dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, dư nợ
các chương trình tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội cũng đạt 2.120
tỷ đồng, tăng 104 tỷ đồng so với 31/12/2015, tỷ lệ tăng 5,15%.