Thực hiện Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhiều hộ DTTS đặc biệt khó khăn được vay vốn với lãi suất thấp 0,1%/ tháng, tương đương với 1,2%/ năm trong thời gian tối đa 5 năm. Nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm xuống còn 16,2% vào năm 2015 (theo tiêu chí mới là 32,5%).
Nhờ các chính sách hỗ trợ, đồng bào vùng cao tích cực khai hoang ruộng nước, áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất.
Năm 2013, chính sách hỗ trợ vay vốn phát
triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn theo Quyết định số
54/2012/QĐ-TTg được ban hành thay thế Quyết định 32/2007/QĐ-TTg sau 5 năm thực
hiện. Từ năm 2011 đến 2015, tỉnh đã thực hiện cho vay tại 128/132 xã khó khăn
thuộc 8 huyện, thị xã với 3.490 hộ DTTS đặc biệt khó khăn, tổng nguồn vốn trên 20,1
tỷ đồng.
Trong đó, cho vay theo Quyết định số 32 là
2.594 hộ với kinh phí trên 13 tỷ đồng; Quyết định số 54 là 896 hộ với kinh phí
7,1 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, trang bị công cụ sản xuất và
khai hoang ruộng nước. Việc triển khai chính sách hỗ trợ vay vốn sản xuất đối
với hộ đồng bào DTTS được bà con tích cực hưởng ứng.
Trong quá trình triển khai thực hiện, cấp
ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quán triệt tinh thần, nội dung Quyết định số 54
kết hợp với tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách để người dân
và các đối tượng thụ hưởng có ý thức trách nhiệm, duy trì, sử dụng nguồn vốn
vay đúng mục đích phát triển sản xuất.
Thông qua vay vốn tại Ngân hàng Chính sách
xã hội, nhiều hộ đồng bào DTTS đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu
quả, trong đó, tập trung chủ yếu vào phát triển sản xuất nông nghiệp và một số
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Nhiều hộ đã đầu tư phát triển kinh tế gia đình,
kinh doanh một số mặt hàng, dịch vụ nông nghiệp.
Chị Nông Thị Thư ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An,
thị xã Nghĩa Lộ là một trong những hộ nghèo được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng
Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ. Sau 5 năm, chị đã trả hết nợ và vươn lên
thoát nghèo.
Chị chia sẻ: “Trước kia, gia đình tôi nghèo
lắm. Đi vay tiền ở đâu cũng đều bị từ chối vì họ sợ tôi không trả được. Từ khi
được tuyên truyền, gia đình tôi đi vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thị
xã về làm kinh tế. Ban đầu cũng gặp không ít khó khăn nhưng sau đó, tôi tích cực
tham gia các lớp tập huấn, tiếp thu được thêm nhiều kinh nghiệm rồi về phát
triển trồng trọt, chăn nuôi tại gia đình. Chỉ sau vài năm, gia đình tôi hoàn
trả được số tiền đã vay và mô hình kinh tế gia đình ngày càng phát triển”.
Được biết, hiện nay, gia đình chị có 13 con
lợn, 2 con trâu, 30 con gà kết hợp với trồng lúa, ngô, rau màu, hàng năm thu
nhập khoảng 80 triệu đồng.
Hiệu quả thấy rõ là thế nhưng do nguồn kinh
phí chậm nên trong hai năm 2013 - 2014, toàn tỉnh mới hỗ trợ được khoảng 5,3 tỷ
đồng, đạt 12,5% nhu cầu thực tế của người dân. Tuy nhiên đây vẫn là chính sách
đặc thù của Ủy ban Dân tộc, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối
với đồng bào DTTS. Mặc dù số tiền hỗ trợ không lớn so với các chương trình,
chính sách khác, tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách này đã góp
phần hỗ trợ, khuyến khích các hộ đồng bào DTTS mạnh dạn vay vốn đầu tư phát
triển sản xuất, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
597 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhiều hộ DTTS đặc biệt khó khăn được vay vốn với lãi suất thấp 0,1%/ tháng, tương đương với 1,2%/ năm trong thời gian tối đa 5 năm. Nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm xuống còn 16,2% vào năm 2015 (theo tiêu chí mới là 32,5%).
Năm 2013, chính sách hỗ trợ vay vốn phát
triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn theo Quyết định số
54/2012/QĐ-TTg được ban hành thay thế Quyết định 32/2007/QĐ-TTg sau 5 năm thực
hiện. Từ năm 2011 đến 2015, tỉnh đã thực hiện cho vay tại 128/132 xã khó khăn
thuộc 8 huyện, thị xã với 3.490 hộ DTTS đặc biệt khó khăn, tổng nguồn vốn trên 20,1
tỷ đồng.
Trong đó, cho vay theo Quyết định số 32 là
2.594 hộ với kinh phí trên 13 tỷ đồng; Quyết định số 54 là 896 hộ với kinh phí
7,1 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, trang bị công cụ sản xuất và
khai hoang ruộng nước. Việc triển khai chính sách hỗ trợ vay vốn sản xuất đối
với hộ đồng bào DTTS được bà con tích cực hưởng ứng.
Trong quá trình triển khai thực hiện, cấp
ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quán triệt tinh thần, nội dung Quyết định số 54
kết hợp với tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách để người dân
và các đối tượng thụ hưởng có ý thức trách nhiệm, duy trì, sử dụng nguồn vốn
vay đúng mục đích phát triển sản xuất.
Thông qua vay vốn tại Ngân hàng Chính sách
xã hội, nhiều hộ đồng bào DTTS đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu
quả, trong đó, tập trung chủ yếu vào phát triển sản xuất nông nghiệp và một số
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Nhiều hộ đã đầu tư phát triển kinh tế gia đình,
kinh doanh một số mặt hàng, dịch vụ nông nghiệp.
Chị Nông Thị Thư ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An,
thị xã Nghĩa Lộ là một trong những hộ nghèo được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng
Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ. Sau 5 năm, chị đã trả hết nợ và vươn lên
thoát nghèo.
Chị chia sẻ: “Trước kia, gia đình tôi nghèo
lắm. Đi vay tiền ở đâu cũng đều bị từ chối vì họ sợ tôi không trả được. Từ khi
được tuyên truyền, gia đình tôi đi vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thị
xã về làm kinh tế. Ban đầu cũng gặp không ít khó khăn nhưng sau đó, tôi tích cực
tham gia các lớp tập huấn, tiếp thu được thêm nhiều kinh nghiệm rồi về phát
triển trồng trọt, chăn nuôi tại gia đình. Chỉ sau vài năm, gia đình tôi hoàn
trả được số tiền đã vay và mô hình kinh tế gia đình ngày càng phát triển”.
Được biết, hiện nay, gia đình chị có 13 con
lợn, 2 con trâu, 30 con gà kết hợp với trồng lúa, ngô, rau màu, hàng năm thu
nhập khoảng 80 triệu đồng.
Hiệu quả thấy rõ là thế nhưng do nguồn kinh
phí chậm nên trong hai năm 2013 - 2014, toàn tỉnh mới hỗ trợ được khoảng 5,3 tỷ
đồng, đạt 12,5% nhu cầu thực tế của người dân. Tuy nhiên đây vẫn là chính sách
đặc thù của Ủy ban Dân tộc, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối
với đồng bào DTTS. Mặc dù số tiền hỗ trợ không lớn so với các chương trình,
chính sách khác, tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách này đã góp
phần hỗ trợ, khuyến khích các hộ đồng bào DTTS mạnh dạn vay vốn đầu tư phát
triển sản xuất, góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.