Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái,
đồng chí Hoàng Xuân Nguyên – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Cùng dự Hội
nghị có lãnh đạo các Sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh.
Phát biểu tại Hội nghị,
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Trong bối cảnh tình hình chảy,
nổ, sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, nhất là cháy nổ tại các khu dân cư, hộ
gia đình, nhà cao tầng, chợ, khu công nghiệp, phương tiện giao thông và cháy rừng…
làm nhiều người chết và bị thương, gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến
an ninh trật tự, môi trường đầu tư và an sinh xã hội. Song dưới sự lãnh đạo của
Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự tham gia tích cực của cả hệ thống
chính trị và toàn dân, phát huy vai trò của lực lượng Công an nhân dân, công
tác phòng cháy chữa cháy được tăng cường, góp phần kiềm chế tình hình cháy nổ,
hạn chế được số vụ và thiệt hại do cháy nổ gây ra, góp phần đảm bảo trật tự, an
toàn xã hội, giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị
số 1634/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số
nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu
hộ; 3 năm thực hiện Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17/8/2012 phê duyệt “Quy hoạch
tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn
cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, công tác
phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã có bước phát triển vượt bậc. Trong bối
cảnh số cơ sở nguy hiểm cháy, nổ tăng trung bình 15,66%/năm, tình hình cháy nổ
đã được kiềm chế thấp nhất về số vụ và thiệt hại do cháy nổ gây ra, tăng trung
bình 9,17%/năm.
Đạt được kết quả đó, công
tác tuyên truyền xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy được đặc biệt
quan tâm. Sau 5 năm có 13 cơ quan truyền thông có chuyên trang, chuyên mục về
phòng cháy chữa cháy. Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tổ chức gần 90
nghìn buổi tuyên truyền miệng, trên 56 nghìn lớp huấn luyện về phòng cháy chữa
cháy, cứu nạn cứu hộ… Qua đó, ý thức của người đứng đầu tổ chức, người dân,
doanh nghiệp về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ được nâng cao.
Cùng với đó, hiệu lực, hiệu
quả quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy được tăng cường; tổ chức bộ máy lực
lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ được bố trí hợp lý; Cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ công tác này đã được đầu tư; tiềm lực, sức chiến đấu
của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ được tăng cường…
Hội nghị cũng đã triển
khai 8 nhiệm vụ cơ bản của Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng;
những nội dung cơ bản của Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 ban hành
chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị, các đại biểu
đã tập trung thảo luận những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng cháy chữa
cháy, cứu nạn cứu hộ thời gian qua. Các đại biểu cũng tập trung thảo luận về
phương hướng nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp thực hiện tốt công tác phòng
cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trong thời gian tới như: Tăng cường công tác
tuyên truyền với người dân về công tác xã hội hóa phòng cháy chữa cháy; Tăng cường
vai trò của người đứng đầu đối với công tác xã hội hóa trong phòng cháy chữa
cháy; Rà soát lại các quy định xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy…
Phát biểu kết luận tại Hội
nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu trong thời gian tới, các
Bộ, ngành, địa phương cần tập trung xây dựng chương trình hành động, kế hoạch
quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 47/CT-TW, Quyết định số 1635/QĐ-TTg
và tiếp tục thực hiện Chỉ thị 1634/CT-TTg, Quyết định số 1110/QĐ-TTg; Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy,
phát triển phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
với phương châm 4 tại chỗ; Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để làm tốt
công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Cùng với đó, cần nâng cao
trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, nếu địa phương nào để xảy ra cháy nổ
lớn, người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm. Thực hiện có hiệu quả Luật phòng cháy chữa
cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà
nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Tập trung xây dựng phong trào
toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tập trung xây dựng lực lượng
phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn từng bước chính quy, tinh nhuệ, hiện đại,
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng
yêu cầu 21 địa phương hiện nay chưa xây dựng Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống
cơ sở của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2030 phải xây dựng Đề án này trong năm 2016…