CTTĐT - Mùa xuân mùa của vạn vật sinh sôi, những rừng cây đâm trồi nảy lộc, đất trời Yên Bình như được khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống. Yên Bình hôm nay đã trải dài mầu xanh mát mắt của keo, bạch đàn… Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân Yên Bình nâng niu chăm sóc, bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái giúp cuộc sống thêm trong lành.
Rừng Yên Bình vào xuân
Chúng tôi đến thôn Đá Trắng một trong những thôn có diện tích rừng nhiều nhất của xã Vũ Linh. Toàn thôn có 128 hộ thì có gần 80 hộ sống chủ yếu nhờ nghề trồng rừng. Hộ ít có 0,5ha hộ nhiều thì 4- 5 ha. Trong những năm qua bên cạnh việc bảo vệ tốt 44 ha rừng phòng hộ nhân dân thôn Đá Trắng còn tích cực thực hiện trồng cây gây rừng. Mỗi năm nhân dân trong thôn trồng mới từ 10 -15 ha rừng nâng tổng diện tích rừng hiện có của thôn lên 231 ha. Thôn cũng đã phân khu sản xuất và chăn thả gia súc, tránh phá rừng bừa bãi, thành lập tổ đội tuần tra canh gác bảo vệ rừng. Vì vậy, chất lượng rừng được bảo đảm và phát triển tốt. Nhờ trồng rừng mà cuộc sống người dân trong thôn đã có những đổi thay rõ nét. Theo chân Bí thư chi bộ Vương Văn Chấp cùng tôi đến thăm gia đình ông Nịnh Xuân Thu, một hộ có diện tích rừng lớn nhất nhì thôn với 5ha, ông Thu phấn khởi chia sẻ: “Năm 2017 vừa rồi nhà tôi khai thác 2,5 ha keo bán được hơn 200 triệu. Hiện tại gia đình đã chuẩn bị chu đáo về đất, cây giống và phân bón để ra tết tiến hành trồng rừng trên diện tích vừa khai thác vừa để phủ xanh đất trống vừa để phát triển kinh tế gia đình”.
Xã Vũ Linh hiện có 1765 ha rừng trong đó có gần 500 ha rừng phòng hộ còn lại là rừng trồng sản xuất. Để triển khai hiệu quả chỉ tiêu phát triển rừng, hàng năm, xã đã giao chỉ tiêu trồng rừng đến từng thôn đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về lợi ích của việc trồng và phát triển rừng từ đó thu hút đông đảo người dân tham gia. Bình quân mỗi năm Vũ Linh trồng mới từ 80 ha rừng trở lên, riêng năm 2017 vừa qua nhân dân Vũ Linh đã trồng được 100ha rừng đạt 100% kế hoạch. Cùng với phát triển rừng xã Vũ Linh còn khuyến khích người dân mở các xưởng thu mua chế biến gỗ rừng trồng. Hiện toàn xã có 6 xưởng thu mua, chế biến gỗ rừng trồng, các xưởng này vừa giúp bà con tiêu thụ sản phẩm vừa tạo công ăn việc làm cho từ 50 - 60 lao động địa phương với thu nhập ổn đinh. Có thể nói, rừng đã và đang trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Vũ Linh, ông Lương Ngọc Bắc - Chủ tịch UBND xã Vũ Linh cho biết: “Địa phương sẽ chỉ đạo các thôn có diện tích rừng địa phương lớn tăng cường công tác bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng để đảm bảo môi trường rừng bền vững. Đối với diện tích rừng trồng xã sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân sẽ tiến hành trồng mới. Trong quá trình trồng cần chú trọng lựa chọn cây giống có năng suất chất lượng cao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt”.
Chia tay Vũ Linh chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của chị Nguyễn Thị Yên thôn Đèo Thao xã Cảm Ân. Bên chén trà đầu xuân chị Yên chia sẻ: “gia đình tôi khấm khá hơn là nhờ trồng rừng, tiền làm nhà, mua sắm các vật dụng khác trong gia đình cũng nhờ rừng cả đấy”. Được biết, trước đây, gia đình chị Yên thuộc diện hộ nghèo trong thôn, dù bươn trải nhiều nghề nhưng hoàn cảnh vẫn khó khăn. Năm 2008 sau khi ra ở riêng chị Yên đã mạnh dạn vay mượn anh em mua lại 3 ha rừng của người dân trong xã để trồng keo và bồ đề. Ngoài ra, chị còn tận dụng tán rừng thưa để chăn nuôi trâu bò, theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Đến nay, sau hơn 10 năm gắn bó với rừng, gia đình chị đã thoát nghèo, vươn lên khá giả, chị Yên chia sẻ: “Gia đình tôi vừa trồng xong 1 ha bồ đề, còn trên 2 ha keo thì đã thành cây rừng cao quá đầu người rồi. Nếu không có rừng cuộc sống gia đình tôi không biết trông cậy vào đâu”.
Các xưởng thu mua chế biến gỗ rừng trồng tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương
Không riêng gì ở Cảm Ân hay Vũ Linh mà phong trào trồng cây gây rừng đã phát triển rộng khắp 26/26 xã, thị trấn của huyện Yên Bình. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về huyện nhà lại phát động tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Riêng trong năm 2017 vừa qua, nhân dân trong toàn huyện đã trồng mới được 2.640 ha rừng đạt 110% kế hoạch, nâng tổng diện tích rừng hiện có của toàn huyện lên trên 42.000 ha trong đó có 30.792,6 ha rừng kinh tế, độ tàn che phủ rừng của toàn huyện đạt 54%. Huyện cũng đã chỉ đạo các xã thị trấn hoàn thiện phương án giao rừng cho thuê rừng, gắn liền giao đất cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2015 – 2020. Đây là việc làm thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế rừng bền vững giúp nhân dân có đất sản xuất canh tác ổn định lâu dài.
Nhiều địa phương còn khuyến khích các hộ dân tận dụng tán lá rừng phát triển các mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi dê, nuôi ong lấy mật,...cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ gia đình đã áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa quá trình sản xuất, hình thành những mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Các cơ sở chế biến lâm sản cùng dần hình thành và đi vào hoạt động hiệu quả nhằm tiêu thụ sản phẩm cho người trồng rừng đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động dôi dư ở địa phương. Hiện nay, toàn huyện có trên 102 cơ sở chế biến gỗ vừa và nhỏ, với các sản phẩm chủ yếu như: gỗ nguyên liệu, ván ép, gỗ bao bì…, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương. Kinh tế đồi rừng đã và đang trở thành hướng đi tích cực trong công tác giảm nghèo cho người dân, nhất là tại những địa bàn khó khăn. Huyện đang tiếp tục khảo sát, chuyển đổi những diện tích rừng ít xung yếu sang trồng rừng sản xuất, đồng thời tập trung chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng sau khai thác, từng bước mở rộng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế đồi rừng có hiệu quả cao, góp phần giảm nghèo bền vững và từng bước nâng cao đời sống cho người dân. Có thể khẳng định rừng đã thật sự trở thành một trong những tiềm năng to lớn góp phần đắc lực thúc đẩy kinh tế của huyện Yên Bình phát triển và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Đồng chí Hà Ngọc Quý - Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Yên Bình cho biết: “công tác phát triển rừng trên địa bàn huyện Yên Bình những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Người dân đã chủ động trong công tác trồng chăm sóc và bảo vệ rừng. Các cơ quan chuyên môn cũng đã trú trọng công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ người dân trong công tác lựa chọn giống cây trồng phù hợp đất đai thổ nhưỡng địa phương. Bên cạnh đó cách chính sách như hỗ trợ cây giống, chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được triển khai đầy đủ kịp thời đến người dân. Nhiều năm trở lại đây Yên Bình luôn hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu trồng và phát triển rừng đề ra”.
Ngoài ý nghĩa kinh tế, rừng còn giữ vai trò cân bằng sinh thái môi trường. Huyện Yên Bình hiện có trên 19.000 ha rừng được trồng trên các đảo hồ Thác Bà. Đây vừa là lá phổi xanh giúp điều hòa khí hậu vùng hồ vừa tạo cảnh quan tươi đẹp mở ra tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Thác Bà của huyện Yên Bình. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, cũng như việc trồng và phát triển vốn rừng, công tác bảo vệ rừng được huyện Yên Bình cùng các ngành chức năng và bà con nhân dân chú trọng, quan tâm. Hiện tại huyện Yên Bình đang duy trì có hiệu quả của 272 tổ đội bảo vệ rừng với trên 1.000 thành viên. Đồng thời vận động trên 3.000 hộ dân tham gia ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, qua đó đã ngăn chặn kịp thời tình trạng chặt phá rừng trái phép xảy ra trên địa bàn.
Năm 2018, với mục tiêu trồng hoàn thành 2.600 trong vụ xuân huyện Yên Bình đã có những kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể. Bên cạnh việc tổ chức lễ ra quân trồng cây đầu xuân, huyện Yên Bình còn chỉ đạo các xã thị trấn đôn đốc các chủ rừng và nhân dân chuẩn bị tốt các điều kiện về đất và cây giống để khi thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành trồng rừng. Chỉ đạo 28 vườn ươm trên địa bàn chuẩn chu đáo cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu người dân. Tiếp tục triển khai hỗ trợ trồng 255 ha quế theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho nhân dân đồng thời tiếp tục triển khai các dự án trồng rừng như dự án phát triển lâm nghiệp bền vừng của quỹ môi trường quốc gia, dự án trồng cây gỗ lớn VFF… Đến thời điểm này nhân dân các xã thị trấn trong huyện đã trồng được 19 ha rừng.
Một mùa xuân mới đang về, người dân Yên Bình lại thi đua cùng nhau trồng cây gây rừng để rừng Yên Bình ngày một thêm xanh và phát triển bền vững. Mùa xuân, đi dưới những cánh rừng xuân, cây lá xanh non, ngắm những đồi keo đồi bạch đàn xanh mát mắt. Rừng thực sự đã mang đến cho người dân Yên Bình những mùa xuân ấm no./.
2576 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mùa xuân mùa của vạn vật sinh sôi, những rừng cây đâm trồi nảy lộc, đất trời Yên Bình như được khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống. Yên Bình hôm nay đã trải dài mầu xanh mát mắt của keo, bạch đàn… Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân Yên Bình nâng niu chăm sóc, bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn là lá phổi xanh để cân bằng môi trường sinh thái giúp cuộc sống thêm trong lành.Chúng tôi đến thôn Đá Trắng một trong những thôn có diện tích rừng nhiều nhất của xã Vũ Linh. Toàn thôn có 128 hộ thì có gần 80 hộ sống chủ yếu nhờ nghề trồng rừng. Hộ ít có 0,5ha hộ nhiều thì 4- 5 ha. Trong những năm qua bên cạnh việc bảo vệ tốt 44 ha rừng phòng hộ nhân dân thôn Đá Trắng còn tích cực thực hiện trồng cây gây rừng. Mỗi năm nhân dân trong thôn trồng mới từ 10 -15 ha rừng nâng tổng diện tích rừng hiện có của thôn lên 231 ha. Thôn cũng đã phân khu sản xuất và chăn thả gia súc, tránh phá rừng bừa bãi, thành lập tổ đội tuần tra canh gác bảo vệ rừng. Vì vậy, chất lượng rừng được bảo đảm và phát triển tốt. Nhờ trồng rừng mà cuộc sống người dân trong thôn đã có những đổi thay rõ nét. Theo chân Bí thư chi bộ Vương Văn Chấp cùng tôi đến thăm gia đình ông Nịnh Xuân Thu, một hộ có diện tích rừng lớn nhất nhì thôn với 5ha, ông Thu phấn khởi chia sẻ: “Năm 2017 vừa rồi nhà tôi khai thác 2,5 ha keo bán được hơn 200 triệu. Hiện tại gia đình đã chuẩn bị chu đáo về đất, cây giống và phân bón để ra tết tiến hành trồng rừng trên diện tích vừa khai thác vừa để phủ xanh đất trống vừa để phát triển kinh tế gia đình”.
Xã Vũ Linh hiện có 1765 ha rừng trong đó có gần 500 ha rừng phòng hộ còn lại là rừng trồng sản xuất. Để triển khai hiệu quả chỉ tiêu phát triển rừng, hàng năm, xã đã giao chỉ tiêu trồng rừng đến từng thôn đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân về lợi ích của việc trồng và phát triển rừng từ đó thu hút đông đảo người dân tham gia. Bình quân mỗi năm Vũ Linh trồng mới từ 80 ha rừng trở lên, riêng năm 2017 vừa qua nhân dân Vũ Linh đã trồng được 100ha rừng đạt 100% kế hoạch. Cùng với phát triển rừng xã Vũ Linh còn khuyến khích người dân mở các xưởng thu mua chế biến gỗ rừng trồng. Hiện toàn xã có 6 xưởng thu mua, chế biến gỗ rừng trồng, các xưởng này vừa giúp bà con tiêu thụ sản phẩm vừa tạo công ăn việc làm cho từ 50 - 60 lao động địa phương với thu nhập ổn đinh. Có thể nói, rừng đã và đang trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Vũ Linh, ông Lương Ngọc Bắc - Chủ tịch UBND xã Vũ Linh cho biết: “Địa phương sẽ chỉ đạo các thôn có diện tích rừng địa phương lớn tăng cường công tác bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng để đảm bảo môi trường rừng bền vững. Đối với diện tích rừng trồng xã sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân sẽ tiến hành trồng mới. Trong quá trình trồng cần chú trọng lựa chọn cây giống có năng suất chất lượng cao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt”.
Chia tay Vũ Linh chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của chị Nguyễn Thị Yên thôn Đèo Thao xã Cảm Ân. Bên chén trà đầu xuân chị Yên chia sẻ: “gia đình tôi khấm khá hơn là nhờ trồng rừng, tiền làm nhà, mua sắm các vật dụng khác trong gia đình cũng nhờ rừng cả đấy”. Được biết, trước đây, gia đình chị Yên thuộc diện hộ nghèo trong thôn, dù bươn trải nhiều nghề nhưng hoàn cảnh vẫn khó khăn. Năm 2008 sau khi ra ở riêng chị Yên đã mạnh dạn vay mượn anh em mua lại 3 ha rừng của người dân trong xã để trồng keo và bồ đề. Ngoài ra, chị còn tận dụng tán rừng thưa để chăn nuôi trâu bò, theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Đến nay, sau hơn 10 năm gắn bó với rừng, gia đình chị đã thoát nghèo, vươn lên khá giả, chị Yên chia sẻ: “Gia đình tôi vừa trồng xong 1 ha bồ đề, còn trên 2 ha keo thì đã thành cây rừng cao quá đầu người rồi. Nếu không có rừng cuộc sống gia đình tôi không biết trông cậy vào đâu”.
Các xưởng thu mua chế biến gỗ rừng trồng tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương
Không riêng gì ở Cảm Ân hay Vũ Linh mà phong trào trồng cây gây rừng đã phát triển rộng khắp 26/26 xã, thị trấn của huyện Yên Bình. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về huyện nhà lại phát động tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Riêng trong năm 2017 vừa qua, nhân dân trong toàn huyện đã trồng mới được 2.640 ha rừng đạt 110% kế hoạch, nâng tổng diện tích rừng hiện có của toàn huyện lên trên 42.000 ha trong đó có 30.792,6 ha rừng kinh tế, độ tàn che phủ rừng của toàn huyện đạt 54%. Huyện cũng đã chỉ đạo các xã thị trấn hoàn thiện phương án giao rừng cho thuê rừng, gắn liền giao đất cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2015 – 2020. Đây là việc làm thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế rừng bền vững giúp nhân dân có đất sản xuất canh tác ổn định lâu dài.
Nhiều địa phương còn khuyến khích các hộ dân tận dụng tán lá rừng phát triển các mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi dê, nuôi ong lấy mật,...cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ gia đình đã áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa quá trình sản xuất, hình thành những mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Các cơ sở chế biến lâm sản cùng dần hình thành và đi vào hoạt động hiệu quả nhằm tiêu thụ sản phẩm cho người trồng rừng đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động dôi dư ở địa phương. Hiện nay, toàn huyện có trên 102 cơ sở chế biến gỗ vừa và nhỏ, với các sản phẩm chủ yếu như: gỗ nguyên liệu, ván ép, gỗ bao bì…, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương. Kinh tế đồi rừng đã và đang trở thành hướng đi tích cực trong công tác giảm nghèo cho người dân, nhất là tại những địa bàn khó khăn. Huyện đang tiếp tục khảo sát, chuyển đổi những diện tích rừng ít xung yếu sang trồng rừng sản xuất, đồng thời tập trung chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng sau khai thác, từng bước mở rộng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế đồi rừng có hiệu quả cao, góp phần giảm nghèo bền vững và từng bước nâng cao đời sống cho người dân. Có thể khẳng định rừng đã thật sự trở thành một trong những tiềm năng to lớn góp phần đắc lực thúc đẩy kinh tế của huyện Yên Bình phát triển và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Đồng chí Hà Ngọc Quý - Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Yên Bình cho biết: “công tác phát triển rừng trên địa bàn huyện Yên Bình những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Người dân đã chủ động trong công tác trồng chăm sóc và bảo vệ rừng. Các cơ quan chuyên môn cũng đã trú trọng công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ người dân trong công tác lựa chọn giống cây trồng phù hợp đất đai thổ nhưỡng địa phương. Bên cạnh đó cách chính sách như hỗ trợ cây giống, chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được triển khai đầy đủ kịp thời đến người dân. Nhiều năm trở lại đây Yên Bình luôn hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu trồng và phát triển rừng đề ra”.
Ngoài ý nghĩa kinh tế, rừng còn giữ vai trò cân bằng sinh thái môi trường. Huyện Yên Bình hiện có trên 19.000 ha rừng được trồng trên các đảo hồ Thác Bà. Đây vừa là lá phổi xanh giúp điều hòa khí hậu vùng hồ vừa tạo cảnh quan tươi đẹp mở ra tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Thác Bà của huyện Yên Bình. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, cũng như việc trồng và phát triển vốn rừng, công tác bảo vệ rừng được huyện Yên Bình cùng các ngành chức năng và bà con nhân dân chú trọng, quan tâm. Hiện tại huyện Yên Bình đang duy trì có hiệu quả của 272 tổ đội bảo vệ rừng với trên 1.000 thành viên. Đồng thời vận động trên 3.000 hộ dân tham gia ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, qua đó đã ngăn chặn kịp thời tình trạng chặt phá rừng trái phép xảy ra trên địa bàn.
Năm 2018, với mục tiêu trồng hoàn thành 2.600 trong vụ xuân huyện Yên Bình đã có những kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể. Bên cạnh việc tổ chức lễ ra quân trồng cây đầu xuân, huyện Yên Bình còn chỉ đạo các xã thị trấn đôn đốc các chủ rừng và nhân dân chuẩn bị tốt các điều kiện về đất và cây giống để khi thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành trồng rừng. Chỉ đạo 28 vườn ươm trên địa bàn chuẩn chu đáo cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu người dân. Tiếp tục triển khai hỗ trợ trồng 255 ha quế theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho nhân dân đồng thời tiếp tục triển khai các dự án trồng rừng như dự án phát triển lâm nghiệp bền vừng của quỹ môi trường quốc gia, dự án trồng cây gỗ lớn VFF… Đến thời điểm này nhân dân các xã thị trấn trong huyện đã trồng được 19 ha rừng.
Một mùa xuân mới đang về, người dân Yên Bình lại thi đua cùng nhau trồng cây gây rừng để rừng Yên Bình ngày một thêm xanh và phát triển bền vững. Mùa xuân, đi dưới những cánh rừng xuân, cây lá xanh non, ngắm những đồi keo đồi bạch đàn xanh mát mắt. Rừng thực sự đã mang đến cho người dân Yên Bình những mùa xuân ấm no./.