CTTĐT - Đồng bào Tày ở Văn Chấn sinh sống chủ yếu ở các xã Thượng Bằng La, Đồng Khê, Đại Lịch. Họ có truyền thống canh tác lúa nước từ lâu nên kho tàng văn hóa của dân tộc Tày rất phong phú và đa dạng với nét văn hóa đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Riêng múa Dậm Thuông ở xã Thượng Bằng La, có thể coi là nét văn hóa đặc trưng nhất vẫn được đồng bào Tày nơi đây lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ và thường được tổ chức vào mỗi dịp xuân đến tết về.
Điệu Dậm Thuông trong Lễ hội cầu mùa của người Tày xã Thượng Bằng La.
Theo một số người già trong làng kể lại, múa Dậm Thuông đã có từ rất lâu rồi, không ai nhớ rõ là từ khi nào. Chỉ biết rằng hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân năm mới mọi người tụ tập nhau lại để múa mời tổ tiên xuống trần gian vui chơi, nhảy múa cùng con cháu. Điệu múa này chính là để con cháu cảm ơn tổ tiên một năm qua đã phù hộ, che chở cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi…
Thời điểm tổ chức Dậm Thuông là dịp đầu xuân, năm mới khi người Tày Thượng Bằng La tổ chức Lễ hội Cầu Mùa. Để tổ chức lễ hội này, nhân dân các thôn bản dựng 5 trại lớn hướng về 5 ngọn núi cao án ngữ xung quanh các bản làng.
Lễ cúng được diễn ra ở trại chính do bà Then có uy tín nhất trong làng thực hiện. Bắt đầu vào lễ, thầy Then mặc quần áo truyền thống, đầu quấn khăn, ngồi giữa một chiếc trải ở khu vực trung tâm. Thầy Then thay mặt tất cả mọi người tham gia trong lễ hội đứng trước mâm cúng khấn, lời khấn đại ý: “Hôm nay ngày xuân, năm mới, bản làng tổ chức lễ hội cầu mùa, cảm ơn thần tiên, tổ tiên trong năm qua đã phù hộ cho con cháu một năm làm ăn gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Mời tổ tiên trời đất xuống chứng dám cho lòng thành của con cháu...”.
Khi bà Then cúng xong mọi người bắt đầu vào màn múa đầu tiên theo nhịp gõ trống và nhịp thanh tao của cây đàn tính. Dậm Thuông không chỉ là một điệu múa đơn thuần mà nó còn là một nghi lễ đầy bí ẩn, chứa đựng trong đó những hình tượng dân gian, kỳ diệu của đời sống. Dậm thuông gồm có sáu điệu: Dậm Khăn lau (múa khăn); Dậm Mạy Tạu (múa gậy); Dậm Bjoóc (múa hoa); Dậm Hương (múa hương); Dậm Mác Rính (múa nhạc); Dậm Tó Káy (múa chọi gà). Mỗi điệu múa có một đạo cụ đi kèm khác nhau và có một ý nghĩa tâm linh riêng nhưng đều có hai bước chính là bước 3 và bước 7. Bước 3 diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng thanh thoát. Bước 7 sôi nổi, nồng nàn và say đắm.
Dậm Thuông có thể múa theo nhóm hoặc di chuyển linh hoạt thành những vòng tròn nhỏ, kết thành vòng tròn lớn. Những động tác xoay người linh hoạt, lúc khoan thai, chậm rãi, lúc uyển chuyển, trữ tình. Những chuyển động đều của cánh tay, cơ thể cùng với áo, váy sặc sỡ tựa như bông hoa khổng lồ đang khoe sắc xuân trước gió. Với âm thanh chủ đạo của cây đàn tính cùng các dụng cụ thường ngày như chén, đĩa đã tạo nên những âm hưởng thanh tao, mang đậm sắc thái dân tộc. Dậm Thuông trong ngày hội thể hiện rõ nét tính cộng đồng, tình cảm gắn bó, bền chặt của các thế hệ người Tày ở Thượng Bằng La, vừa góp phần cổ vũ, động viên tinh thần của nhân dân tiếp tục hăng say lao động, sản xuất. Bà Hoàng Thị Xuân - Thôn Hán, xã Thượng Bằng La, Văn Chấn chia sẻ: “ Mỗi khi lễ hội, được tham gia vào điệu Dậm Thuông chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi. Điệu Dậm Thuông không chỉ khơi dậy bản sắc văn hóa, niềm tự hào dân tộc mà giúp chúng tôi gắn bó đoàn kết hơn”.
Đặc sắc và có ý nghĩa quan trọng với đời sống của đồng bào Tày xã Thượng Bằng La nhưng với những đổi thay của đời sống kinh tế - xã hội, điệu Dậm Thuông ít nhiều cũng phần nào bị phai nhạt theo năm tháng. Với ý thức lưu truyền và phát huy bản sắc dân tộc, những năm qua, chính quyền và nhân dân xã Thượng Bằng La đã có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Trong đó, điệu Dậm Thuông đã được quan tâm đặc biệt. Ngoài việc tìm kiếm, động viên các cụ cao tuổi, các nghệ nhân sưu tầm, nghiên cứu, phát triển những điệu múa cổ truyền, xã còn tổ chức các câu lạc bộ Dậm Thuông để truyền dạy cho thế hệ trẻ. Nhờ đó, đến nay, các điệu múa Dậm Thuông được khôi phục và được thể hiện khá thành công tại các Lễ hội Cầu mùa, làm nức lòng nhân dân trong xã và du khách thập phương. Ông Hoàng Trung Đông - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La, Văn Chấn cho biết: Từ khi khôi phục được lễ hội cầu mùa vào dịp đầu xuân năm mới xã lại tổ chức cho nhân dân vui chơi văn hóa văn nghệ và điệu Dậm Thuông là trong những điệu múa chủ đạo trong lễ hội này. Mỗi khi tổ chức lễ hội bà con nhân dân rất háo hức tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao. Để gìn giữ những lễ hội này, xã đã vận động các thôn bản thành lập các câu lạc bộ Dậm Thuông, vận động các nghệ nhân thường xuyên truyền dạy và luyện tập cho con cháu”.
Dậm Thuông trong ngày hội Cầu mùa đã thể hiện rõ nét tính cộng đồng, tình cảm gắn bó, bền chặt của các thế hệ người Tày đất Thượng. Ngày xuân đến với mảnh đất văn hóa, lịch sử anh hùng, Thượng Bằng La cùng hòa mình vào những vòng xòe bất tận, nghe giai điệu và âm hưởng du dương của đất trời và lòng người, mọi người đều thấy được tình cảm gắn bó keo sơn của cộng đồng, làng bản và thắp lên tình yêu quê hương, con người, xứ sở cùng những mong ước về cuộc sống tốt đẹp hơn.
2845 lượt xem
CTV: Trần Van - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đồng bào Tày ở Văn Chấn sinh sống chủ yếu ở các xã Thượng Bằng La, Đồng Khê, Đại Lịch. Họ có truyền thống canh tác lúa nước từ lâu nên kho tàng văn hóa của dân tộc Tày rất phong phú và đa dạng với nét văn hóa đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Riêng múa Dậm Thuông ở xã Thượng Bằng La, có thể coi là nét văn hóa đặc trưng nhất vẫn được đồng bào Tày nơi đây lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ và thường được tổ chức vào mỗi dịp xuân đến tết về.Theo một số người già trong làng kể lại, múa Dậm Thuông đã có từ rất lâu rồi, không ai nhớ rõ là từ khi nào. Chỉ biết rằng hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân năm mới mọi người tụ tập nhau lại để múa mời tổ tiên xuống trần gian vui chơi, nhảy múa cùng con cháu. Điệu múa này chính là để con cháu cảm ơn tổ tiên một năm qua đã phù hộ, che chở cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi…
Thời điểm tổ chức Dậm Thuông là dịp đầu xuân, năm mới khi người Tày Thượng Bằng La tổ chức Lễ hội Cầu Mùa. Để tổ chức lễ hội này, nhân dân các thôn bản dựng 5 trại lớn hướng về 5 ngọn núi cao án ngữ xung quanh các bản làng.
Lễ cúng được diễn ra ở trại chính do bà Then có uy tín nhất trong làng thực hiện. Bắt đầu vào lễ, thầy Then mặc quần áo truyền thống, đầu quấn khăn, ngồi giữa một chiếc trải ở khu vực trung tâm. Thầy Then thay mặt tất cả mọi người tham gia trong lễ hội đứng trước mâm cúng khấn, lời khấn đại ý: “Hôm nay ngày xuân, năm mới, bản làng tổ chức lễ hội cầu mùa, cảm ơn thần tiên, tổ tiên trong năm qua đã phù hộ cho con cháu một năm làm ăn gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Mời tổ tiên trời đất xuống chứng dám cho lòng thành của con cháu...”.
Khi bà Then cúng xong mọi người bắt đầu vào màn múa đầu tiên theo nhịp gõ trống và nhịp thanh tao của cây đàn tính. Dậm Thuông không chỉ là một điệu múa đơn thuần mà nó còn là một nghi lễ đầy bí ẩn, chứa đựng trong đó những hình tượng dân gian, kỳ diệu của đời sống. Dậm thuông gồm có sáu điệu: Dậm Khăn lau (múa khăn); Dậm Mạy Tạu (múa gậy); Dậm Bjoóc (múa hoa); Dậm Hương (múa hương); Dậm Mác Rính (múa nhạc); Dậm Tó Káy (múa chọi gà). Mỗi điệu múa có một đạo cụ đi kèm khác nhau và có một ý nghĩa tâm linh riêng nhưng đều có hai bước chính là bước 3 và bước 7. Bước 3 diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng thanh thoát. Bước 7 sôi nổi, nồng nàn và say đắm.
Dậm Thuông có thể múa theo nhóm hoặc di chuyển linh hoạt thành những vòng tròn nhỏ, kết thành vòng tròn lớn. Những động tác xoay người linh hoạt, lúc khoan thai, chậm rãi, lúc uyển chuyển, trữ tình. Những chuyển động đều của cánh tay, cơ thể cùng với áo, váy sặc sỡ tựa như bông hoa khổng lồ đang khoe sắc xuân trước gió. Với âm thanh chủ đạo của cây đàn tính cùng các dụng cụ thường ngày như chén, đĩa đã tạo nên những âm hưởng thanh tao, mang đậm sắc thái dân tộc. Dậm Thuông trong ngày hội thể hiện rõ nét tính cộng đồng, tình cảm gắn bó, bền chặt của các thế hệ người Tày ở Thượng Bằng La, vừa góp phần cổ vũ, động viên tinh thần của nhân dân tiếp tục hăng say lao động, sản xuất. Bà Hoàng Thị Xuân - Thôn Hán, xã Thượng Bằng La, Văn Chấn chia sẻ: “ Mỗi khi lễ hội, được tham gia vào điệu Dậm Thuông chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi. Điệu Dậm Thuông không chỉ khơi dậy bản sắc văn hóa, niềm tự hào dân tộc mà giúp chúng tôi gắn bó đoàn kết hơn”.
Đặc sắc và có ý nghĩa quan trọng với đời sống của đồng bào Tày xã Thượng Bằng La nhưng với những đổi thay của đời sống kinh tế - xã hội, điệu Dậm Thuông ít nhiều cũng phần nào bị phai nhạt theo năm tháng. Với ý thức lưu truyền và phát huy bản sắc dân tộc, những năm qua, chính quyền và nhân dân xã Thượng Bằng La đã có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Trong đó, điệu Dậm Thuông đã được quan tâm đặc biệt. Ngoài việc tìm kiếm, động viên các cụ cao tuổi, các nghệ nhân sưu tầm, nghiên cứu, phát triển những điệu múa cổ truyền, xã còn tổ chức các câu lạc bộ Dậm Thuông để truyền dạy cho thế hệ trẻ. Nhờ đó, đến nay, các điệu múa Dậm Thuông được khôi phục và được thể hiện khá thành công tại các Lễ hội Cầu mùa, làm nức lòng nhân dân trong xã và du khách thập phương. Ông Hoàng Trung Đông - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La, Văn Chấn cho biết: Từ khi khôi phục được lễ hội cầu mùa vào dịp đầu xuân năm mới xã lại tổ chức cho nhân dân vui chơi văn hóa văn nghệ và điệu Dậm Thuông là trong những điệu múa chủ đạo trong lễ hội này. Mỗi khi tổ chức lễ hội bà con nhân dân rất háo hức tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao. Để gìn giữ những lễ hội này, xã đã vận động các thôn bản thành lập các câu lạc bộ Dậm Thuông, vận động các nghệ nhân thường xuyên truyền dạy và luyện tập cho con cháu”.
Dậm Thuông trong ngày hội Cầu mùa đã thể hiện rõ nét tính cộng đồng, tình cảm gắn bó, bền chặt của các thế hệ người Tày đất Thượng. Ngày xuân đến với mảnh đất văn hóa, lịch sử anh hùng, Thượng Bằng La cùng hòa mình vào những vòng xòe bất tận, nghe giai điệu và âm hưởng du dương của đất trời và lòng người, mọi người đều thấy được tình cảm gắn bó keo sơn của cộng đồng, làng bản và thắp lên tình yêu quê hương, con người, xứ sở cùng những mong ước về cuộc sống tốt đẹp hơn.