Theo ông Đào Đức Thủy - Phó Trưởng
phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Yên Bái: “Việc kiểm
tra để chống thất thu về doanh thu tính thuế, chi phí, thuế phải nộp ở các
doanh nghiệp có rủi to về thuế, các hộ kinh doanh thuộc nhóm ngành kinh doanh
thương mại, ăn uống, dịch cụ có sự bất hợp lý về doanh thu, tính thuế giữa công
tác quản lý của cơ quan thuế đối với thực tế phát sinh tại hộ kinh doanh để làm
căn cứ cho việc điều chỉnh quản lý thuế”.
Đối với khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ được thực hiện theo quy định
về quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp; Đối với hộ kinh doanh sẽ thực hiện phân
tích rủi ro theo tiêu chí quy định tại các văn bản của Bộ Tài chính và Cục Thuế
tỉnh. Cụ thể, những hộ kinh doanh có tổng diện
tích sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ 200m2 trở lên. Những hộ kinh doanh có
quy mô kinh doanh thực tế lớn hơn quy mô kinh doanh khai báo dự kiến từ 30% trở
lên.
Theo kế hoạch của Cục Thuế tỉnh Yên Bái, ngành thuế sẽ triển khai công tác
chống thất thu thuế đối với 54 đơn vị là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ
kinh doanh đóng trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố. Đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh sẽ tiến hành kiểm tra theo đúng quy trình hiện hành tại trụ sở
người nộp thuế.
Đối với các hộ kinh doanh, cơ quan thuế sẽ mời các hộ kinh doanh (theo danh
sách đã được lựa chọn) để tuyên truyền vận động, đấu tranh để các hộ tự giác kê
khai doanh thu, thuế khoán theo đúng thực tế phát sinh.
Trong trường hợp các hộ được mời lên để tuyên truyền vận động kê khai nhưng
các hộ không tự giác kê khai hoặc kê khai doanh thu, thuế khoán không sát với
thực tế phát sinh thì tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND các
xã, phường thị trấn, tiến hành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, khảo
sát tại địa điểm hộ kinh doanh thông qua ghi chép, quan sát, kiểm đếm hoạt động
kinh doanh thực tế của hộ kinh doanh trong thời gian cao điểm, thời gian thấp
điểm để xác định doanh thu bình quân hoặc thực hiện kiểm tra gián tiếp thông
qua trao đổi, vận động, đấu tranh đối với chủ cơ sở, người làm công, nhà cung cấp
hàng hóa, dịch vụ đầu vào, khách hàng...để xác định yếu tố chi phí tối thiểu của
hộ kinh doanh đó hoặc của hộ kinh doanh cùng quy mô, ngành nghề, địa bàn, từ đó
xác định mức doanh thu khoán phù hợp.
Hộ kinh doanh có kết quả kiểm tra doanh thu thay đổi từ 50% trở lên thì thực
hiện điều chỉnh doanh thu khoán ngay trong thời gian còn lại của năm 2016 và cập
nhật vào cơ sở dữ liệu kết quả kiểm tra để làm cơ sở xác định doanh thu khoán
cho năm sau.
Việc kiểm tra chống thất thu về thuế đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, ăn uống, dịch vụ. Đồng
thời đánh giá được những tồn tại về chính sách thuế, quy trình quản lý, tình
hình sử dụng hóa đơn, công tác quản lý thuế ở từng cơ sở và cũng là để quản lý
doanh thu, thuế khoán theo đúng thực tế phát sinh, hướng dẫn, chấn chỉnh việc sử
dụng hóa đơn để hạch toán kế toán ở các cơ sở nộp thuế theo kê khai.