CTTĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2016, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 ước đạt 3.707,4 tỷ đồng, bằng 45,2% so với kế hoạch, tăng 6,75% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, công nghiệp khai khoáng ước đạt 432,3 tỷ đồng, giảm 8,25% so
với cùng kỳ; Công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 2.815,8 tỷ đồng, tăng 10,04%
so với cùng kỳ; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng ước đạt 444,1 tỷ
đồng, tăng 3,68% so với cùng kỳ; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và sử lý rác
thải, nước thải ước đạt 15,2 tỷ đồng, tăng 6,32% so cùng kỳ.
Chỉ số
sản xuất công nghiệp toàn ngành 6 tháng đầu năm tăng 6,46% so với cùng kỳ năm
2015. Trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 3,27%; Công nghiệp chế biến, chế
tạo tăng 11,13%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 5,64%;
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và sử lý rác thải, nước thải tăng 5,72%.
Một số
sản phẩm chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số sản xuất công nghiệp, gồm Xi măng Portlanđ
tăng 20,44% so với cùng kỳ; Đá phiến tăng 42,13%; Đá xây dựng tăng
9,81%; Tinh dầu quế tăng 22,09%; Gỗ xẻ tăng 1,31%; Gỗ ván bóc (có độ dày trên
6mm) tăng 34,31%; Gỗ ván ép tăng 71,13%; Điện thương phẩm tăng 12,65% so với cùng kỳ; Điện sản xuất tăng
3,83% so với cùng kỳ; Giấy làm vàng mã tăng 13,18 % so với cùng kỳ; Dầu mỡ thực
vật tinh luyện khác tăng 22,09 % so với cùng kỳ; Đá
lát các loại tăng 21,57%; Gạch xây tăng 8,19%; Sứ cách điện các loại tăng
14,08%....
Đạt được kết quả trên là do nỗ lực
của doanh nghiệp trong triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, khai thác tốt
năng lực hiện có, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Cùng với đó, các giải pháp hỗ
trợ cho doanh nghiệp về cơ chế, chính sách và vốn của tỉnh đã góp phần quan
trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của sản xuất công nghiệp.
Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút
đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp nông thôn trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2016-2020; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, động viên
các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; tăng cường tiếp xúc, đối thoại
với các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận vốn, thị
trường tiêu thụ sản phẩm, giảm số lượng hàng tồn kho; Đẩy mạnh thực hiện công
tác khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh
doanh tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường; hỗ trợ các
địa phương và doanh nghiệp xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm thế mạnh
của tỉnh (quả sơn tra, chè vùng cao..)
564 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong 6 tháng đầu năm 2016, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 ước đạt 3.707,4 tỷ đồng, bằng 45,2% so với kế hoạch, tăng 6,75% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, công nghiệp khai khoáng ước đạt 432,3 tỷ đồng, giảm 8,25% so
với cùng kỳ; Công nghiệp chế biến, chế tạo ước đạt 2.815,8 tỷ đồng, tăng 10,04%
so với cùng kỳ; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng ước đạt 444,1 tỷ
đồng, tăng 3,68% so với cùng kỳ; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và sử lý rác
thải, nước thải ước đạt 15,2 tỷ đồng, tăng 6,32% so cùng kỳ.
Chỉ số
sản xuất công nghiệp toàn ngành 6 tháng đầu năm tăng 6,46% so với cùng kỳ năm
2015. Trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 3,27%; Công nghiệp chế biến, chế
tạo tăng 11,13%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 5,64%;
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và sử lý rác thải, nước thải tăng 5,72%.
Một số
sản phẩm chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số sản xuất công nghiệp, gồm Xi măng Portlanđ
tăng 20,44% so với cùng kỳ; Đá phiến tăng 42,13%; Đá xây dựng tăng
9,81%; Tinh dầu quế tăng 22,09%; Gỗ xẻ tăng 1,31%; Gỗ ván bóc (có độ dày trên
6mm) tăng 34,31%; Gỗ ván ép tăng 71,13%; Điện thương phẩm tăng 12,65% so với cùng kỳ; Điện sản xuất tăng
3,83% so với cùng kỳ; Giấy làm vàng mã tăng 13,18 % so với cùng kỳ; Dầu mỡ thực
vật tinh luyện khác tăng 22,09 % so với cùng kỳ; Đá
lát các loại tăng 21,57%; Gạch xây tăng 8,19%; Sứ cách điện các loại tăng
14,08%....
Đạt được kết quả trên là do nỗ lực
của doanh nghiệp trong triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, khai thác tốt
năng lực hiện có, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Cùng với đó, các giải pháp hỗ
trợ cho doanh nghiệp về cơ chế, chính sách và vốn của tỉnh đã góp phần quan
trọng vào sự ổn định và tăng trưởng của sản xuất công nghiệp.
Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi thu hút
đầu tư vào sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp nông thôn trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2016-2020; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, động viên
các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; tăng cường tiếp xúc, đối thoại
với các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận vốn, thị
trường tiêu thụ sản phẩm, giảm số lượng hàng tồn kho; Đẩy mạnh thực hiện công
tác khuyến công, tư vấn phát triển công nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh
doanh tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường; hỗ trợ các
địa phương và doanh nghiệp xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm thế mạnh
của tỉnh (quả sơn tra, chè vùng cao..)