CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021.
Ảnh minh họa.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu mỗi năm kéo giảm tình hình tai nạn giao thông từ 5% - 10% cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương).
Theo đó tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp như: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật về trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phát huy vài trò của các tổ chức chính trị xã hội, các ngành thành viên trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT dưới nhiều hình thức như: Hội thi, giao lưu, tọa đàm, triển lãm ảnh và các loại hình nghệ thuật khác nhằm xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân; Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đảm bảo trật tự, ATGT; nâng cao năng lực, hiệu lực của các lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự ATGT; kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
Đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm; Tăng cường công tác bảo trì, sửa chữa nền mặt đường, công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Tổ chức kiểm tra, rà soát các điển đen về ATGT trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh; rà soát, bổ sung biển cảnh báo nguy hiểm trên hệ thống đường quốc lộ và đường tỉnh lộ.
Triển khai Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, để người dân thấy được tiện ích của việc sử dụng phương tiện công cộng, từng bước hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.
Ủy ban nhân dân các cấp vận động các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn nơi có đường sắt chạy qua phối hợi với ngành đường sắt tổ chức cảnh giới, bảo đảm ATGT tại điểm giao cắt đường bộ với đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao; sử dụng quỹ bảo trì đường bộ, nguồn xã hội hóa và huy động nhân dân tham gia làm gờ giảm tốc, cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính, lối đi tự mở qua đường sắt; gắn trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cấp huyện, xã nếu để phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt hoặc đấu nối công trình vào đường bộ trái phép.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như trang thiết bị hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phám pháp luật về trật tự ATGT.
1762 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021.Tỉnh Yên Bái phấn đấu mỗi năm kéo giảm tình hình tai nạn giao thông từ 5% - 10% cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương).
Theo đó tỉnh sẽ tập trung vào các giải pháp như: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật về trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phát huy vài trò của các tổ chức chính trị xã hội, các ngành thành viên trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT dưới nhiều hình thức như: Hội thi, giao lưu, tọa đàm, triển lãm ảnh và các loại hình nghệ thuật khác nhằm xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân; Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đảm bảo trật tự, ATGT; nâng cao năng lực, hiệu lực của các lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự ATGT; kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.
Đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm; Tăng cường công tác bảo trì, sửa chữa nền mặt đường, công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Tổ chức kiểm tra, rà soát các điển đen về ATGT trên các tuyến đường trên địa bàn tỉnh; rà soát, bổ sung biển cảnh báo nguy hiểm trên hệ thống đường quốc lộ và đường tỉnh lộ.
Triển khai Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, để người dân thấy được tiện ích của việc sử dụng phương tiện công cộng, từng bước hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.
Ủy ban nhân dân các cấp vận động các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn nơi có đường sắt chạy qua phối hợi với ngành đường sắt tổ chức cảnh giới, bảo đảm ATGT tại điểm giao cắt đường bộ với đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao; sử dụng quỹ bảo trì đường bộ, nguồn xã hội hóa và huy động nhân dân tham gia làm gờ giảm tốc, cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính, lối đi tự mở qua đường sắt; gắn trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cấp huyện, xã nếu để phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt hoặc đấu nối công trình vào đường bộ trái phép.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như trang thiết bị hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phám pháp luật về trật tự ATGT.