Ngày 4/2/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 41/QĐ-UBND công nhận đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái
1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác: Đền thần Diệp Phu Nhân Bách Lẫm; Đền Vệ Quốc; Đền Quốc Mẫu Thánh Ân.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 4/2/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Đền Tuần Quán tọa lạc ở ngay nơi hợp lực của ngòi Tuần Quán và sông Thao (tức sông Hồng) phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, cách ga Yên Bái 2,5 km và UBND phường Yên Ninh 1,5 km đường chim bay về phía Nam.
- Đến di tích bằng đường sắt: Quý khách đi tàu Hà Nội - Yên Bái xuống ga Yên Bái đến bến xe rẽ phải theo con đường Hồ Xuân Hương dọc đường sắt, ven sông Hồng khoảng 1,8 km là đến địa điểm Di tích.
- Đường bộ: Xuống ga hoặc bến xe Yên Bái đi xuôi con đường trải nhựa vào trung tâm tỉnh, đến ngã tư km2 rẽ phải gần 2 km là tới địa điểm Di tích. Hoặc đến km4 đường Yên Bái - Hà Nội, đến nhà máy Sứ rẽ phải, rồi lại rẽ trái lần nữa khoảng 600m là tới địa điểm Di tích.
- Đường thủy: Từ bến đò Bách Lẫm đi xuôi sông Hồng khoảng 1km là đến bến cửa Di tích.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo sách Hưng Hóa Phong Thổ Lục triều Lê và Đại Nam Nhất thống chí triều Nguyễn thì Đền Tuần Quán có tên gọi "Đền thần Diệp Phu Nhân Bách Lẫm". Trong sắc phong được các quan và nho sĩ sử dụng là "Đền Quốc Mẫu Thánh ân Bách Lẫm". Trước thế kỷ 19, dân gian thường gọi "Miếu Quán Tuần". Từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, đền chính thức có tên là "Đền Tuần Quán".
Đền thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa, nay thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm và đền Vệ Quốc. Lịch sử ghi lại: Đền có từ đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, tương truyền bà chính là Quỳnh Hoa công chúa giáng trần đã có công “Hộ quốc tý dân”. Liễu Hạnh đã lên Yên Bái, hiển ứng ở đền Tuần Quán hóa thành bà già chữa bệnh cho dân, cứu giúp người hoạn nạn, trừ bạo, đem lại sự công bằng cho dân. Vì vậy, vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 đã ban cho sắc phong là “Đức chúa Quốc Mẫu Hoàng Ân Phương Dung” và được nhân dân tôn là Thánh Ân thờ tại đền Tuần Quán.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, đền không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của các tín đồ phật tử thập phương mà còn trở thành nơi ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của đất nước gắn liền với tên tuổi các anh hùng dân tộc. Theo “Hồ sơ Di tích đền Tuần Quán” có ghi thì vào chiều 9/2/1930, các chí sĩ yêu nước của Việt Nam Quốc dân Đảng thuộc Chi bộ Xuân Lũng (Phú Thọ) đã đóng giả làm người hành hương mang theo súng đạn, dao và bom tự tạo hòa vào dòng người trảy hội đền Tuần Quán vào đền bái lễ để bàn kế hoạch khởi nghĩa Yên Bái và đúng 10h đêm ngày hôm sau thì cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra.
Năm 1940, đồng chí Hoàng Văn Thụ - Ủy viên Thường trực Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đức Minh đã đi tàu và xuống ở khu vựcTuần Quán vào lưu trú ở đền. Từ đây hai đồng chí đã sang Vân Nam - Trung Quốc gặp Bác Hồ. Đền là nơi thông tin cho nhân dân biết nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập vào ngày 2/9/1945 và cũng là nơi được chọn làm chi nhánh quyên góp trong “Tuần lễ vàng” ủng hộ kháng chiến của Chính phủ. Tháng 7/1946, đền là điểm hội quân của nhiều đơn vị Vệ quốc đoàn Chiến khu I trước khi tấn công bọn phản động Việt Quốc, giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ. Từ năm 1947 - 1954, đền là khu vực nằm trong tuyến phòng thủ quân sự quan trọng bảo vệ thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái).
Theo thời gian, do chiến tranh và những biến cố thăng trầm của lịch sử đã khiến cho ngôi đền bị tàn phá và hư hại nhiều. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, năm 1998, đền Tuần Quán đã được UBND tỉnh cho phép trùng tu, tôn tạo và xây dựng lại trên nền đất cũ, có tổng diện tích khuôn viên 1.660m2.
6. Các nhân vật được thờ tự
Đền thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh (vị thần cao nhất ở đền Tuần Quán); Lẫm Sơn Công chúa Khâm Sai; Ngũ vị tôn ông; các ông Hoàng; Thánh trần Hưng Đạo Đại Vương người đã có công giúp vua đánh giặc cứu nước.
7. Các hiện vật trong Di tích
Hiện nay Đền Tuần Quán còn lưu giữ 10 đạo sắc phong qua các thời kỳ; 03 bức hoành phi câu đối; Các hiện vật chất liệu đồng: thau đồng, chuông đồng, đài nến, lư hương, bát hương, hạc đồng, bát bửu; Các hiện vật bằng chất liệu gỗ: Hoành phi, câu đối, tượng; Các hiện vật bằng gốm sứ: chum đựng nước thờ, bát hương, lộc bình, lọ hoa. Tổng 31 hiện vật bằng gỗ; 15 hiện vật bằng gốm sứ; 21 hiện vật bằng đồng.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm, để tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh (vị thần cao nhất ở đền Tuần Quán), từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 6 tháng 3 (âm lịch), đền Tuần Quán lại tổ chức lễ hội giỗ Mẫu (Ngày 3 tháng 3 âm lịch Đền tổ chức chính hội). Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đền, thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về trảy hội. Sau phần lễ dâng hương, phần hội có các hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian sôi nổi, hấp dẫn như: cờ tướng, cờ vua, chọi gà, đánh vật, kéo co, đẩy gậy, làm bánh dày, hát chầu văn, hát chèo, thi thơ… Thông qua những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian nói trên đã tạo cho ngày hội thêm sống động và thực sự trở thành nơi giao lưu văn hóa có ý nghĩa.
Ngoài ra còn có các ngày Lễ hội sau:
1. Lễ Giao thừa.
2. Lễ thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng).
3. Lễ hội giỗ Mẫu (Từ mồng 1 đến 6 tháng ba).
4. Ngày 1/4 Giỗ bà lớn Tuần, lễ vào hè.
5. Ngày 25/5 Giỗ Quan lớn Tuần.
6. Ngày 12/6 Tiệc cô Ba.
7. Ngày 24/6 Tiệc Quan tam phủ.
8. Ngày 1/7 Lễ ra hè đón thu.
9. Ngày 17/7 Giỗ ông Hoàng Bảy.
10. Ngày 20/8 Tế giỗ Cha (Đức thánh Trần).
11. Ngày 9/9 Tiệc Cô Chín.
12. Ngày 10/10 Tiệc ông Hoàng Mười.
13. Ngày 11/11 Tiệc quan Đệ Nhị.
14. Ngày 20/12 Lễ Giáp ấn.
Đền Tuần Quán là điểm lưu giữ và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là nơi biểu hiện của lịch sử văn hóa dân tộc, do đó, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu của Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)
14756 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 4/2/2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 41/QĐ-UBND công nhận đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên Di tích
- Di tích lịch sử - văn hóa đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
- Tên gọi khác: Đền thần Diệp Phu Nhân Bách Lẫm; Đền Vệ Quốc; Đền Quốc Mẫu Thánh Ân.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 4/2/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm và đường đến Di tích
Đền Tuần Quán tọa lạc ở ngay nơi hợp lực của ngòi Tuần Quán và sông Thao (tức sông Hồng) phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, cách ga Yên Bái 2,5 km và UBND phường Yên Ninh 1,5 km đường chim bay về phía Nam.
- Đến di tích bằng đường sắt: Quý khách đi tàu Hà Nội - Yên Bái xuống ga Yên Bái đến bến xe rẽ phải theo con đường Hồ Xuân Hương dọc đường sắt, ven sông Hồng khoảng 1,8 km là đến địa điểm Di tích.
- Đường bộ: Xuống ga hoặc bến xe Yên Bái đi xuôi con đường trải nhựa vào trung tâm tỉnh, đến ngã tư km2 rẽ phải gần 2 km là tới địa điểm Di tích. Hoặc đến km4 đường Yên Bái - Hà Nội, đến nhà máy Sứ rẽ phải, rồi lại rẽ trái lần nữa khoảng 600m là tới địa điểm Di tích.
- Đường thủy: Từ bến đò Bách Lẫm đi xuôi sông Hồng khoảng 1km là đến bến cửa Di tích.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Theo sách Hưng Hóa Phong Thổ Lục triều Lê và Đại Nam Nhất thống chí triều Nguyễn thì Đền Tuần Quán có tên gọi "Đền thần Diệp Phu Nhân Bách Lẫm". Trong sắc phong được các quan và nho sĩ sử dụng là "Đền Quốc Mẫu Thánh ân Bách Lẫm". Trước thế kỷ 19, dân gian thường gọi "Miếu Quán Tuần". Từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, đền chính thức có tên là "Đền Tuần Quán".
Đền thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hóa, nay thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm và đền Vệ Quốc. Lịch sử ghi lại: Đền có từ đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, tương truyền bà chính là Quỳnh Hoa công chúa giáng trần đã có công “Hộ quốc tý dân”. Liễu Hạnh đã lên Yên Bái, hiển ứng ở đền Tuần Quán hóa thành bà già chữa bệnh cho dân, cứu giúp người hoạn nạn, trừ bạo, đem lại sự công bằng cho dân. Vì vậy, vua Lê Hiển Tông năm Cảnh Hưng 44 đã ban cho sắc phong là “Đức chúa Quốc Mẫu Hoàng Ân Phương Dung” và được nhân dân tôn là Thánh Ân thờ tại đền Tuần Quán.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, đền không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của các tín đồ phật tử thập phương mà còn trở thành nơi ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của đất nước gắn liền với tên tuổi các anh hùng dân tộc. Theo “Hồ sơ Di tích đền Tuần Quán” có ghi thì vào chiều 9/2/1930, các chí sĩ yêu nước của Việt Nam Quốc dân Đảng thuộc Chi bộ Xuân Lũng (Phú Thọ) đã đóng giả làm người hành hương mang theo súng đạn, dao và bom tự tạo hòa vào dòng người trảy hội đền Tuần Quán vào đền bái lễ để bàn kế hoạch khởi nghĩa Yên Bái và đúng 10h đêm ngày hôm sau thì cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra.
Năm 1940, đồng chí Hoàng Văn Thụ - Ủy viên Thường trực Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đức Minh đã đi tàu và xuống ở khu vựcTuần Quán vào lưu trú ở đền. Từ đây hai đồng chí đã sang Vân Nam - Trung Quốc gặp Bác Hồ. Đền là nơi thông tin cho nhân dân biết nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập vào ngày 2/9/1945 và cũng là nơi được chọn làm chi nhánh quyên góp trong “Tuần lễ vàng” ủng hộ kháng chiến của Chính phủ. Tháng 7/1946, đền là điểm hội quân của nhiều đơn vị Vệ quốc đoàn Chiến khu I trước khi tấn công bọn phản động Việt Quốc, giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ. Từ năm 1947 - 1954, đền là khu vực nằm trong tuyến phòng thủ quân sự quan trọng bảo vệ thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái).
Theo thời gian, do chiến tranh và những biến cố thăng trầm của lịch sử đã khiến cho ngôi đền bị tàn phá và hư hại nhiều. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, năm 1998, đền Tuần Quán đã được UBND tỉnh cho phép trùng tu, tôn tạo và xây dựng lại trên nền đất cũ, có tổng diện tích khuôn viên 1.660m2.
6. Các nhân vật được thờ tự
Đền thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh (vị thần cao nhất ở đền Tuần Quán); Lẫm Sơn Công chúa Khâm Sai; Ngũ vị tôn ông; các ông Hoàng; Thánh trần Hưng Đạo Đại Vương người đã có công giúp vua đánh giặc cứu nước.
7. Các hiện vật trong Di tích
Hiện nay Đền Tuần Quán còn lưu giữ 10 đạo sắc phong qua các thời kỳ; 03 bức hoành phi câu đối; Các hiện vật chất liệu đồng: thau đồng, chuông đồng, đài nến, lư hương, bát hương, hạc đồng, bát bửu; Các hiện vật bằng chất liệu gỗ: Hoành phi, câu đối, tượng; Các hiện vật bằng gốm sứ: chum đựng nước thờ, bát hương, lộc bình, lọ hoa. Tổng 31 hiện vật bằng gỗ; 15 hiện vật bằng gốm sứ; 21 hiện vật bằng đồng.
8. Phong tục lễ hội
Hàng năm, để tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh (vị thần cao nhất ở đền Tuần Quán), từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 6 tháng 3 (âm lịch), đền Tuần Quán lại tổ chức lễ hội giỗ Mẫu (Ngày 3 tháng 3 âm lịch Đền tổ chức chính hội). Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đền, thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về trảy hội. Sau phần lễ dâng hương, phần hội có các hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian sôi nổi, hấp dẫn như: cờ tướng, cờ vua, chọi gà, đánh vật, kéo co, đẩy gậy, làm bánh dày, hát chầu văn, hát chèo, thi thơ… Thông qua những hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc dân gian nói trên đã tạo cho ngày hội thêm sống động và thực sự trở thành nơi giao lưu văn hóa có ý nghĩa.
Ngoài ra còn có các ngày Lễ hội sau:
1. Lễ Giao thừa.
2. Lễ thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng).
3. Lễ hội giỗ Mẫu (Từ mồng 1 đến 6 tháng ba).
4. Ngày 1/4 Giỗ bà lớn Tuần, lễ vào hè.
5. Ngày 25/5 Giỗ Quan lớn Tuần.
6. Ngày 12/6 Tiệc cô Ba.
7. Ngày 24/6 Tiệc Quan tam phủ.
8. Ngày 1/7 Lễ ra hè đón thu.
9. Ngày 17/7 Giỗ ông Hoàng Bảy.
10. Ngày 20/8 Tế giỗ Cha (Đức thánh Trần).
11. Ngày 9/9 Tiệc Cô Chín.
12. Ngày 10/10 Tiệc ông Hoàng Mười.
13. Ngày 11/11 Tiệc quan Đệ Nhị.
14. Ngày 20/12 Lễ Giáp ấn.
Đền Tuần Quán là điểm lưu giữ và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là nơi biểu hiện của lịch sử văn hóa dân tộc, do đó, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
(Bài viết có sử dụng tài liệu của Trung tâm Quản lý di tích và phát triển Du lịch Yên Bái cung cấp)