CTTĐT - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trấn Yên luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Dù là nghề nông nghiệp hay phi nông nghiệp, sau khi hoàn thành chương trình tại các lớp đào tạo nghề, phần lớn các học viên đã phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc làm việc tại một số doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nhân dân trồng tre Bát Độ
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động được huyện Trấn Yên xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập giảm nghèo bền vững. Ông Vũ Văn Phong, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Trấn Yên cho biết: Sau 8 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn cái được lớn nhất là người người nông dân đã thay đổi được nhận thức. Từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, giờ đây phần lớn trong số họ đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề để đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh. Không chỉ nhiều nghề mới đang cho thu nhập khá mà ngay trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ dân đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cũng nhanh hơn, cao hơn trước.
Nếu như trước đây, nhiều hộ dân ở xã Hòa Cuông còn khá lạ lẫm với nghề trồng dâu nuôi tằm, toàn xã chỉ có vài hộ tham gia trồng với tổng diện tích hơn 3ha. Sau khi có chủ trương của huyện và xã đưa cây dâu về trồng tại Hòa Cuông và hỗ trợ người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm thì ngày càng có nhiều hộ tham gia. Đặc biệt các lớp đào tạo nghề trồng dâu nuôi tằm được tổ chức trên địa bàn đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Hộ anh Đào Quang Cảnh ở thôn 5 xã Hòa Cuông làm một trong những hộ đầu tiên ở Hòa Cuông đưa cây dâu về trồng trên diện tích lúa và hoa màu kém hiệu quả của gia đình với xuất phát điểm là 8 sào dâu. Năm 2017, anh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích ruộng, soi bãi và vườn đồi sang trồng dâu được thêm 9 sào và năm 2018 này sẽ trồng thêm 5 sào. Hiện tại với 8 sào dâu kinh doanh và việc ươm cây giống bán cho các hộ trong xã đã đem lại nguồn thu nhập cho gia đình là gần 100 triệu đồng mỗi năm”.
Hiện nay ở xã Hòa Cuông hầu hết các hộ sau khi tham gia lớp đào tạo nghề trồng dâu nuôi tằm đều mạnh dạn chuyển đổi diện tích ruộng, đất soi bãi và vườn đồi hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dâu nuôi tằm. Do đó, diện tích trồng dâu của xã ngày càng được mở rộng và tăng lên gần 10 ha. Trong năm 2018 này, Hòa Cuông tiếp tục phấn đấu trồng mới 10ha dâu. Song song với việc mở rộng diện tích, chính quyền xã cũng chú trọng công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời huy động sự vào cuộc tích cực của các hội đoàn thể, nhất là Hội nông dân, Hội phụ nữ với mục tiêu quan trọng nhất là giúp người dân có thêm kiến thức để áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh việc đào tạo các nghề nông nghiệp, huyện còn chú trọng tới các nghề phi nông nghiệp như: may mặc, kỹ thuật nấu ăn, xây dựng để giúp người dân chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình và thực tế tại địa phương. Qua đào tạo nghề, học viên đã tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình đào tạo, từ đó có thể tạo việc làm tại chỗ hoặc tự tạo việc làm, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.
Nhờ chú trọng gắn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ với nhu cầu thực tiễn tại từng địa phương và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần qua từng năm. Nhiều ngành nghề được đào tạo đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giúp nâng cao đời sống của người dân. Trong thời gian tới, huyện xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong xã hội nhằm tạo ra bước chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu lao động để triển khai công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, giải quyết việc làm giúp cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá về số lượng, chất lượng đào tạo, đặc biệt là giải quyết việc làm sau đào tạo nghề./.
1419 lượt xem
CTV: Kim Oanh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trấn Yên luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Dù là nghề nông nghiệp hay phi nông nghiệp, sau khi hoàn thành chương trình tại các lớp đào tạo nghề, phần lớn các học viên đã phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc làm việc tại một số doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động được huyện Trấn Yên xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập giảm nghèo bền vững. Ông Vũ Văn Phong, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Trấn Yên cho biết: Sau 8 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn cái được lớn nhất là người người nông dân đã thay đổi được nhận thức. Từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, giờ đây phần lớn trong số họ đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề để đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh. Không chỉ nhiều nghề mới đang cho thu nhập khá mà ngay trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ dân đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cũng nhanh hơn, cao hơn trước.
Nếu như trước đây, nhiều hộ dân ở xã Hòa Cuông còn khá lạ lẫm với nghề trồng dâu nuôi tằm, toàn xã chỉ có vài hộ tham gia trồng với tổng diện tích hơn 3ha. Sau khi có chủ trương của huyện và xã đưa cây dâu về trồng tại Hòa Cuông và hỗ trợ người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm thì ngày càng có nhiều hộ tham gia. Đặc biệt các lớp đào tạo nghề trồng dâu nuôi tằm được tổ chức trên địa bàn đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Hộ anh Đào Quang Cảnh ở thôn 5 xã Hòa Cuông làm một trong những hộ đầu tiên ở Hòa Cuông đưa cây dâu về trồng trên diện tích lúa và hoa màu kém hiệu quả của gia đình với xuất phát điểm là 8 sào dâu. Năm 2017, anh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích ruộng, soi bãi và vườn đồi sang trồng dâu được thêm 9 sào và năm 2018 này sẽ trồng thêm 5 sào. Hiện tại với 8 sào dâu kinh doanh và việc ươm cây giống bán cho các hộ trong xã đã đem lại nguồn thu nhập cho gia đình là gần 100 triệu đồng mỗi năm”.
Hiện nay ở xã Hòa Cuông hầu hết các hộ sau khi tham gia lớp đào tạo nghề trồng dâu nuôi tằm đều mạnh dạn chuyển đổi diện tích ruộng, đất soi bãi và vườn đồi hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dâu nuôi tằm. Do đó, diện tích trồng dâu của xã ngày càng được mở rộng và tăng lên gần 10 ha. Trong năm 2018 này, Hòa Cuông tiếp tục phấn đấu trồng mới 10ha dâu. Song song với việc mở rộng diện tích, chính quyền xã cũng chú trọng công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời huy động sự vào cuộc tích cực của các hội đoàn thể, nhất là Hội nông dân, Hội phụ nữ với mục tiêu quan trọng nhất là giúp người dân có thêm kiến thức để áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh việc đào tạo các nghề nông nghiệp, huyện còn chú trọng tới các nghề phi nông nghiệp như: may mặc, kỹ thuật nấu ăn, xây dựng để giúp người dân chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình và thực tế tại địa phương. Qua đào tạo nghề, học viên đã tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình đào tạo, từ đó có thể tạo việc làm tại chỗ hoặc tự tạo việc làm, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình.
Nhờ chú trọng gắn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ với nhu cầu thực tiễn tại từng địa phương và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần qua từng năm. Nhiều ngành nghề được đào tạo đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giúp nâng cao đời sống của người dân. Trong thời gian tới, huyện xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong xã hội nhằm tạo ra bước chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu lao động để triển khai công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, giải quyết việc làm giúp cho lao động nông thôn có thu nhập ổn định, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá về số lượng, chất lượng đào tạo, đặc biệt là giải quyết việc làm sau đào tạo nghề./.