CTTĐT - Sáng 30/8, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị triển khai Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định 64/2015/NĐ-CP ngày 06/8/2015 của Chính phủ về quy chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Dự hội nghị có lãnh đạo
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Cục An ninh Tây Bắc; các sở, ban ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố, các doanh nghiệp có người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị, các đại
biểu đã được quán triệt những nội dung cơ bản và những điểm mới của Luật Nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Luật Nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2014
và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật gồm 9 chương, 55 điều. Luật quy định
nguyên tắc điều kiện, trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của
cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam, của cơ quan, tổ chức cá nhân trong hoạt động
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Các
quy định của Luật “siết chặt” việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật
Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một số nội dung mới của
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: Đây
là Luật đầu tiên không có Văn bản hướng dẫn Luật; Luật quy định rõ nguyên tắc người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được
sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt
Nam (Khoản 4 Điều 4), nhằm tránh phát sinh phức tạp trong quan hệ đối
ngoại, hình sự, dân sự, đồng thời đảm bảo công tác thống kê nhà nước
chính xác; Quy định về thị thực, Luật
quy định các thị thực đã được cấp không được phép chuyển đổi mục đích (nếu có
lý do và yêu cầu thì phải xuất cảnh để
xin thị thực với mục đích mới), thời hạn thị thực cấp cho người nước ngoài vào lao động có thời hạn tối
đa đến 2 năm (khoản 5 Điều 9) và cấp cho người nước ngoài vào đầu tư và
luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam có thời hạn tối đa đến 05
năm nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống luật, loại thị thực được xác định bằng ký hiệu cụ
thể , rõ ràng cho từng mục đích nhập cảnh (có 20 loại ký hiệu thị thực so với
10 loại trước đây); quy định quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không
quá 5 năm và được xem xét gia hạn; Luật quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người nước ngoài tại Việt Nam; Quy định về
cư trú, tạm trú, Luật bổ sung quy định
trách nhiệm của các cơ sở luu trú phải
chuyển thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài tới cơ quan xuất nhập cảnh;
cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người
nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở luu trú du lịch, nhà
khách, khu ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, khám chữa bệnh, nhà riêng
hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật; Quy định về thường trú, Luật
mở rộng đối tượng cho xét thường
trú đối với người nước ngoài là nhà khoa
học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam nhằm thu hút hân tài phục vụ xây dựng đất nước và người
không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước….
Tại hội nghị, các đại
biểu được phổ biến những vấn đề cần chú ý trong quá trình thực hiện Luật và giải
đáp những thắc mắc liên quan đến quá trình triển khai Luật.
1410 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 30/8, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị triển khai Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định 64/2015/NĐ-CP ngày 06/8/2015 của Chính phủ về quy chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Dự hội nghị có lãnh đạo
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Cục An ninh Tây Bắc; các sở, ban ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố, các doanh nghiệp có người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị, các đại
biểu đã được quán triệt những nội dung cơ bản và những điểm mới của Luật Nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Luật Nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2014
và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật gồm 9 chương, 55 điều. Luật quy định
nguyên tắc điều kiện, trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của
cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam, của cơ quan, tổ chức cá nhân trong hoạt động
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Các
quy định của Luật “siết chặt” việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật
Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một số nội dung mới của
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: Đây
là Luật đầu tiên không có Văn bản hướng dẫn Luật; Luật quy định rõ nguyên tắc người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được
sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt
Nam (Khoản 4 Điều 4), nhằm tránh phát sinh phức tạp trong quan hệ đối
ngoại, hình sự, dân sự, đồng thời đảm bảo công tác thống kê nhà nước
chính xác; Quy định về thị thực, Luật
quy định các thị thực đã được cấp không được phép chuyển đổi mục đích (nếu có
lý do và yêu cầu thì phải xuất cảnh để
xin thị thực với mục đích mới), thời hạn thị thực cấp cho người nước ngoài vào lao động có thời hạn tối
đa đến 2 năm (khoản 5 Điều 9) và cấp cho người nước ngoài vào đầu tư và
luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam có thời hạn tối đa đến 05
năm nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống luật, loại thị thực được xác định bằng ký hiệu cụ
thể , rõ ràng cho từng mục đích nhập cảnh (có 20 loại ký hiệu thị thực so với
10 loại trước đây); quy định quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không
quá 5 năm và được xem xét gia hạn; Luật quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người nước ngoài tại Việt Nam; Quy định về
cư trú, tạm trú, Luật bổ sung quy định
trách nhiệm của các cơ sở luu trú phải
chuyển thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài tới cơ quan xuất nhập cảnh;
cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người
nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở luu trú du lịch, nhà
khách, khu ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, khám chữa bệnh, nhà riêng
hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật; Quy định về thường trú, Luật
mở rộng đối tượng cho xét thường
trú đối với người nước ngoài là nhà khoa
học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam nhằm thu hút hân tài phục vụ xây dựng đất nước và người
không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước….
Tại hội nghị, các đại
biểu được phổ biến những vấn đề cần chú ý trong quá trình thực hiện Luật và giải
đáp những thắc mắc liên quan đến quá trình triển khai Luật.