CTTĐT - Mới đây, xã Văn Lãng, huyện Yên Bình đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử chùa Văn Lãng thu hút đông đảo bà con nhân dân và du khách thập phương.
Lãnh đạo huyện Yên Bình trao quyết định công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh chùa Văn Lãng
Năm 2013 Bảo tàng tỉnh Yên Bái chủ trì và phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã khảo sát và phát hiện ra các dấu tích của hiện vật đất nung trên bề mặt khu đồi thuộc thôn Đồng Đình xã Văn Lãng. Qua thám sát đã tìm được khá nhiều các hiện vật gồm: Bệ sen, trang trí bệ thờ, đinh sắt, gốm, gạch, ngói, mảnh tháp và đồ sành. Theo các nguồn tài liệu, thư tịch cổ, dấu tích, phế tích và qua lời kể của các cụ già có thể khẳng định Chùa Văn Lãng được khởi dựng dưới thời Trần khoảng thế kỷ thứ XIII, XIV tồn tại và phát triển qua thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn. Di tích chùa Văn Lãng có vị trí, cảnh quan tự nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình. Nằm ở trên một đồi đất, bên tả ngạn sông Hồng, được bao bọc xung quanh bởi các dòng chảy cổ, đây là nơi hợp lưu của hai dòng suối lớn là suối Văn Lãng và ngòi Đài chảy vào Ngòi Sen và từ đây đổ ra sông Hồng.
Từ xa xưa vùng đất Văn Lãng là nơi quần tụ sinh sống của tộc người Kinh đều là cư dân nông nghiệp, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa, cây cối sinh sôi nảy lộc, mùa màng tươi tốt con người khỏe mạnh bình an, với ý niệm đó người dân Văn Lãng xưa đã dựng lên ngôi chùa nhằm gửi gắm ước nguyện đó. Chùa Văn Lãng được khôi phục sẽ là nơi diễn ra những nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của bà con nhân dân và du khách thập phương.
Việc khôi phục tôn tạo di tích chùa Văn Lãng nhằm phát huy những giá trị di sản, văn hóa, đồng thời gợi mở tiềm năng du lịch trên địa bàn.
1660 lượt xem
CTV: Hải Yến
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mới đây, xã Văn Lãng, huyện Yên Bình đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử chùa Văn Lãng thu hút đông đảo bà con nhân dân và du khách thập phương.Năm 2013 Bảo tàng tỉnh Yên Bái chủ trì và phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã khảo sát và phát hiện ra các dấu tích của hiện vật đất nung trên bề mặt khu đồi thuộc thôn Đồng Đình xã Văn Lãng. Qua thám sát đã tìm được khá nhiều các hiện vật gồm: Bệ sen, trang trí bệ thờ, đinh sắt, gốm, gạch, ngói, mảnh tháp và đồ sành. Theo các nguồn tài liệu, thư tịch cổ, dấu tích, phế tích và qua lời kể của các cụ già có thể khẳng định Chùa Văn Lãng được khởi dựng dưới thời Trần khoảng thế kỷ thứ XIII, XIV tồn tại và phát triển qua thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn. Di tích chùa Văn Lãng có vị trí, cảnh quan tự nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình. Nằm ở trên một đồi đất, bên tả ngạn sông Hồng, được bao bọc xung quanh bởi các dòng chảy cổ, đây là nơi hợp lưu của hai dòng suối lớn là suối Văn Lãng và ngòi Đài chảy vào Ngòi Sen và từ đây đổ ra sông Hồng.
Từ xa xưa vùng đất Văn Lãng là nơi quần tụ sinh sống của tộc người Kinh đều là cư dân nông nghiệp, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa, cây cối sinh sôi nảy lộc, mùa màng tươi tốt con người khỏe mạnh bình an, với ý niệm đó người dân Văn Lãng xưa đã dựng lên ngôi chùa nhằm gửi gắm ước nguyện đó. Chùa Văn Lãng được khôi phục sẽ là nơi diễn ra những nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của bà con nhân dân và du khách thập phương.
Việc khôi phục tôn tạo di tích chùa Văn Lãng nhằm phát huy những giá trị di sản, văn hóa, đồng thời gợi mở tiềm năng du lịch trên địa bàn.