CTTĐT - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã xác định phát triển cây tre măng Bát Độ là 1 trong 6 chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm. Đến nay huyện Trấn Yên đã hình thành 3 vùng trồng tre Bát Độ tập trung với diện tích gần 2.500 ha, bình quân mỗi năm sản lượng măng vỏ tươi đạt trên 30.000 tấn, giá trị thu nhập hàng chục tỷ đồng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, huyện Trấn Yên luôn quan tâm mở rộng diện tích ở các xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp, đồng thời chú trọng việc thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện tích tre già cỗi.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn đồng bào Mông xã Hồng Ca kỹ thuật trồng tre Bát Độ
Đây là năm đầu tiên gia đình anh Trần Văn Dũng ở thôn Lương Thiện xã Lương Thịnh trồng tre măng Bát Độ. Có thể nói đây là loại cây trồng còn khá xa lạ với gia đình anh và các hộ dân ở đây. Được sự vận động của chính quyền địa phương nên anh Dũng đã quyết định chuyển đổi hơn 2 ha trồng keo và chè sang trồng tre Bát Độ với hi vọng có thu hoạch ổn định hàng năm. Khi tham gia trồng Bát Độ gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ củ giống và được cán bộ kỹ thuật của Trạm khuyến nông huyện đến tận nơi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng tre. Hiện nay, gia đình anh Dũng đang cùng với các hộ dân trong thôn đang tích cực đào hố trồng tre đảm bảo trong khung lịch thời vụ. Anh Trần Văn Dũng chia sẻ: “trước đây thu nhập chính của gia đình tôi chủ yếu dựa vào trồng keo và chè, những loại cây này có thời gian khai thác dài và giá cả lúc cao, lúc thấp nên đời sống cũng còn gặp khó khăn. Năm nay gia đình tôi quyết định chuyển đổi 2 ha sang trồng tre Bát Độ với hi vọng sẽ có nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên hơn”
Xã Lương Thịnh là một trong những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn của huyện Trấn Yên, tuy nhiên diện tích tre Bát Độ hiện có trên địa bàn xã Lương Thịnh còn manh mún với chỉ gần 12 ha nhưng đa số đều là diện tích phân tán. Năm 2018 này, xã Lương Thịnh được huyện giao kế hoạch trồng mới 100 ha tre Bát Độ. Để làm tốt công tác trồng mới tre măng Bát Độ năm 2018, xã Lương Thịnh đã phối hợp với ban quản lý tre măng Bát Độ của huyện tổ chức triển khai rộng rãi cho nhân dân đăng ký trồng mới tre măng Bát Độ năm 2018 diện tích tối thiểu từ 0,5 ha/hộ trở lên. Đồng thời rà soát diện tích đất vườn hộ, đất trồng cây sau chu kỳ khai thác, đất chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng tre măng Bát Độ. Phối hợp với cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp thực hiện hướng dẫn nhân dân phát dọn thực bì, chuẩn bị đất đảm bảo trồng đúng thời vụ.
Hồng Ca là một xã đặc biệt khó khăn của huyện, bắt đầu triển khai chương trình trồng măng Bát Độ từ năm 2006, đến nay đã mở rộng diện tích lên trên 419 ha, tập trung chủ yêu ở các thôn Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình. Đặc biệt, loại cây trồng này đang trở thành hi vọng mở ra hướng thoát nghèo bền vũng cho đồng bào Mông ở các thôn Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Ron. Đến nay, số hộ đồng bào Mông tham gia trồng măng Bát Độ đã có trên 100 hộ với diện tích trên 150 ha. Năm 2018 này, cả xã Hồng Ca được phấn đấu trồng mới 200 ha tre Bát Độ, nâng tổng diện tích tre Bát Độ của xã lên hơn 900 ha. Để thực hiện được chỉ tiêu giao, xã Hồng Ca đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực trồng tre, chuẩn bị các điều kiện để chuẩn bị trồng và huy động nhân lực từ các đoàn thể chính trị xã hội tham gia giúp nhân dân trồng tre Bát Độ trong thời vụ tốt nhất. Đồng chí Hà Ngọc Điệp – Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: “Trong giai đoạn từ nay đến 2020, xã Hồng Ca có chủ trương mở rộng diện tích hàng năm, mỗi năm sẽ trồng mới từ 100 – 200 ha để hình thành vùng măng hàng hóa tập trung, trong đó sẽ tập trung mở rộng diện tích ở các thôn bản người Mông để tiếp tục làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo vừa hạn chế được tình trạng du canh du cư và phá rừng làm nương rẫy”.
Hiện nay, tổng diện tích tre măng Bát Độ của huyện Trấn Yên là 2.476 ha, trong đó có gần 1.600 ha đã cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở các xã Kiên Thành, Hồng Ca, Tân Đồng, Hưng Khánh, Hưng Thịnh. Qua thực tế cho thấy, cây tre Bát Độ mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 – 3 lần so với cây trồng khác trên đất đồi rừng, từ đó đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Chính vì vậy trong Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXI, Trấn Yên xác định cây tre Bát Độ là 1 trong 6 chương trình kinh tế nông nghiệp trong điểm, từ đó xây dựng kế hoạch trong giai đoạn 2015 – 2020 tiếp tục quan tâm mở rộng diện tích ở các xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp, đồng thời chú trọng việc thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện tích già cỗi để nâng cao năng xuất trên một đơn vị diện tích. Trong năm 2018 này, huyện Trấn Yên xây dựng kế hoạch trồng mới 500 ha tre Bát Độ tập trung tại 4 xã gồm: Lương Thịnh 100 ha, Hưng Khánh 50 ha, Hồng Ca 200 ha và Kiên Thành 150 ha. Đồng chí Trần Thị Hoàn Liên – Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên cho biết: “Ngay từ cuối năm 2017, Ban quản lý chương trình tre Bát Độ của huyện đã phối hợp với các ngành chức năng và các xã mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ đăng ký trồng mới, hướng dẫn đôn đốc các hộ phát dọn thực bì chuẩn bị đất; kiểm tra chất lượng vườn củ giống, cung ứng giống, phân bón để phấn đấu trồng xong trong khung lịch thời tiết thuận lợi...”
Với mục tiêu phát triển bền vững các vùng tre măng hàng hóa chuyên canh theo hướng mở rộng quy mô diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, hiệu quả của các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ. Đồng chí Nguyễn Đức Mầu – Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Thực hiện đề án phát triển vùng tre măng Bát Độ của tỉnh, trong giai đoạn từ nay đến 2020, Trấn Yên phấn đấu nâng tổng diện tích tre Bát Độ của huyện lên gần 4.000 ha. Bên cạnh đó, huyện Trấn Yên chú trọng xây dựng được mối liên kết bền vững giữa “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm măng tre”. Để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm tre măng Bát Độ, huyện Trấn Yên đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm tre măng Bát Độ như: Công ty TNHH Vạn Đạt, Hợp tác xã Kiên Thành…Qua đó, đã gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tạo thêm việc làm cho nhiều hộ dân.
Hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát Độ đã rõ, đủ minh chứng cho tính hiệu quả của một dự án hiệu quả ở Trấn Yên. Quan trọng hơn, loại cây trồng này đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc phát triển quy mô diện tích cây tre măng Bát Độ đã được Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên đưa vào Nghị quyết, đó là một hướng đi đúng và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thắng lợi để góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương./.
1742 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã xác định phát triển cây tre măng Bát Độ là 1 trong 6 chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm. Đến nay huyện Trấn Yên đã hình thành 3 vùng trồng tre Bát Độ tập trung với diện tích gần 2.500 ha, bình quân mỗi năm sản lượng măng vỏ tươi đạt trên 30.000 tấn, giá trị thu nhập hàng chục tỷ đồng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, huyện Trấn Yên luôn quan tâm mở rộng diện tích ở các xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp, đồng thời chú trọng việc thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện tích tre già cỗi.
Đây là năm đầu tiên gia đình anh Trần Văn Dũng ở thôn Lương Thiện xã Lương Thịnh trồng tre măng Bát Độ. Có thể nói đây là loại cây trồng còn khá xa lạ với gia đình anh và các hộ dân ở đây. Được sự vận động của chính quyền địa phương nên anh Dũng đã quyết định chuyển đổi hơn 2 ha trồng keo và chè sang trồng tre Bát Độ với hi vọng có thu hoạch ổn định hàng năm. Khi tham gia trồng Bát Độ gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ củ giống và được cán bộ kỹ thuật của Trạm khuyến nông huyện đến tận nơi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng tre. Hiện nay, gia đình anh Dũng đang cùng với các hộ dân trong thôn đang tích cực đào hố trồng tre đảm bảo trong khung lịch thời vụ. Anh Trần Văn Dũng chia sẻ: “trước đây thu nhập chính của gia đình tôi chủ yếu dựa vào trồng keo và chè, những loại cây này có thời gian khai thác dài và giá cả lúc cao, lúc thấp nên đời sống cũng còn gặp khó khăn. Năm nay gia đình tôi quyết định chuyển đổi 2 ha sang trồng tre Bát Độ với hi vọng sẽ có nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên hơn”
Xã Lương Thịnh là một trong những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn của huyện Trấn Yên, tuy nhiên diện tích tre Bát Độ hiện có trên địa bàn xã Lương Thịnh còn manh mún với chỉ gần 12 ha nhưng đa số đều là diện tích phân tán. Năm 2018 này, xã Lương Thịnh được huyện giao kế hoạch trồng mới 100 ha tre Bát Độ. Để làm tốt công tác trồng mới tre măng Bát Độ năm 2018, xã Lương Thịnh đã phối hợp với ban quản lý tre măng Bát Độ của huyện tổ chức triển khai rộng rãi cho nhân dân đăng ký trồng mới tre măng Bát Độ năm 2018 diện tích tối thiểu từ 0,5 ha/hộ trở lên. Đồng thời rà soát diện tích đất vườn hộ, đất trồng cây sau chu kỳ khai thác, đất chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng tre măng Bát Độ. Phối hợp với cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp thực hiện hướng dẫn nhân dân phát dọn thực bì, chuẩn bị đất đảm bảo trồng đúng thời vụ.
Hồng Ca là một xã đặc biệt khó khăn của huyện, bắt đầu triển khai chương trình trồng măng Bát Độ từ năm 2006, đến nay đã mở rộng diện tích lên trên 419 ha, tập trung chủ yêu ở các thôn Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình. Đặc biệt, loại cây trồng này đang trở thành hi vọng mở ra hướng thoát nghèo bền vũng cho đồng bào Mông ở các thôn Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Ron. Đến nay, số hộ đồng bào Mông tham gia trồng măng Bát Độ đã có trên 100 hộ với diện tích trên 150 ha. Năm 2018 này, cả xã Hồng Ca được phấn đấu trồng mới 200 ha tre Bát Độ, nâng tổng diện tích tre Bát Độ của xã lên hơn 900 ha. Để thực hiện được chỉ tiêu giao, xã Hồng Ca đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực trồng tre, chuẩn bị các điều kiện để chuẩn bị trồng và huy động nhân lực từ các đoàn thể chính trị xã hội tham gia giúp nhân dân trồng tre Bát Độ trong thời vụ tốt nhất. Đồng chí Hà Ngọc Điệp – Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: “Trong giai đoạn từ nay đến 2020, xã Hồng Ca có chủ trương mở rộng diện tích hàng năm, mỗi năm sẽ trồng mới từ 100 – 200 ha để hình thành vùng măng hàng hóa tập trung, trong đó sẽ tập trung mở rộng diện tích ở các thôn bản người Mông để tiếp tục làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo vừa hạn chế được tình trạng du canh du cư và phá rừng làm nương rẫy”.
Hiện nay, tổng diện tích tre măng Bát Độ của huyện Trấn Yên là 2.476 ha, trong đó có gần 1.600 ha đã cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở các xã Kiên Thành, Hồng Ca, Tân Đồng, Hưng Khánh, Hưng Thịnh. Qua thực tế cho thấy, cây tre Bát Độ mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 – 3 lần so với cây trồng khác trên đất đồi rừng, từ đó đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Chính vì vậy trong Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXI, Trấn Yên xác định cây tre Bát Độ là 1 trong 6 chương trình kinh tế nông nghiệp trong điểm, từ đó xây dựng kế hoạch trong giai đoạn 2015 – 2020 tiếp tục quan tâm mở rộng diện tích ở các xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp, đồng thời chú trọng việc thâm canh, chăm sóc và cải tạo những diện tích già cỗi để nâng cao năng xuất trên một đơn vị diện tích. Trong năm 2018 này, huyện Trấn Yên xây dựng kế hoạch trồng mới 500 ha tre Bát Độ tập trung tại 4 xã gồm: Lương Thịnh 100 ha, Hưng Khánh 50 ha, Hồng Ca 200 ha và Kiên Thành 150 ha. Đồng chí Trần Thị Hoàn Liên – Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên cho biết: “Ngay từ cuối năm 2017, Ban quản lý chương trình tre Bát Độ của huyện đã phối hợp với các ngành chức năng và các xã mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ đăng ký trồng mới, hướng dẫn đôn đốc các hộ phát dọn thực bì chuẩn bị đất; kiểm tra chất lượng vườn củ giống, cung ứng giống, phân bón để phấn đấu trồng xong trong khung lịch thời tiết thuận lợi...”
Với mục tiêu phát triển bền vững các vùng tre măng hàng hóa chuyên canh theo hướng mở rộng quy mô diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, hiệu quả của các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ. Đồng chí Nguyễn Đức Mầu – Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Thực hiện đề án phát triển vùng tre măng Bát Độ của tỉnh, trong giai đoạn từ nay đến 2020, Trấn Yên phấn đấu nâng tổng diện tích tre Bát Độ của huyện lên gần 4.000 ha. Bên cạnh đó, huyện Trấn Yên chú trọng xây dựng được mối liên kết bền vững giữa “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm măng tre”. Để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm tre măng Bát Độ, huyện Trấn Yên đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm tre măng Bát Độ như: Công ty TNHH Vạn Đạt, Hợp tác xã Kiên Thành…Qua đó, đã gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tạo thêm việc làm cho nhiều hộ dân.
Hiệu quả kinh tế của cây măng tre Bát Độ đã rõ, đủ minh chứng cho tính hiệu quả của một dự án hiệu quả ở Trấn Yên. Quan trọng hơn, loại cây trồng này đã khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc phát triển quy mô diện tích cây tre măng Bát Độ đã được Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên đưa vào Nghị quyết, đó là một hướng đi đúng và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thắng lợi để góp phần quan trọng vào xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương./.