Theo đó, với mục tiêu đến năm 2020, Yên Bái có mạng
lưới giáo dục ổn định, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tập
trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng
phát triển giáo dục vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn. Thực hiện tốt chính sách phát triển giáo dục gắn với xây dựng trường
chuẩn quốc gia. Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; quan
tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu
cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. Tập trung huy động và sử dụng nguồn lực đầu tư cơ
sở vật chất đảm bảo hiệu quả.
Huy động 99% trẻ 5 tuổi ra lớp; trẻ đi học đúng độ
tuổi ở tiểu học đạt 99,9%, THCS đạt 95%; số học sinh hoàn thành khóa học cấp
THCS đạt 94.5%, cấp THPT đạt 93%; huy động 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào học
THPT; 80% số thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT hoặc tương đương; đẩy
mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT; nâng tỷ lệ học
sinh dân tộc được học tại trường phổ thông dân tộc nội trú từ 7,3% lên 8%, học
sinh học tại trường phổ thông dân tộc bán trú từ 12% lên 20% vào năm học 2019 -
2020; 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn; tăng cường các giải pháp nâng cao
chât lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, thu hút giáo viên
giỏi. Đầu tư đảm bảo đủ phòng học, các phòng chức năng cần thiết, trang thiết
bị dạy và học, đặc biệt là chỗ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh và giáo viên.
Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Từ năm học 2016 -
2017 đến năm học 2019 - 2020 toàn tỉnh giảm 151 trường; trong đó: giảm 38
trường mầm non, 120 trường tiểu học, 95 trường THCS; tăng 06 trường mầm non và
tiểu học, 65 trường TH và THCS, 31 trường TH và THCS có cấp học mầm non, giảm
604 điểm trường (282 MN, 318 TH, 4 THCS), giảm 113 lớp, tăng 19.503 học sinh,
tăng 12.990 học sinh bán trú. Đến năm học 2019 - 2020 toàn tỉnh có 379 trường,
161 điếm trường; 6.021 nhóm, lớp; 192.564 cháu, học sinh.
Về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư
869 phòng học; các công trình bán trú như nhà ở cho học sinh, bếp - phòng ăn,
công trình nước sạch…; Nhà ở công vụ cho giáo viên; Mở rộng quỹ đất.
Về phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư sau
khi sắp xếp lại quy mô trường, lớp là 1.099 người. Đảm bảo sắp xếp trong nội bộ
huyện, ưu tiên hợp lý hóa gia đình. Điều động đến trường thiếu 407 người; bố
trí, sắp xếp công việc khác 692 người.
Về chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên dôi dư sau sắp xếp: Việc bảo lưu phụ cấp chức vụ đối với cán bộ quản lý
điều động, bổ nhiệm có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ
lãnh đạo đang hưởng, hoặc miễn nhiệm làm giáo viên thì được bảo lưu phụ cấp
chức vụ lãnh đạo theo đúng quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính
phủ; Giáo viên dôi dư bố trí kiêm nhiệm nhân viên, được giữ nguyên ngạch, bậc,
chức danh nghề nghiệp hiện hưởng. Đối với giáo viên dôi dư bố trí tăng cường có
thời hạn cho cấp học mầm non, trong thời gian tăng cường, giáo viên được giữ
nguyên biên chế, ngạch, bậc chức danh nghề nghiệp, các chế độ chính sách tại
đơn vị cũ. Đối với giáo viên dôi dư bố trí đi đào tạo lại để chuyển làm giáo
viên mầm non được hưởng nguyên lương, các chế độ phụ cấp theo quy định trong
quá trình đào tạo; Nhân viên dôi dư bố trí kiêm nhiệm nhân viên khác được giữ
nguyên ngạch, bậc, chức danh nghề nghiệp hiện hưởng. Đối với nhân viên dôi dư
bố trí đi đào tạo lại để chuyển làm giáo viên mầm non được hưởng nguyên lương,
các chế độ phụ cấp theo quy định trong quá trình đào tạo.
Về hỗ trợ kinh phí phục vụ việc thuê khoán lao động
nấu ăn cho học sinh bán trú: Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú, trường
phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính
sách theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP được hỗ trợ kinh phí phục vụ
việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí bằng 2,25 mức lương cơ
sở/01 tháng/50 học sinh, số dư từ 25 học sinh trở lên được tính thêm một lần
định mức. Trường hợp chỉ tổ chức nấu ăn cho từ 25 đến dưới 50 học sinh được
hưởng chính sách hỗ trợ thì bố trí kinh phí một lần định mức. Mỗi trường được
cấp kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh không quá 9 tháng/01 năm.
Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 26/8 của Hội đồng
nhân dân tỉnh khóa XVIII cũng bãi bỏ các điểm d, đ khoản 3 điều 1 của Nghị
quyết số 23/2015/NQ- HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Yên Bái phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống trường phổ thông
dân tộc bán trú, trường mầm non thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ
ngày 05 tháng 9 năm 2016./.
Xem chi tiết
Nghị quyết số 36 tại đây.