Ngày 04/02/2005 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 41/QĐ-UBND công nhận đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên
1. Tên Di tích
Di tích lịch sử đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố di tích
Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 04/02/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận di tích đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Bằng công nhận Di tích cấp tỉnh Đình Làng dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
4. Địa điểm Di tích
Đình làng Dọc nằm trong vùng chiến khu cách mạng thuộc xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Làng Dọc xưa có tên cổ là Bản Guộc hay Bản Lọc, nghĩa tiếng Tày là bản rừng rậm. Nơi đây xưa kia mọc nhiều cây dọc, quả được dân bản ép làm dầu thắp sáng. Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX. Đời vua Khải Định (triều Nguyễn), Đình được vua ban sắc phong. Theo lời kể của các bậc cao niên ở đây thì các đời vua khác cũng có sắc phong cho Đình nhưng do chiến tranh loạn lạc nên các sắc phong này đã bị mất, bị giặc đốt cháy nay chỉ còn một bản.
Đình làng Dọc ngoài thờ thần linh, thờ Thành Hoàng làng, còn thờ ông tổ họ Phạm (hai người này được vua Khải Định ban sắc phong) và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Vì thế, lễ hội đình làng Dọc không chỉ mang đậm màu sắc tâm linh mà còn lưu truyền và bảo tồn được nét đẹp cùng những giá trị đặc sắc của văn hóa truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm; đây cũng là dịp để những người đang sống tưởng nhớ đến tổ tiên, ông cha đã có công khai khẩn ra mảnh đất này.
Đình làng Dọc gồm 5 gian 2 trái, kiến trúc chữ “đinh”. Gian trước được kiến trúc cung thờ, loại kiến trúc tôn giáo. Hiên trái phía Đông được chọn làm cửa chính vào đình. Nét đặc dị này do dải đồi nơi xây dựng đình tạo nên và chính điều đó đã góp phần làm nên cảnh trí độc đáo của đình làng Dọc. Đình nhìn ra suối nước trong xanh có mỏ nước ngầm chảy 4 mùa, tương truyền đó là long mạch của đình và trên mỏ nước là phiến đá lớn nơi còn lưu giữ vết chân ngựa của người xưa đến vùng đất này khai khẩn. Sân trước đình hẹp, kề sát vực suối và mỏ nước ngầm. Chái đình kề dải đồi dốc thấp được chọn làm nơi lên xuống, đón khách chiêm bái.
Năm 1947, khi giặc Pháp quay lại chiếm khu cách mạng Vần - Dọc, chúng đã xây lại đồn cách đình 500m ở Gò Dứa, đối diện mặt trước của Đình. Chúng đốt phá làng mạc nhưng tuyệt nhiên không dám đụng đến ngôi Đình. Vào ngày rằm, mồng 1 hàng tháng, bọn lính thuê người Việt đến cửa Đình cúng bái cầu Thành Hoàng làng. Thời kỳ này, đình làng Dọc trở thành đài quan sát lợi hại của lực lượng du kích.
Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhân dân trong vùng dựng đình lá để tổ chức lễ hội hàng năm. Từ năm 1944, ngôi đình được nhân dân đóng góp xây dựng lại với nhà gỗ 5 gian, 2 chái.
Năm 2009, tỉnh Yên Bái đã đầu tư trên 200 triệu đồng từ nguồn kinh phí của tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, hỗ trợ cho xã Việt Hồng để trùng tu tôn tạo đình Làng Dọc. Sau 10 năm trùng tu, một số hạng mục nhà đình đã xuống cấp, cần phải tu bổ, tôn tạo. Năm 2019, với chủ trương xã hội hóa, xã Việt Hồng đã vận động, kêu gọi sự ủng hộ của những người con sinh ra và lớn lên tại quê hương Việt Hồng đang công tác và sinh sống trên mọi miền của đất nước. Với tình cảm đặc biệt, tinh thần trách nhiệm với quê hương, con em của xã Việt Hồng đã phát tâm công đức để trùng tu, tôn tạo ngôi đình khang trang, bề thế với các hạng mục, quy mô xây dựng gồm: tôn tạo xây dựng Cổng Tam quan, tu bổ hạng mục mái Đình, nền nhà Đình...
6. Các nhân vật được thờ tự
Đình làng Dọc thờ thần linh, thờ Thành Hoàng làng, ông tổ họ Phạm và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này.
7. Phong tục lễ hội
Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức 2 kỳ trong năm là vào mồng 3, mồng 4 tháng giêng âm lịch (gọi là lễ hạ điền) và 13, 14 tháng 7 âm lịch (lễ hội cầu Thần Nông). Lễ cúng trong các ngày hội gồm 4 mâm cỗ chay và 27 mâm cỗ mặn. Riêng lễ tháng 7 còn có thêm thịt trâu hay thịt dê.
Lễ hội đình làng Dọc mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ. Phần lễ đình được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, không lợi dụng mê tín dị đoan. Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức rất đa dạng, phong phú với hội chơi đu, hội còn, hội yến, hội hát đối, hội chọi gà... cùng những điệu xòe then duyên dáng của các bà, các chị, của thiếu nữ Tày, Kinh.
Gắn với lịch sử thăng trầm của vùng đất phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, được thừa hưởng sự linh thiêng của đời xưa, vì lẽ đó đình làng Dọc có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng. Hội đình đã thu hút được nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh về dự lễ hàng năm. Do đó, đình làng Dọc đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI LỄ KHÁNH THÀNH - TRÙNG TU ĐÌNH LÀNG DỌC
6195 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 04/02/2005 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 41/QĐ-UBND công nhận đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên Di tích
Di tích lịch sử đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố di tích
Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 04/02/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận di tích đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Bằng công nhận Di tích cấp tỉnh Đình Làng dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
4. Địa điểm Di tích
Đình làng Dọc nằm trong vùng chiến khu cách mạng thuộc xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Làng Dọc xưa có tên cổ là Bản Guộc hay Bản Lọc, nghĩa tiếng Tày là bản rừng rậm. Nơi đây xưa kia mọc nhiều cây dọc, quả được dân bản ép làm dầu thắp sáng. Đình làng Dọc được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX. Đời vua Khải Định (triều Nguyễn), Đình được vua ban sắc phong. Theo lời kể của các bậc cao niên ở đây thì các đời vua khác cũng có sắc phong cho Đình nhưng do chiến tranh loạn lạc nên các sắc phong này đã bị mất, bị giặc đốt cháy nay chỉ còn một bản.
Đình làng Dọc ngoài thờ thần linh, thờ Thành Hoàng làng, còn thờ ông tổ họ Phạm (hai người này được vua Khải Định ban sắc phong) và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này từ thế kỷ XVIII. Vì thế, lễ hội đình làng Dọc không chỉ mang đậm màu sắc tâm linh mà còn lưu truyền và bảo tồn được nét đẹp cùng những giá trị đặc sắc của văn hóa truyền thống, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thắt chặt tình làng nghĩa xóm; đây cũng là dịp để những người đang sống tưởng nhớ đến tổ tiên, ông cha đã có công khai khẩn ra mảnh đất này.
Đình làng Dọc gồm 5 gian 2 trái, kiến trúc chữ “đinh”. Gian trước được kiến trúc cung thờ, loại kiến trúc tôn giáo. Hiên trái phía Đông được chọn làm cửa chính vào đình. Nét đặc dị này do dải đồi nơi xây dựng đình tạo nên và chính điều đó đã góp phần làm nên cảnh trí độc đáo của đình làng Dọc. Đình nhìn ra suối nước trong xanh có mỏ nước ngầm chảy 4 mùa, tương truyền đó là long mạch của đình và trên mỏ nước là phiến đá lớn nơi còn lưu giữ vết chân ngựa của người xưa đến vùng đất này khai khẩn. Sân trước đình hẹp, kề sát vực suối và mỏ nước ngầm. Chái đình kề dải đồi dốc thấp được chọn làm nơi lên xuống, đón khách chiêm bái.
Năm 1947, khi giặc Pháp quay lại chiếm khu cách mạng Vần - Dọc, chúng đã xây lại đồn cách đình 500m ở Gò Dứa, đối diện mặt trước của Đình. Chúng đốt phá làng mạc nhưng tuyệt nhiên không dám đụng đến ngôi Đình. Vào ngày rằm, mồng 1 hàng tháng, bọn lính thuê người Việt đến cửa Đình cúng bái cầu Thành Hoàng làng. Thời kỳ này, đình làng Dọc trở thành đài quan sát lợi hại của lực lượng du kích.
Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhân dân trong vùng dựng đình lá để tổ chức lễ hội hàng năm. Từ năm 1944, ngôi đình được nhân dân đóng góp xây dựng lại với nhà gỗ 5 gian, 2 chái.
Năm 2009, tỉnh Yên Bái đã đầu tư trên 200 triệu đồng từ nguồn kinh phí của tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, hỗ trợ cho xã Việt Hồng để trùng tu tôn tạo đình Làng Dọc. Sau 10 năm trùng tu, một số hạng mục nhà đình đã xuống cấp, cần phải tu bổ, tôn tạo. Năm 2019, với chủ trương xã hội hóa, xã Việt Hồng đã vận động, kêu gọi sự ủng hộ của những người con sinh ra và lớn lên tại quê hương Việt Hồng đang công tác và sinh sống trên mọi miền của đất nước. Với tình cảm đặc biệt, tinh thần trách nhiệm với quê hương, con em của xã Việt Hồng đã phát tâm công đức để trùng tu, tôn tạo ngôi đình khang trang, bề thế với các hạng mục, quy mô xây dựng gồm: tôn tạo xây dựng Cổng Tam quan, tu bổ hạng mục mái Đình, nền nhà Đình...
6. Các nhân vật được thờ tự
Đình làng Dọc thờ thần linh, thờ Thành Hoàng làng, ông tổ họ Phạm và sáu dòng họ khác có công khai khẩn ra vùng đất này.
7. Phong tục lễ hội
Lễ hội đình làng Dọc được tổ chức 2 kỳ trong năm là vào mồng 3, mồng 4 tháng giêng âm lịch (gọi là lễ hạ điền) và 13, 14 tháng 7 âm lịch (lễ hội cầu Thần Nông). Lễ cúng trong các ngày hội gồm 4 mâm cỗ chay và 27 mâm cỗ mặn. Riêng lễ tháng 7 còn có thêm thịt trâu hay thịt dê.
Lễ hội đình làng Dọc mang đậm sắc thái của người Kinh và người Tày cổ. Phần lễ đình được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, không lợi dụng mê tín dị đoan. Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức rất đa dạng, phong phú với hội chơi đu, hội còn, hội yến, hội hát đối, hội chọi gà... cùng những điệu xòe then duyên dáng của các bà, các chị, của thiếu nữ Tày, Kinh.
Gắn với lịch sử thăng trầm của vùng đất phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, được thừa hưởng sự linh thiêng của đời xưa, vì lẽ đó đình làng Dọc có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng. Hội đình đã thu hút được nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh về dự lễ hàng năm. Do đó, đình làng Dọc đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI LỄ KHÁNH THÀNH - TRÙNG TU ĐÌNH LÀNG DỌC
Các bài khác
- Di tích đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích chùa và đền Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di Tích đình và đền Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích Cổng Đục - Đồn Cao, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích chùa Ngọc Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích lịch sử văn hóa thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đình Làng Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
Xem thêm »