Hồng Ca (huyện Trấn Yên, Yên Bái) có hơn 90% số dân là đồng bào Tày, Mông sinh sống, còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua cấp ủy, chính quyền xã quyết liệt xây dựng bộ máy hành chính, từ việc trẻ hóa cán bộ, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào thâm canh cây trồng, vật nuôi, mang lại thu nhập cao cho người dân. Đây là hướng đi đúng của xã Hồng Ca, là mô hình hay cần được nhân rộng.
Đại diện Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó xã Hồng Ca (huyện Trấn Yên, Yên Bái).
Mấy năm trước, Hồng Ca là xã diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Được sự đầu tư quyết liệt của Chính phủ và của tỉnh; sự cố gắng vươn lên của người dân, cho nên đời sống của đồng bào nơi đây đã được cải thiện.
Thế mạnh của xã Hồng Ca là rừng, với hơn 6.000 ha rừng, đã giao khoán cho người dân bảo vệ 3.500 ha, gần 1.100 ha giao cho cộng đồng quản lý, còn lại là rừng tự nhiên, khá nhiều gỗ lớn. Nhiều năm qua, đồng bào trồng được 1.000 ha quế, 800 ha cây tre măng bát độ, hàng trăm héc-ta bồ đề, keo làm nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản. Trưởng bản Khe Thẹt Bùi Đình Vân tính nhanh: Nhà mình trồng được 4 ha quế, vụ vừa rồi giá quế vỏ tươi bán tại đồi là 17 nghìn đồng/kg, giá cành lá quế nhỏ để chưng cất tinh dầu là 13 nghìn đồng/kg. Nhờ bán quế mà mình đủ tiền nuôi con ăn học, mua sắm đủ các thiết bị nghe nhìn.
Trong xã còn có anh Sổng A Dũng, ở bản Khuôn Bổ, có 2 ha tre măng bát độ, năm 2017 thu được gần 30 triệu đồng từ bán tre măng. Anh Dũng cho biết: Cây tre măng này được trồng ở Hồng Ca hơn 10 năm rồi, là cây xóa đói của người Mông mình đấy. Vụ 2017 cả xã thu được gần 5.000 tấn măng tươi, bán được gần hai tỷ đồng. Cái xe máy mình mới mua dịp Tết cũng là từ tiền bán măng.
Khuôn Bổ, Khe Ron, Khe Tiến, Hồng Lâu là bốn bản người Mông của xã, đời sống của người dân còn khá khó khăn. Bà con vẫn giữ thói quen thả rông gia súc, không có nhà vệ sinh, việc tảo hôn, sinh con thứ ba khá phổ biến. Vì vậy, giáo dục lớp trẻ, nâng cao nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng giúp dân bản thoát nghèo. Từ việc đưa toàn bộ trẻ trong độ tuổi đến lớp, phần lớn được theo học trường trung cấp và đại học, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất… đến nay người Mông trong các bản đã tiến bộ nhiều. Hờ A Chở, 22 tuổi, vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 (Quân khu 2) về lấy vợ tại bản. Hờ A Chở bàn với vợ là Hờ A Sinh quyết tâm lập nghiệp làm giàu trên quê hương. Được Hội Doanh nhân trẻ Yên Bái tặng 300 triệu đồng, hai bạn trẻ trồng 2 ha cây gáo vàng lấy gỗ cùng nghệ củ để bán, làm chuồng trại nuôi 40 con lợn rừng, bước đầu gây dựng niềm tin và sức lan tỏa trong cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái.
Nhận thấy trồng cây ăn quả cho thu nhập cao, năm 2010, anh Lương Đình Khương, thôn Nam Hồng chuyển đổi ba sào ruộng cạn năng suất thấp sang trồng cam. Vụ quả đầu tiên thành công, gia đình anh thu hơn 60 triệu đồng. Anh Khương mua thêm đất đồi, mở rộng diện tích trồng năm loại cây ăn quả được thị trường ưa chuộng như: cam Canh, cam Vinh, cam V2 chín muộn, cam sành và bưởi Diễn. Anh lặn lội mời bằng được ông chủ vườn cam lớn ở đất Cao Phong (Hòa Bình) lên Hồng Ca tư vấn kiến thức trồng, chăm sóc cam. Đồng thời, lấy mẫu đất gửi về Học viện Nông nghiệp 1 để khảo nghiệm. Đến nay, trang trại của gia đình anh có gần 8 ha, trong đó có gần 1.000 gốc cam Cao Phong. Nhờ đầu ra tốt, gia đình có thu nhập khá nhất xã.
Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây ăn quả có múi với diện tích đến vài héc-ta, như hộ ông Hà Văn Bảo, Lương Văn Tưởng, Đoàn Chí Công… mỗi năm thu nhập từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Anh Đoàn Chí Công ở thôn Khe Nhàng, sau hơn mười năm trồng cam sành quy mô diện tích nhỏ, đã đầu tư hơn 500 triệu đồng quy hoạch trang trại trồng cam Canh, bưởi Diễn, bưởi da xanh và các loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Chủ tịch UBND xã Phạm Xuân Toàn phấn khởi nói: Hồng Ca đã quy hoạch được vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung ở bốn thôn, bản là: Chi Vụ, Khe Nhàng, Nam Thái, Nam Hồng. Hiện, toàn xã trồng được 82 ha cây ăn quả có múi. Mục tiêu đến năm 2020, xã trồng mới 40 ha để có vùng trồng cây ăn quả chất lượng, cho giá trị kinh tế cao với diện tích tập trung khoảng hơn 100 ha.
Bí thư Huyện ủy Trấn Yên Nguyễn Thế Phước khẳng định: Chọn đột phá trong phát triển kinh tế ở xã Hồng Ca theo hướng sản xuất hàng hóa là bước đi đúng, hiệu quả. Sản phẩm măng bát độ, cây quế và cây ăn quả có múi được người dân trồng có đầu ra ổn định, đem lại nguồn thu chính cho đồng bào. Hết năm 2017, Hồng Ca đã hoàn thành 8 trong số 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới và ra mắt được năm làng văn hóa, phấn đấu đến năm 2019 đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới. Nhờ có kinh tế vững, các lễ hội đặc sắc của đồng bào như: lễ hội lồng tồng (hội xuống đồng đầu năm), Rằm tháng Giêng, Tết Độc lập… được khôi phục và tạo ra điểm nhấn trong xây dựng đời sống văn hóa mới ở vùng đất này.
2474 lượt xem
Theo Báo Nhân dân
Hồng Ca (huyện Trấn Yên, Yên Bái) có hơn 90% số dân là đồng bào Tày, Mông sinh sống, còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua cấp ủy, chính quyền xã quyết liệt xây dựng bộ máy hành chính, từ việc trẻ hóa cán bộ, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào thâm canh cây trồng, vật nuôi, mang lại thu nhập cao cho người dân. Đây là hướng đi đúng của xã Hồng Ca, là mô hình hay cần được nhân rộng.Mấy năm trước, Hồng Ca là xã diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Được sự đầu tư quyết liệt của Chính phủ và của tỉnh; sự cố gắng vươn lên của người dân, cho nên đời sống của đồng bào nơi đây đã được cải thiện.
Thế mạnh của xã Hồng Ca là rừng, với hơn 6.000 ha rừng, đã giao khoán cho người dân bảo vệ 3.500 ha, gần 1.100 ha giao cho cộng đồng quản lý, còn lại là rừng tự nhiên, khá nhiều gỗ lớn. Nhiều năm qua, đồng bào trồng được 1.000 ha quế, 800 ha cây tre măng bát độ, hàng trăm héc-ta bồ đề, keo làm nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản. Trưởng bản Khe Thẹt Bùi Đình Vân tính nhanh: Nhà mình trồng được 4 ha quế, vụ vừa rồi giá quế vỏ tươi bán tại đồi là 17 nghìn đồng/kg, giá cành lá quế nhỏ để chưng cất tinh dầu là 13 nghìn đồng/kg. Nhờ bán quế mà mình đủ tiền nuôi con ăn học, mua sắm đủ các thiết bị nghe nhìn.
Trong xã còn có anh Sổng A Dũng, ở bản Khuôn Bổ, có 2 ha tre măng bát độ, năm 2017 thu được gần 30 triệu đồng từ bán tre măng. Anh Dũng cho biết: Cây tre măng này được trồng ở Hồng Ca hơn 10 năm rồi, là cây xóa đói của người Mông mình đấy. Vụ 2017 cả xã thu được gần 5.000 tấn măng tươi, bán được gần hai tỷ đồng. Cái xe máy mình mới mua dịp Tết cũng là từ tiền bán măng.
Khuôn Bổ, Khe Ron, Khe Tiến, Hồng Lâu là bốn bản người Mông của xã, đời sống của người dân còn khá khó khăn. Bà con vẫn giữ thói quen thả rông gia súc, không có nhà vệ sinh, việc tảo hôn, sinh con thứ ba khá phổ biến. Vì vậy, giáo dục lớp trẻ, nâng cao nhận thức của người dân là yếu tố quan trọng giúp dân bản thoát nghèo. Từ việc đưa toàn bộ trẻ trong độ tuổi đến lớp, phần lớn được theo học trường trung cấp và đại học, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất… đến nay người Mông trong các bản đã tiến bộ nhiều. Hờ A Chở, 22 tuổi, vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn 98, Sư đoàn 316 (Quân khu 2) về lấy vợ tại bản. Hờ A Chở bàn với vợ là Hờ A Sinh quyết tâm lập nghiệp làm giàu trên quê hương. Được Hội Doanh nhân trẻ Yên Bái tặng 300 triệu đồng, hai bạn trẻ trồng 2 ha cây gáo vàng lấy gỗ cùng nghệ củ để bán, làm chuồng trại nuôi 40 con lợn rừng, bước đầu gây dựng niềm tin và sức lan tỏa trong cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái.
Nhận thấy trồng cây ăn quả cho thu nhập cao, năm 2010, anh Lương Đình Khương, thôn Nam Hồng chuyển đổi ba sào ruộng cạn năng suất thấp sang trồng cam. Vụ quả đầu tiên thành công, gia đình anh thu hơn 60 triệu đồng. Anh Khương mua thêm đất đồi, mở rộng diện tích trồng năm loại cây ăn quả được thị trường ưa chuộng như: cam Canh, cam Vinh, cam V2 chín muộn, cam sành và bưởi Diễn. Anh lặn lội mời bằng được ông chủ vườn cam lớn ở đất Cao Phong (Hòa Bình) lên Hồng Ca tư vấn kiến thức trồng, chăm sóc cam. Đồng thời, lấy mẫu đất gửi về Học viện Nông nghiệp 1 để khảo nghiệm. Đến nay, trang trại của gia đình anh có gần 8 ha, trong đó có gần 1.000 gốc cam Cao Phong. Nhờ đầu ra tốt, gia đình có thu nhập khá nhất xã.
Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển cây ăn quả có múi với diện tích đến vài héc-ta, như hộ ông Hà Văn Bảo, Lương Văn Tưởng, Đoàn Chí Công… mỗi năm thu nhập từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Anh Đoàn Chí Công ở thôn Khe Nhàng, sau hơn mười năm trồng cam sành quy mô diện tích nhỏ, đã đầu tư hơn 500 triệu đồng quy hoạch trang trại trồng cam Canh, bưởi Diễn, bưởi da xanh và các loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Chủ tịch UBND xã Phạm Xuân Toàn phấn khởi nói: Hồng Ca đã quy hoạch được vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung ở bốn thôn, bản là: Chi Vụ, Khe Nhàng, Nam Thái, Nam Hồng. Hiện, toàn xã trồng được 82 ha cây ăn quả có múi. Mục tiêu đến năm 2020, xã trồng mới 40 ha để có vùng trồng cây ăn quả chất lượng, cho giá trị kinh tế cao với diện tích tập trung khoảng hơn 100 ha.
Bí thư Huyện ủy Trấn Yên Nguyễn Thế Phước khẳng định: Chọn đột phá trong phát triển kinh tế ở xã Hồng Ca theo hướng sản xuất hàng hóa là bước đi đúng, hiệu quả. Sản phẩm măng bát độ, cây quế và cây ăn quả có múi được người dân trồng có đầu ra ổn định, đem lại nguồn thu chính cho đồng bào. Hết năm 2017, Hồng Ca đã hoàn thành 8 trong số 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới và ra mắt được năm làng văn hóa, phấn đấu đến năm 2019 đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới. Nhờ có kinh tế vững, các lễ hội đặc sắc của đồng bào như: lễ hội lồng tồng (hội xuống đồng đầu năm), Rằm tháng Giêng, Tết Độc lập… được khôi phục và tạo ra điểm nhấn trong xây dựng đời sống văn hóa mới ở vùng đất này.