CTTĐT - Tại Quyết định Số 2412/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Yên Bái phấn đấu đến năm 2020 tổng diện tích trồng cây Sơn tra toàn tỉnh đạt 10.000 ha, bao gồm duy trì 3.820 ha Sơn tra hiện có, thực hiện trồng mới 6.200 ha Sơn tra trên đất quy hoạch cho mục lâm nghiệp và đất nương rẫy kém hiệu quả tại các xã trên địa bàn hai huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải.
Những năm gần đây, cây Sơn Tra góp phần xóa đói giảm nghèo tại hai huyện vùng cao Yên Bái
Trong đó: Thực hiện việc trồng mới trên đất chưa có rừng
là: 2.500 ha (gồm: Trồng rừng phòng hộ 1.500 ha; trồng rừng sản xuất 1.000 ha);
trồng Sơn tra trên đất nương rẫy kém hiệu quả: 1.000 ha; trồng trên đất trồng
Thông bị ảnh hưởng do rét đậm rét hại có thể trồng xen cây Sơn tra: 800 ha; trồng
trên đất trồng Thông sau khai thác: 200 ha; trồng bổ sung cây Sơn tra trong rừng
tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt đang khoán cho các hộ, nhóm hộ bảo vệ ổn định:
1.700 ha.
Đối tượng gồm hộ gia
đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư tham gia thực hiện Đề án với thời gian từ năm
2016 đến năm 2020.
Giai đoạn 2016-2020 thực hiện việc trồng mới: 6.200 ha, với
quy mô trồng
Sơn tra trên đất chưa có rừng (trồng cơ
bản là cây Sơn tra hoặc hỗn giao với các loài cây lâm nghiệp khác trên đất chưa
có rừng quy hoạch cho phòng hộ) là 1.500 ha; trồng Sơn tra trên đất chưa
có rừng (trồng thuần loài Sơn tra trên đất chưa có rừng quy hoạch cho sản xuất)
là 1.000 ha; trồng thuần cây Sơn tra trên đất nương rẫy kém hiệu quả là
1.000 ha; trồng xen cây Sơn tra trên đất trồng Thông bị ảnh hưởng do rét đậm,
rét hại tại huyện Mù Cang Chải là 800 ha; trồng bổ sung cây Sơn tra trong rừng
tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt là 1.700 ha; trồng thuần cây Sơn tra trên đất trồng
Thông sau khai thác quy hoạch cho sản xuất là 200 ha.
Tổng kinh phí cần hỗ trợ thực hiện Đề án là 114.651 triệu đồng.
Mục tiêu của Đề án là
thực hiện việc trồng cây Sơn tra hỗn giao với các loài cây trồng rừng phòng hộ
trên đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích phòng hộ, trồng rừng sản xuất, trồng
trên đất nương rẫy kém hiệu quả, trồng trên đất trồng Thông quy hoạch cho sản
xuất sau khai thác, trồng bổ sung cây Sơn tra trên đất rừng đã trồng Thông bị ảnh
hưởng do rét hại, rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng và giá trị trên một đơn vị diện tích rừng, góp phần tăng cường năng lực,
hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cải thiện đời
sống của người dân địa phương. Đồng thời để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020, góp phần thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII, đưa sản xuất lâm nghiệp
trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh.
Xem chi tiết Quyết định
Số 2412/QĐ-UBND tại
đây
1096 lượt xem
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Quyết định Số 2412/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Yên Bái phấn đấu đến năm 2020 tổng diện tích trồng cây Sơn tra toàn tỉnh đạt 10.000 ha, bao gồm duy trì 3.820 ha Sơn tra hiện có, thực hiện trồng mới 6.200 ha Sơn tra trên đất quy hoạch cho mục lâm nghiệp và đất nương rẫy kém hiệu quả tại các xã trên địa bàn hai huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải.
Trong đó: Thực hiện việc trồng mới trên đất chưa có rừng
là: 2.500 ha (gồm: Trồng rừng phòng hộ 1.500 ha; trồng rừng sản xuất 1.000 ha);
trồng Sơn tra trên đất nương rẫy kém hiệu quả: 1.000 ha; trồng trên đất trồng
Thông bị ảnh hưởng do rét đậm rét hại có thể trồng xen cây Sơn tra: 800 ha; trồng
trên đất trồng Thông sau khai thác: 200 ha; trồng bổ sung cây Sơn tra trong rừng
tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt đang khoán cho các hộ, nhóm hộ bảo vệ ổn định:
1.700 ha.
Đối tượng gồm hộ gia
đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư tham gia thực hiện Đề án với thời gian từ năm
2016 đến năm 2020.
Giai đoạn 2016-2020 thực hiện việc trồng mới: 6.200 ha, với
quy mô trồng
Sơn tra trên đất chưa có rừng (trồng cơ
bản là cây Sơn tra hoặc hỗn giao với các loài cây lâm nghiệp khác trên đất chưa
có rừng quy hoạch cho phòng hộ) là 1.500 ha; trồng Sơn tra trên đất chưa
có rừng (trồng thuần loài Sơn tra trên đất chưa có rừng quy hoạch cho sản xuất)
là 1.000 ha; trồng thuần cây Sơn tra trên đất nương rẫy kém hiệu quả là
1.000 ha; trồng xen cây Sơn tra trên đất trồng Thông bị ảnh hưởng do rét đậm,
rét hại tại huyện Mù Cang Chải là 800 ha; trồng bổ sung cây Sơn tra trong rừng
tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt là 1.700 ha; trồng thuần cây Sơn tra trên đất trồng
Thông sau khai thác quy hoạch cho sản xuất là 200 ha.
Tổng kinh phí cần hỗ trợ thực hiện Đề án là 114.651 triệu đồng.
Mục tiêu của Đề án là
thực hiện việc trồng cây Sơn tra hỗn giao với các loài cây trồng rừng phòng hộ
trên đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích phòng hộ, trồng rừng sản xuất, trồng
trên đất nương rẫy kém hiệu quả, trồng trên đất trồng Thông quy hoạch cho sản
xuất sau khai thác, trồng bổ sung cây Sơn tra trên đất rừng đã trồng Thông bị ảnh
hưởng do rét hại, rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng và giá trị trên một đơn vị diện tích rừng, góp phần tăng cường năng lực,
hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, cải thiện đời
sống của người dân địa phương. Đồng thời để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020, góp phần thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII, đưa sản xuất lâm nghiệp
trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh.
Xem chi tiết Quyết định
Số 2412/QĐ-UBND tại
đây