Theo đó, quy chế này quy
định việc giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính,
đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp, công khai thông tin tài
chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Đối tượng áp dụng gồm: Cơ
quan đại diện chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; cơ quan khác có: Sở
Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thuế tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Sở Lao động thương binh và Xã hội; Sở Nội Vụ, Sở Xây dựng, Sở Giao
thông vận tải; Doanh nghiệp nhà nước (do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ); Các
doanh nghiệp có vốn nhà nước tại địa phương như: Các công ty cổ phần; công ty
TNHH từ 2 thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước…
Mục đích của việc giám sát
đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả
hoạt động và công khai thông tin tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá việc tuân
thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn
nhà nước vào doanh nghiệp; đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn
thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở
hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó,
thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhà
nước; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định
của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Cũng theo quy chế, Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên độc lập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Các tiêu chí đánh giá hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp, Căn cứ đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp, Phương
thức đánh giá hiệu quả và kết quả xếp loại doanh nghiệp được thực hiện theo quy
định tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 200/2015/TT-BTC của
Bộ Tài chính.
Các tiêu chí đánh giá hiệu
quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước để đánh giá kết quả
hoạt động của doanh nghiệp gồm: Tổng
doanh thu; Lợi
nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn; Cổ
tức được chia trên vốn góp của Nhà nước; Tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật có
liên quan: như Luật Kế toán, Luật Thống kê, Luật Lao động, Luật Tài nguyên môi
trường…
Doanh nghiệp căn cứ các tiêu
chí đánh giá hiệu quả hoạt động và các tiêu chí do cơ quan đại diện chủ sở hữu
giao tự đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, lập và gửi Báo cáo đánh giá và xếp
loại hằng năm cho các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này trước ngày 31/3
hàng năm để thẩm định và công bố xếp loại doanh nghiệp.
Đối với giám sát tài
chính công ty con, công ty liên kết và giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài
hiện nay địa phương chưa có, khi phát sinh sẽ thực hiện theo các quy định cơ bản
trong Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Thông tư
số 200/2015/TT-BTC.
Các cơ quan, sở, ban,
ngành có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phân công trong Quy chế; Chủ tịch hội động
thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch kiêm giám đốc công ty, tổng giám đôc,
giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định về giám sát đầu tư
vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả, xếp loại,
công khai thông tin tài chính theo quy định tại Quy chế này.
Những nội dung không quy
định tại Quy chế này như hoạt động công khai thông tin tài chính đối với doanh
nghiệp nhà nước, công khai thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu, khen
thưởng và xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số
87/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Quyết định này có hiệu
lực thi hành từ ngày 4/11/2016.
Xem chi tiết Quyết định Số 36/2016/QĐ-UBND tại đây.