Chính sách bảo vệ, phát triển
rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công
ty nông, lâm nghiệp
Theo Quyết
định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 01/11/2016, các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng trên đất trống, đồi núi
trọc được quy hoạch là rừng sản xuất được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức
hỗ trợ cụ thể như sau:
1-
Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục
đích, cây bản địa, mức hỗ trợ tám triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ
nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha), mức
hỗ trợ năm triệu đồng/ha;
2-
Trồng rừng sản xuất tại các xã biên giới, các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên
và các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm hai triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ
quy định tại điểm 1.
Quyết
định cũng quy định Nhà nước hỗ trợ trồng tre, luồng bảo vệ bờ sông, bờ suối,
các công trình có nguy cơ sạt lở cao. Mức hỗ trợ 100.000 đồng/khóm (tối thiểu
ba cây/khóm; một năm trồng và ba năm chăm sóc bảo vệ).
>> Xem chi tiết, tải nội
dung văn bản:
Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg
Cấm đổi
tiền lẻ để hưởng chênh lệch trong lễ hội
Đây
là nội dung nổi bật được đề cập tại Công
văn 4237/BVHTTDL-VHCS về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm
2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngoài
ra công văn còn yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung
ương kiên quyết không để các hành vi chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị
đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh
lệch... diễn ra trong lễ hội…
>> Xem chi tiết, tải nội
dung văn bản:
Công
văn 4237/BVHTTDL-VHCS
Sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị
định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền sử dụng đất và Nghị định số
46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ
ngày 15 tháng 11 năm 2016.
Theo
đó, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất
phải nộp là số tiền trúng đấu giá.
Việc
xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất gắn với tài sản thuộc sở hữu
Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà
nước.
Nghị
định bổ sung quy định, trường hợp được Nhà nước giao đất nhưng không đưa đất
vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư
thì người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền
sử dụng đất….
>>
Xem chi tiết, tải nội dung văn bản:
Nghị
định 135/2016/NĐ-CP
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo
hiệu đường bộ
Đây là nội
dung được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban
hành kèm theo Thông
tư 06/2016/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2016.
Theo đó
khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước
vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng
phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Đối với trường hợp phương tiện đã tiến sát đến
hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải
nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
>> Xem chi tiết, tải nội dung
văn bản:
Thông tư 06/2016/TT-BGTVT
Thông tư
22: Đánh giá học sinh tiểu học theo 3 mức từ ngày 06/11/2016
Đây
là nội dung mới đáng chú ý được quy định tại Thông
tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá
học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
Theo
đó, vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên
căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh
giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức : Hoàn thành
tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành.
Ngoài
ra, cho phép giáo viên được đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét
đối với học sinh tiểu học; đối với đánh giá thường xuyên thì giáo viên đánh giá
bằng nhận xét; đồng thời kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học
sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
Thông
tư 22/2016/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/11/2016.
>> Xem chi tiết, tải nội
dung văn bản:
Thông
tư 22/2016/TT-BGDĐT
Hướng
dẫn tính tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội
Thông
tư 139/2016/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2016) hướng dẫn về cách tính
tiền sử dụng đất phải nộp khi bán lại nhà ở xã hội quy định tại Nghị
định 100/2015/NĐ-CP.
Theo
đó, tiền sử dụng đất phải nộp khi bán lại nhà ở xã hội được quy định như sau:
Đối với nhà ở xã hội là căn hộ, chung cư:
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x S x Giá đất x Hệ số phân bổ tiền sử
dụng đất
Trong đó: S: Diện tích căn hộ, chung
cư cần được xác định tiền sử dụng đất phải nộp;
Giá đất: Xác định theo giá đất ở do UBND cấp tỉnh quy định tại Bảng giá
đất x hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm bán lại nhà ở xã hội;
Hệ số phân bố: Xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Đối với nhà ở xã hội là nhà ở thấp
tầng liền kề: Nộp 100% tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất xác định theo giá đất quy
định nêu trên x diện tích đất nhà ở xã hội.
>> Xem chi tiết, tải nội
dung văn bản:
Thông
tư 139/2016/TT-BTC
Trách nhiệm chi trả chi phí của bên nhờ mang thai hộ
Từ ngày 01/11/2016, Thông
tư 32/2016/TT-BYT quy
định về việc chi trả chi phí thực tế để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ sinh sản của
bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ
trong việc chi trả sẽ phát sinh trong các trường hợp sau:
- Giai đoạn chuẩn bị mang thai;Quá trình áp
dụng kỹ thuật chuyển phôi cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;Kỹ thuật
thăm khám, sàng lọc, điều trị và xử trí các bất thường, dị tật của bào thai
(nếu có) và theo dõi, chăm sóc thai nhi.
- Quá trình sinh đẻ và chăm sóc trong vòng 42
ngày sau sinh cho người mang thai hộ hoặc cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho
bên nhờ mang thai hộ;Khám sức khỏe tổng quát cho người mang thai hộ sau khi
sinh.
- Khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe trong
trường hợp người mang thai hộ có biến chứng sau sinh liên quan đến sức khỏe
sinh sản.
>> Xem chi tiết, tải nội
dung văn bản:
Thông
tư 32/2016/TT-BYT
Bổ sung mức phụ cấp đối với số
chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội
Quyết định 42/2016/QĐ-TTg bắt đầu có hiệu lực từ ngày
25/11/2016 bổ sung mức phụ cấp đặc thù đối với một số đối tượng như sau:
- Mức 15% đối với Chấp hành viên thuộc cơ
quan Thi hành án Bộ Tổng Tham mưu.
- Mức 10% đối với Thẩm tra viên và Thư ký
thi hành án thuộc cơ quan Thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân, Bộ Tổng
Tham mưu.
>> Xem chi tiết, tải nội
dung văn bản:
Quyết định 42/2016/QĐ-TTg
Áp dụng C/O điện tử theo Hiệp
định thương mại hàng hóa ASEAN
Thông tư 22/2016/TT-BCT về việc thực hiện Quy tắc xuất xứ
hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN sẽ bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 15/11/2016. Theo đó:
C/O điện tử được xây dựng theo “Hướng dẫn
Thực hiện thông điệp và Đặc tả xử lý C/O mẫu D ATIGA điện tử” và được truyền
theo phương thức điện tử giữa các Nước thành viên thông qua Cơ chế một cửa
ASEAN.
- C/O điện tử có hiệu lực pháp lý tương
đương C/O giấy; có thể được nộp, được cấp và được chấp nhận thay thế C/O giấy.
- Về kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O điện
tử: tiến hành kiểm tra tương tự như C/O giấy; được chấp nhận, được xác minh là
được khai đầy đủ và xác thực theo hình thức điện tử.
- Về lưu trữ, duy trì dữ liệu hồ sơ C/O:
các bên liên quan (Người sản xuất và/hoặc xuất khẩu; Tổ chức cấp C/O) phải lưu
trữ chứng từ/hồ sơ đề nghị cấp C/O trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp/
ngày cấp.
Thông tư này bãi bỏ Thông tư 21/2010/TT-BCT và Thông tư 42/2014/TT-BCT.
>> Xem chi tiết, tải nội
dung văn bản:
Thông tư 22/2016/TT-BCT
Định mức tiêu hao năng lượng
ngành sản xuất bia
Từ ngày 01/11/2016, Thông tư 19/2016/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng
lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia bắt đầu có hiệu lực. Theo đó:
- Đối với cơ sở có quy mô công suất trên
100 triệu lít thì định mức tiêu hao đến năm 2020 là 140 MJ/hl, từ năm 2021 đến
hết năm 2025 là 129 MJ/hl.
- Đối với cơ sở có quy mô công suất 20 –
100 triệu lít thì định mức tiêu hao đến năm 2020 là 215 MJ/hl, từ năm 2021 đến
hết năm 2025 là 196 MJ/hl.
- Đối với cơ sở có quy mô công suất dưới 20
triệu lít thì định mức tiêu hao đến năm 2020 là 306 MJ/hl, từ năm 2021 đến hết
năm 2025 là là 286 MJ/hl.
Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất
ngành công nghiệp bia đến hết năm 2025 không được vượt quá định mức trên.
Nếu cao hơn thì cơ sở phải lập và thực hiện
các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
>> Xem chi tiết, tải nội
dung văn bản:
Thông tư 19/2016/TT-BCT