Nhằm tiếp tục tăng cường an toàn giao thông và nâng cao hiệu quả khai thác của tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải sử dụng một phần vốn dư của dự án (vốn ADB tài trợ) để thực hiện một số hạng mục bổ sung như xây dựng thêm các đoạn vượt xe từ Yên Bái-Lào Cai mở rộng từ 2 làn xe lên 4 làn xe; gia cố mái taluy; bổ sung tôn hộ lan, đinh phản quang, thiết bị giảm chấn trên toàn tuyến.
Đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đoạn Yên Bái-Lào Cai được mở rộng từ 2 lên 4 làn xe. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Theo đó, tổng chiều dài đoạn tuyến mở rộng là khoảng 25km (trong đó chính tuyến là 19,9km và vuốt nối 5,1km); thi công nối dài 33 cống chui dân sinh và các hạng mục phụ trợ khác, với tổng kinh phí được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt khoảng 740 tỷ đồng và thời gian hoàn thành trước ngày 01/7/2017.
Để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công các hạng mục bổ sung trên tuyến đường đang khai thác, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã chỉ đạo Ban quản lý dự án các đường cao tốc phía Bắc và Tư vấn giám sát thường xuyên kiểm tra hiện trường công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của các nhà thầu tham gia thi công đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai trong giai đoạn 1 được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với quy mô đoạn từ Hà Nội-Yên Bái được xây dựng 4 làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế 100km/giờ; đoạn từ Yên Bái-Lào Cai được phân kỳ xây dựng gồm 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80km/giờ.
Ông Đỗ Chí Chung, Chánh Văn phòng VEC đánh giá, kể từ khi đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai ngày càng phát huy hiệu quả to lớn, góp phần quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội các địa phương khu vực Tây Bắc, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đã tăng trưởng 21% đối với vận tải hàng hóa và 15% đối với vận tải hành khách.
“Lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai, rút ngắn 1/3 thời gian từ Hà Nội đi các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang, tiết kiệm 20-30% chi phí, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Ước tính 1 năm tuyến đường này đã làm lợi cho xã hội khoảng 1.800 tỷ đồng từ tiết kiệm về mặt thời gian, nhiên liệu, chi phí hao mòn..,” ông Chung cho biết.
Tính đến cuối tháng 10/2016, theo thống kê của VEC, tuyến đường đã phục vụ an toàn và thông suốt khoảng 13,5 triệu lượt phương tiện, với lưu lượng trung bình 18.000-19.000 lượt phương tiện/ngày đêm.
Không chỉ mang lại hiệu quả một cách rõ rệt, ông Chung cho rằng, việc đưa tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai vào khai thác còn giảm áp lực giao thông, góp phần giảm thiểu tắc nghẽn và tai nạn giao thông trên các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 2B, Quốc lộ 32C, Quốc lộ 4E và Quốc lộ 70.
Đặc biệt, sau khi cao tốc Nội Bài-Lào Cai thông xe, 96% xe tải nặng và 79% xe con lưu thông trên Quốc lộ 70 đã chuyển dịch sang lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai; giúp giảm 85% số vụ tai nạn trên các tỉnh lộ và 95% số vụ tai nạn dẫn đến tử vong trên các tỉnh lộ và Quốc lộ lân cận đường cao tốc./.
Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (giai đoạn 1), do VEC làm Chủ đầu tư, được khởi công ngày 25/4/2009 và thông xe đưa vào khai thác toàn tuyến ngày 21/9/2014.
Tuyến đường có tổng chiều dài 245km, đi qua 5 tỉnh/thành phố (gồm Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai), được chia làm 8 gói thầu xây lắp từ A1-A8 với 11 cầu trên chính tuyến, 39 cầu vượt đường cao tốc, 4 hầm chui và 1 hầm xuyên núi, 10 nút giao khác mức liên thông...
|
2230 lượt xem
Theo TTXVN
Nhằm tiếp tục tăng cường an toàn giao thông và nâng cao hiệu quả khai thác của tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải sử dụng một phần vốn dư của dự án (vốn ADB tài trợ) để thực hiện một số hạng mục bổ sung như xây dựng thêm các đoạn vượt xe từ Yên Bái-Lào Cai mở rộng từ 2 làn xe lên 4 làn xe; gia cố mái taluy; bổ sung tôn hộ lan, đinh phản quang, thiết bị giảm chấn trên toàn tuyến. Theo đó, tổng chiều dài đoạn tuyến mở rộng là khoảng 25km (trong đó chính tuyến là 19,9km và vuốt nối 5,1km); thi công nối dài 33 cống chui dân sinh và các hạng mục phụ trợ khác, với tổng kinh phí được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt khoảng 740 tỷ đồng và thời gian hoàn thành trước ngày 01/7/2017.
Để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công các hạng mục bổ sung trên tuyến đường đang khai thác, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã chỉ đạo Ban quản lý dự án các đường cao tốc phía Bắc và Tư vấn giám sát thường xuyên kiểm tra hiện trường công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của các nhà thầu tham gia thi công đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai trong giai đoạn 1 được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với quy mô đoạn từ Hà Nội-Yên Bái được xây dựng 4 làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế 100km/giờ; đoạn từ Yên Bái-Lào Cai được phân kỳ xây dựng gồm 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80km/giờ.
Ông Đỗ Chí Chung, Chánh Văn phòng VEC đánh giá, kể từ khi đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai ngày càng phát huy hiệu quả to lớn, góp phần quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội các địa phương khu vực Tây Bắc, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đã tăng trưởng 21% đối với vận tải hàng hóa và 15% đối với vận tải hành khách.
“Lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai, rút ngắn 1/3 thời gian từ Hà Nội đi các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang, tiết kiệm 20-30% chi phí, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Ước tính 1 năm tuyến đường này đã làm lợi cho xã hội khoảng 1.800 tỷ đồng từ tiết kiệm về mặt thời gian, nhiên liệu, chi phí hao mòn..,” ông Chung cho biết.
Tính đến cuối tháng 10/2016, theo thống kê của VEC, tuyến đường đã phục vụ an toàn và thông suốt khoảng 13,5 triệu lượt phương tiện, với lưu lượng trung bình 18.000-19.000 lượt phương tiện/ngày đêm.
Không chỉ mang lại hiệu quả một cách rõ rệt, ông Chung cho rằng, việc đưa tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai vào khai thác còn giảm áp lực giao thông, góp phần giảm thiểu tắc nghẽn và tai nạn giao thông trên các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 2B, Quốc lộ 32C, Quốc lộ 4E và Quốc lộ 70.
Đặc biệt, sau khi cao tốc Nội Bài-Lào Cai thông xe, 96% xe tải nặng và 79% xe con lưu thông trên Quốc lộ 70 đã chuyển dịch sang lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai; giúp giảm 85% số vụ tai nạn trên các tỉnh lộ và 95% số vụ tai nạn dẫn đến tử vong trên các tỉnh lộ và Quốc lộ lân cận đường cao tốc./.
Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (giai đoạn 1), do VEC làm Chủ đầu tư, được khởi công ngày 25/4/2009 và thông xe đưa vào khai thác toàn tuyến ngày 21/9/2014.
Tuyến đường có tổng chiều dài 245km, đi qua 5 tỉnh/thành phố (gồm Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai), được chia làm 8 gói thầu xây lắp từ A1-A8 với 11 cầu trên chính tuyến, 39 cầu vượt đường cao tốc, 4 hầm chui và 1 hầm xuyên núi, 10 nút giao khác mức liên thông...