Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đưa ra một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn.
Tăng cường công tác phòng chống dịch tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine phòng bệnh.
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy từ tháng 2/2019 đến nay, bệnh đã xuất hiện và lây lan nhanh trên nhiều tỉnh, thành phố của nước ta, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh và lây lan tại địa bàn các tỉnh, thành phố là rất cao.
Bộ NN&PTNT vừa đưa ra cảnh báo trong thời gian tới tình hình dịch bệnh có thể phát triển theo 3 hướng sau: Dịch bệnh dễ dàng phát tán, lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa bị; tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày; đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.
Để giảm áp lực về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ đó giảm số lượng lợn bệnh phải tiêu hủy, góp phần giảm thiểu tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường, Bộ NN&PTNT hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP dưới sự giám sát của cơ quan thú y.
Được giết mổ, tiêu thụ lợn khỏe trong vùng dịch
Cơ sở được phép giết mổ lợn bao gồm: Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (QCVN 01 -150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ NN&PTNT); cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật Thú y.
Về vận chuyển và giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn, các cơ sở giết mổ lợn tập trung trong vùng dịch được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khỏe và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch, ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh.
Lợn được đưa vào cơ sở giết mổ phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Lợn được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03/7/2012 của Bộ NN&PTNT) từ cơ sở chăn nuôi đến trực tiếp cơ sở giết mổ lợn; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Đối với lợn xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP trước khi vận chuyển đến cơ sở giết mổ. Cơ sở thu gom được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần thu gom; chất thải, nước thải được xử lý đảm bảo không lây lan mầm bệnh.
Lợn từ vùng khác phải có chứng nhận kiểm dịch địa phương
Cũng theo công văn Hướng dẫn “Một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi” của Bộ NN&PTNT vừa ban hành, trường hợp lợn có nguồn gốc từ tỉnh khác vận chuyển đến cơ sở giết mổ, ngoài yêu cầu kiểm tra âm tính với mầm bệnh DTLCP, lợn phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT.
Lợn phải được kiểm soát giết mổ theo quy định tại Điều 65 Luật Thú y và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT. Sản phẩm từ lợn sau giết mổ phải xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP và được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Thú y, để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh. Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn…
Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch cũng được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khoẻ và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh. Lợn được đưa vào giết mổ phải bảo đảm theo quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Lợn được vận chuyển bằng phương tiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Thú y, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y từ cơ sở chăn nuôi trực tiếp đến cơ sở giết mổ; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh. Lợn phải được kiểm soát giết mổ, sản phẩm từ lợn sau giết mổ được vận chuyển bằng phương tiện theo quy định Luật Thú y. Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn…
Cùng với những biện pháp cấp bách này, Bộ NN&PTNT vẫn yêu cầu các địa phương cần tiêu hủy ngay toàn bộ lợn tại ô chuồng nuôi, cơ sở thu gom, khu vực cách ly dương tính với mầm bệnh DTLCP; đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
Cơ sở giết mổ lợn, cơ sở bảo quản sản phẩm từ lợn có kết quả dương tính với mầm bệnh DTLCP phải thực hiện việc tiêu hủy lợn, sản phẩm từ lợn của lô sản xuất dương tính với mầm bệnh DTLCP; ngừng sản xuất và thực hiện việc tổng vệ sinh, sát trùng liên tục trong vòng 5 ngày trước khi giết mổ, kinh doanh trở lại.
1042 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đưa ra một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn.Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine phòng bệnh.
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy từ tháng 2/2019 đến nay, bệnh đã xuất hiện và lây lan nhanh trên nhiều tỉnh, thành phố của nước ta, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh và lây lan tại địa bàn các tỉnh, thành phố là rất cao.
Bộ NN&PTNT vừa đưa ra cảnh báo trong thời gian tới tình hình dịch bệnh có thể phát triển theo 3 hướng sau: Dịch bệnh dễ dàng phát tán, lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa bị; tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày; đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.
Để giảm áp lực về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ đó giảm số lượng lợn bệnh phải tiêu hủy, góp phần giảm thiểu tổn thất về kinh tế và ô nhiễm môi trường, Bộ NN&PTNT hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP dưới sự giám sát của cơ quan thú y.
Được giết mổ, tiêu thụ lợn khỏe trong vùng dịch
Cơ sở được phép giết mổ lợn bao gồm: Cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật thú y và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung (QCVN 01 -150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ NN&PTNT); cơ sở giết mổ nhỏ lẻ bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật Thú y.
Về vận chuyển và giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn, các cơ sở giết mổ lợn tập trung trong vùng dịch được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khỏe và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch, ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh.
Lợn được đưa vào cơ sở giết mổ phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Lợn được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật thú y và QCVN 01-100:2012/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT ngày 03/7/2012 của Bộ NN&PTNT) từ cơ sở chăn nuôi đến trực tiếp cơ sở giết mổ lợn; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Đối với lợn xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP trước khi vận chuyển đến cơ sở giết mổ. Cơ sở thu gom được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần thu gom; chất thải, nước thải được xử lý đảm bảo không lây lan mầm bệnh.
Lợn từ vùng khác phải có chứng nhận kiểm dịch địa phương
Cũng theo công văn Hướng dẫn “Một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi” của Bộ NN&PTNT vừa ban hành, trường hợp lợn có nguồn gốc từ tỉnh khác vận chuyển đến cơ sở giết mổ, ngoài yêu cầu kiểm tra âm tính với mầm bệnh DTLCP, lợn phải được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT.
Lợn phải được kiểm soát giết mổ theo quy định tại Điều 65 Luật Thú y và Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT. Sản phẩm từ lợn sau giết mổ phải xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP và được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Thú y, để tiêu thụ trong và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh. Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn…
Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong vùng dịch cũng được phép tiếp nhận, giết mổ lợn khoẻ và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP từ cơ sở chăn nuôi lợn ở trong vùng dịch và ngoài vùng dịch thuộc phạm vi địa bàn cấp tỉnh. Lợn được đưa vào giết mổ phải bảo đảm theo quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Lợn được vận chuyển bằng phương tiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Thú y, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y từ cơ sở chăn nuôi trực tiếp đến cơ sở giết mổ; không vận chuyển lợn đến các điểm thu gom tập trung để giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh. Lợn phải được kiểm soát giết mổ, sản phẩm từ lợn sau giết mổ được vận chuyển bằng phương tiện theo quy định Luật Thú y. Phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi ra khỏi cơ sở chăn nuôi, trước khi vào và ra khỏi cơ sở giết mổ lợn…
Cùng với những biện pháp cấp bách này, Bộ NN&PTNT vẫn yêu cầu các địa phương cần tiêu hủy ngay toàn bộ lợn tại ô chuồng nuôi, cơ sở thu gom, khu vực cách ly dương tính với mầm bệnh DTLCP; đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
Cơ sở giết mổ lợn, cơ sở bảo quản sản phẩm từ lợn có kết quả dương tính với mầm bệnh DTLCP phải thực hiện việc tiêu hủy lợn, sản phẩm từ lợn của lô sản xuất dương tính với mầm bệnh DTLCP; ngừng sản xuất và thực hiện việc tổng vệ sinh, sát trùng liên tục trong vòng 5 ngày trước khi giết mổ, kinh doanh trở lại.