CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” năm 2019 trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ, đảng viên thôn Bu Cao, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn trao đổi kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở. (ảnh minh họa - nguồn Báo Yên Bái)
Với mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước.
Theo Kế hoạch, trong tháng 6/2019 Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quán triệt nội dung cơ bản của Đề án.
Trong năm 2019, Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh rà soát đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Sở Tư pháp; cán bộ, công chức thuộc tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và các luật gia, luật sư, trợ giúp viên có khả năng truyền đạt thông tin để lựa chọn, lập danh sách đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh từ 03 - 05 người.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện rà soát đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Phòng Tư pháp; cán bộ, công chức thuộc tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; báo cáo viên pháp luật cấp huyện và các cá nhân khác đáp ứng tiêu chuẩn làm hòa giải viên ở cơ sở có khả năng truyền đạt thông tin để lựa chọn, lập danh sách đội ngũ tập huấn viên cấp huyện từ 04 - 08 người/huyện.
Từ năm 2019 - 2022, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh tổ chức tập huấn phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện.
Cũng theo Kế hoạch từ năm 2019 - 2022, lựa chọn 05 xã thực hiện chỉ đạo điểm gồm: xã Khao Mang và xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải; thị trấn Nông trường Liên Sơn và xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn; xã Thịnh Hưng và xã Tân Hương, huyện Yên Bình; thị trấn Mậu A và xã Yên Thái, huyện Văn Yên.
Các hoạt động chỉ đạo điểm gồm: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ (tổ chức các lớp tập huấn, cấp phát tài liệu; tổ chức các diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm...) cho hòa giải viên của đơn vị cấp xã thực hiện chỉ đạo điểm; hỗ trợ nguồn lực thực hiện hòa giải các vụ việc phức tạp, tranh chấp giá trị tài sản lớn, tranh chấp đất đai và các trường hợp vi phạm pháp luật nhưng được miễn trách nhiệm hình sự do người bị hại tự nguyện hòa giải theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015; hỗ trợ, huy động nguồn lực xã hội nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên.
Các hoạt động khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Định kỳ hàng năm thực hiện đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo điểm; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ hòa giải, hòa giải viên, cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức, kết quả hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở; vận động, thuyết phục đội ngũ luật sư, luật gia, người đang và đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên trong cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, đang thường trú ở cơ sở tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở.
Tiến hành bầu bổ sung, thay thế hòa giải viên đối với những tổ hòa giải còn thiếu hòa giải viên hoặc có hòa giải viên hoạt động mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Cổng Thông tin điện tử tỉnh, các cơ quan liên quan đăng tải tài liệu, tin bài, ấn phẩm về công tác hòa giải ở cơ sở trên các cơ sở dữ liệu pháp luật có liên quan.
916 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” năm 2019 trên địa bàn tỉnh.Với mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của xã hội và của Nhà nước.
Theo Kế hoạch, trong tháng 6/2019 Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quán triệt nội dung cơ bản của Đề án.
Trong năm 2019, Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh rà soát đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Sở Tư pháp; cán bộ, công chức thuộc tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và các luật gia, luật sư, trợ giúp viên có khả năng truyền đạt thông tin để lựa chọn, lập danh sách đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh từ 03 - 05 người.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện rà soát đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Phòng Tư pháp; cán bộ, công chức thuộc tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; báo cáo viên pháp luật cấp huyện và các cá nhân khác đáp ứng tiêu chuẩn làm hòa giải viên ở cơ sở có khả năng truyền đạt thông tin để lựa chọn, lập danh sách đội ngũ tập huấn viên cấp huyện từ 04 - 08 người/huyện.
Từ năm 2019 - 2022, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh tổ chức tập huấn phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện.
Cũng theo Kế hoạch từ năm 2019 - 2022, lựa chọn 05 xã thực hiện chỉ đạo điểm gồm: xã Khao Mang và xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải; thị trấn Nông trường Liên Sơn và xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn; xã Thịnh Hưng và xã Tân Hương, huyện Yên Bình; thị trấn Mậu A và xã Yên Thái, huyện Văn Yên.
Các hoạt động chỉ đạo điểm gồm: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ (tổ chức các lớp tập huấn, cấp phát tài liệu; tổ chức các diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm...) cho hòa giải viên của đơn vị cấp xã thực hiện chỉ đạo điểm; hỗ trợ nguồn lực thực hiện hòa giải các vụ việc phức tạp, tranh chấp giá trị tài sản lớn, tranh chấp đất đai và các trường hợp vi phạm pháp luật nhưng được miễn trách nhiệm hình sự do người bị hại tự nguyện hòa giải theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015; hỗ trợ, huy động nguồn lực xã hội nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên.
Các hoạt động khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Định kỳ hàng năm thực hiện đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo điểm; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ hòa giải, hòa giải viên, cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức, kết quả hoạt động của tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở; vận động, thuyết phục đội ngũ luật sư, luật gia, người đang và đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên trong cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, đang thường trú ở cơ sở tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở.
Tiến hành bầu bổ sung, thay thế hòa giải viên đối với những tổ hòa giải còn thiếu hòa giải viên hoặc có hòa giải viên hoạt động mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Cổng Thông tin điện tử tỉnh, các cơ quan liên quan đăng tải tài liệu, tin bài, ấn phẩm về công tác hòa giải ở cơ sở trên các cơ sở dữ liệu pháp luật có liên quan.